Soạn bài Tự tình 2 | Ngữ văn 10 Cánh Diều

0

Bài viết hướng dẫn các bạn học sinh chuẩn bị Soạn bài Tự tình 2 sách Ngữ văn 10 Cánh diều tập 1. Bao gồm phần chuẩn bị cũng như hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK.

soan-bai-tu-tinh-ngu-van-10-canh-dieu

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Bài viết tham khảo thêm:

I – Chuẩn bị | Soạn bài Tự tình 2 Ngữ văn 10 Cánh Diều 

1. Tác giả

a) Tiểu sử

– Hồ Xuân Hương (1772-1822) sinh tại xã Quỳnh Đôi, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An.

– Cuộc đời Hồ Xuân Hương gặp nhiều lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái.

– Con người bà tài hoa, sắc sảo, phóng túng, có cá tính mạnh mẽ.

b) Sự nghiệp văn học

– Nhà thơ Hồ Xuân Hương được các thi sĩ mệnh danh là “Bà chúa Thơ Nôm”.

– Sáng tác của nhà thơ Hồ Xuân Hương bao gồm cả chữ Nôm và chữ Hán.

– Theo giới nghiên cứu thì hiện nay có khoảng trên dưới 40 bài thơ tương truyền là do Hồ Xuân Hương sáng tác.

– Nữ sĩ còn có tập thơ Lưu hương ký (được phát hiện năm 1964) bao gồm 24 bài thơ chữ Hán và 26 bài thơ chữ nôm.

– Phong cách nghệ thuật: Hồ Xuân Hương là một hiện tượng rất độc đáo, là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng nhưng trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng tới ngôn ngữ, hình tượng.

2. Tác phẩm

a) Tóm tắt

Tự tình (bài II) là bài thơ thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: Vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước số phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn bị rơi vào bi kịch. Trước số phận trớ trêu, người phụ nữ vẫn luôn khát khao hạnh phúc, vẫn muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã bởi con người tạo ra. Sự phản kháng và khát khao ở Hồ Xuân Hương tạo nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.

b) Nội dung chính

Bài thơ nói lên bi kịch về tình yêu, gia đình của người phụ nữ ở xã hội phong kiến xưa; cho thấy khát vọng được sống, được khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương nói riêng và tất cả những người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến nói chung.

c) Giá trị nội dung

– Tự tình (bài II) thể hiện thái độ, tâm trạng của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng để vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

– Trước số phận trớ trêu, người phụ nữ luôn khát khao được hạnh phúc, vẫn muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã bởi con người tạo ra. Sự phản kháng và khát khao ấy ở Hồ Xuân Hương đã tạo nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho tác phẩm này.

d) Giá trị nghệ thuật

Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh thơi gợi cảm, giàu màu sắc, sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc,…

e) Sơ đồ tư duy

so-do-tu-duy-tu-tinh-2
Sơ đồ tư duy tác phẩm Tự tình 2

II – Đọc hiểu | Soạn bài Tự tình 2 Ngữ văn 10 Cánh Diều 

Câu hỏi: Chú ý tới cách gieo vần, sử dụng từ ngữ, đặc biệt là động từ, tính từ chỉ mức độ, màu sắc, thời gian và không gian.

Hướng dẫn trả lời:

– Cách gieo vần: Gieo vần “on” cuối câu (non, tròn, hòn, con).

– Sử dụng các động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc.

– Từ láy tượng thanh “văng vẳng” → Nhấn mạnh sự tĩnh lặng của không gian ⇒ Nghệ thuật lấy động tả tĩnh.

– Thời gian: đêm khuya; 

– Không gian: im ắng, tĩnh lặng

III – Trả lời câu hỏi cuối bài | Soạn bài Tự tình 2 Ngữ văn 10 Cánh Diều 

Câu 1 (Trang 48, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1) 

Xác định bố cục của bài thơ, tác phẩm là lời tâm sự của ai và về điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào tới nhan đề Tự tình?

Hướng dẫn trả lời:

a) Bố cục

Có thể chia bố cục của bài thơ theo 2 cách sau:

– Cách 1: Bố cục bài thơ chia làm 4 phần:

  • 2 câu đề: Sự buồn tủi, chán chường
  • 2 câu thực: Diễn tả rõ nét hơn về tình cảnh lẻ loi và nỗi buồn tủi
  • 2 câu luận: Nỗi niềm phẫn uất và sự phản kháng của tác giả
  • 2 câu kết: Quay trở lại với tâm trạng buồn tủi, chán trường, 

– Cách 2: Bố cục bài thơ chia làm 2 phần:

  • 4 câu đầu: Thể hiện nỗi lòng cô đơn, sự buồn tủi, khát vọng hạnh phúc
  • 4 câu tiếp: Tâm trạng tuyệt vọng của đời lẽ mọn

b) Tác phẩm chính là lời tâm sự của tác giả về cảnh ngộ ngang trái, éo le cùng những nỗi niềm cay đắng, buồn tủi, khát khao hạnh phúc của thi sĩ.

c) Điều ấy nó liên quan mật thiết tới nhan đề Tự tình: Tự tình có nghĩa là bộc lộ cảm xúc, tâm tình không cần phải che đậy hay vay mượn bất cứ cảnh vật nào để bộc lộ. Hồ Xuân Hương nói về chính mình, về nỗi cô đơn của kiếp người, về nỗi bất hạnh của kiếp má hồng.

Câu 2 (Trang 48, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1)

Những hình ảnh ở bốn câu thơ đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh cũng như tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1: Đêm khuya đối với người có thân phận lẽ mọn, quá lứa lỡ, thường gợi lên những trăn trở, thổn thức, là một không gian ngập tràn nỗi cô đơn và trống trải. Cùng với âm thanh tiếng trống vọng về khiến tủi càng thêm tủi, sự trống trải, cô đơn càng nhân lên, gợi không gian vắng lặng, mênh mông đến rợn ngợp. Tiếng trống canh dồn gợi lên những bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời trong tâm trạng.

Câu 2: Trơ là trơ trọi, lẻ loi, là sự tủi hổ, bẽ bàng. 

Hồng nhan mà cứ phải trơ ra ⇒ Nỗi niềm đắng cay, tủi hổ, chua xót của kẻ hồng nhan bạc phận.

Câu 3: Mượn rượu giải sầu để quên đi nỗi buồn, sự cô đơn, nhưng nỗi sầu ấy lại quá lớn mà không thể nào có thể hóa giải được. Chữ “lại” thể hiện sự luẩn quẩn giữa tỉnh và say trong tâm trạng chua xót, buồn tủi và bế tắc.

Câu 4: Hình ảnh tả thực: Vầng trăng đã xế mà vẫn khuyết chưa tròn, ẩn dụ cho tuổi thanh xuân của người phụ nữ đã trôi qua, cuộc đời sắp sửa xế bóng mà tình yêu vẫn còn dang dở, hạnh phúc vẫn chưa một lần trọn vẹn, viên mãn.

Câu 3 (Trang 48, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1)

Hình ảnh về thiên nhiên và nghệ thuật dùng từ ngữ, nghệ thuật đối ở trong hai câu luận có gì độc đáo? Qua đó, thái độ của nhà thơ được thể hiện như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

– Hình tượng thiên nhiên ở trong hai câu luận đã góp phần diễn tả tâm trạng và thái độ của nhà thơ trước số phận của người con gái: 

  • Biện pháp đảo ngữ kết hợp cùng với các động từ mạnh “xiên”, “đâm” kết hợp với bổ ngữ → Thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của nhà thơ.
  • Hình ảnh: rêu (mềm yếu), đá (im lìm, thấp bé) không cam chịu số phận, bằng mọi cách cố để vươn lên những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ bản thân.

⇒ Nhà thơ thể hiện thái độ căm phẫn, sự phản kháng mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt, khát vọng “nổi loạn” phá tung, đạp đổ tất cả những gì trói buộc đang đè nặng lên thân phận người phụ nữa.

Câu 4 (Trang 48, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1)

Phân tích hai câu kết của bài thơ Tự tình 2 để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình.  

Hướng dẫn trả lời:

Câu 7:

  • “ngán”: Tâm sự chán trường, sự bất mãn, ngán ngẩm.
  • “xuân đi”: Tuổi trẻ cứ trôi qua trong khi thời gian thì không chờ đợi.
  • “xuân lại lại”: Cứ mỗi mùa xuân tới cũng là lúc tuổi xuân của con người lại mất đi, một quy luật khắc nghiệt của tạo hóa → Vòng tuần hoàn của thời gian vô tận.

⇒ Ý thức của bản thân với tư cách cá nhân, ý thức về giá trị tuổi thanh xuân và sự sống: Mùa xuân đi qua rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân con người cứ đi qua mà không bao giờ quay trở lại.

Câu 8:

  • “mảnh tình”: Một chút tình cảm nhỏ nhoi, không được trọn vẹn.
  • “tí con con”: Chỉ sự nhỏ bé, không đáng kể.
  • “mảnh tình san sẻ”: Mảnh tình vốn đã nhỏ nhoi, không trọn vẹn mà còn phải san sẻ.

⇒ Số phận ngang trái, éo le của người phụ nữ trong xã hội phong kiến khi phải chịu thân phận làm lẽ.

Câu 5 (Trang 48, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1)

Theo bạn, bài thơ “Tự tình” đã nói lên những suy nghĩ và tình cảm gì của tác giả Hồ Xuân Hương? Điều đó còn mang ý nghĩa như thế nào với ngày nay? 

Hướng dẫn trả lời:

– Qua lời tự tình, bài thơ đã nói lên cả bi kịch cùng khát vọng sống, khát vọng mong muốn hạnh phúc của thi sĩ Hồ Xuân Hương. 

→ Ý nghĩa nhân văn của bài thơ Tự Tình: Trong buồn tủi, người phụ nữ đã cố gắng vượt lên trên số phận nhưng kết quả cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch. 

Câu 6 (Trang 48, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1)

Bài thơ đã để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng như thế nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 đến 10 dòng) ghi lại điều đó.

Hướng dẫn trả lời:

Đoạn văn gợi ý 1:

Đoạn văn gợi ý 2:

Đoạn văn gợi ý 3:

 

Trên đây là bài hướng dẫn chi tiết soạn bài Soạn bài Tự tình 2 trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1 Cánh diều. Các bạn học sinh hãy tham khảo thật kỹ và chuẩn bị thật tốt bài soạn sắp tới trên lớp nhé!