Soạn bài Câu cá mùa thu Ngữ văn 10 Cánh Diều (Chi tiết nhất)

0

Bài viết hướng dẫn các bạn học sinh chuẩn bị soạn bài Câu cá mùa thu sách giáo khoa Ngữ văn 10 Cánh diều tập 1. Bao gồm phần chuẩn bị cũng như hướng dẫn trả lời tất cả câu hỏi trong SGK.

soan-bai-cau-ca-mua-thu-ngu-van-10-canh-dieu

Bài viết tham khảo thêm:

I – Chuẩn bị | Câu cá mùa thu Ngữ văn 10 Cánh Diều 

1. Tác giả

a) Tiểu sử

– Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) hiệu là Quế Sơn, tên lúc nhỏ là Nguyễn Thắng.

– Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo tại quê ngoại – Xã Hoàng Xá (nay là xã Yên Trung), huyện Ý Yên, Nam Định.

– Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu kì thi Hương. Mấy kì sau thi tiếp lại trượt, đến năm 1871, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cả kỳ thi Hội và thi Đình. → Do đỗ đầu cả ba kì thi vậy nên ông được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

– Tuy đỗ đạt cao nhưng Nguyễn Khuyến chỉ làm quan hơn mười năm, còn phần lớn cuộc đời ông dạy học và sống thanh bạch tại quê nhà.

– Nguyễn Khuyến là người tài năng với cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân. Ông từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác cùng với chính quyền thực dân Pháp.

b) Sự nghiệp văn học

– Sáng tác của Nguyễn Khuyến bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện tại còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối (chủ yếu là thơ).

– Các tác phẩm: Quế Sơn thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Yên Đổ thi tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế và câu đối truyền miệng.

– Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là một nhà thơ trào phúng vừa là một nhà thơ trữ tình, nhuốm đậm triết lý Đông Phương và tư tưởng Lão Trang.

– Thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến hầu hết là thơ trữ tình.

– Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu gia đình, bè bạn, quê hương đất nước; phản ánh cuộc sống của những người khổ cực, chất phác, thuần hậu; châm biếm, đả kích bọn thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời cũng bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với người dân, với đất nước.

2. Tác phẩm

a) Tóm tắt

Bức tranh mùa thu hiện lên với các hình ảnh ao thu, thuyền câu, sóng biếc, tầng mây, trời xanh, lá vàng, ngõ trúc đó là cảnh sắc mùa thu đặc trưng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những hình ảnh tạo nên một bức tranh mùa thu hài hòa màu sắc, yên bình. Bức tranh còn ẩn hiện hình ảnh người đi câu lặng lẽ buông cần nhưng nặng ưu tư về thời thế. Tuy đi câu nhưng tâm lại không để ở việc câu cá.

soan-bai-cau-ca-mua-thu-ngu-van-10-canh-dieu-1

 

b) Nội dung chính

Bài thơ là bức tranh đẹp về mùa thu tại làng quê Việt Nam, một không gian trời thu thanh sạch, trong trẻo và yên bình với những hình ảnh, đường nét xinh xẻo. Trong bài thơ còn xuất hiện hình ảnh nhân vật trữ tình với đầy tâm sự.

c) Giá trị nội dung

– Miêu tả về bức tranh mùa thu đồng bằng Bắc Bộ 

– Thể hiện về tình yêu quê hương, đất nước của tác giả

d) Giá trị nghệ thuật

– Sử dụng ngôn ngữ thơ trong sáng, tinh tế

– Sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình thành công 

II – Đọc hiểu | Soạn bài Câu cá mùa thu Ngữ văn 10 Cánh Diều 

Câu 1 (Trang 49, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1)  

Chú ý tới cách gieo vần và sử dụng từ láy, từ chỉ âm thanh và màu sắc. 

Hướng dẫn trả lời:

– Cách gieo vần: gieo vần “eo” (veo, vèo, tẻo teo, teo, bèo) ⇒ vần “eo” thường gợi lên sự tuyệt đối.

– Từ láy “tẻo teo” kết hợp cùng với vần “eo” gợi nên một sự nhỏ bé tuyệt đối; những từ láy khác như lạnh lẽo, lơ lửng ⇒ Tô đậm không gian mùa thu.

– Từ chỉ màu sắc (trong veo, biếc, vàng, xanh ngắt) và âm thanh (vèo) ⇒ Tạo nên sự hòa quyện hài hòa.

– Hòa sắc tạo hình: Bao trùm cảnh vật là một màu xanh: xanh bờ, xanh ao, xanh sông, xanh bèo, xanh tre, xanh trời và có một màu vàng đâm ngang từ chiếc lá thu rơi.

Câu 2 (Trang 50, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1)  

Những câu thơ nào diễn tả về trạng thái tĩnh và động của cảnh vật?

Hướng dẫn trả lời:

– Diễn tả trạng thái tĩnh:

  • Ao thu lạnh lẽo nước trong veo.
  • Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
  • Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo.

– Diễn tả trạng thái động:

  • Sóng biếc theo làn hơi gợn tí.
  • Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
  • Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt.
  • Tựa gối buông cần lâu chẳng được.
  • Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

III – Trả lời câu hỏi cuối bài | Soạn bài Câu cá mùa thu Ngữ văn 10 Cánh Diều 

Câu 1 (Trang 50, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1)  

Từ những thông tin mà bạn tìm hiểu được, hãy trình bày về hoàn cảnh ra đời của bài thơ Câu cá mùa thu. Sau đó xác định bố cục của bài thơ.

Hướng dẫn trả lời:

– Hoàn cảnh sáng tác: Thu điếu được viết trong thời gian khi Nguyễn Khuyến trở về ở ẩn tại quê nhà. 

– Bố cục: Có thể chia bố cục theo 2 cách

+) Cách 1. Bố cục gồm 2 phần:

  • Phần 1 (6 câu đầu): Cảnh mùa thu vùng quê Bắc bộ.
  • Phần 2 (2 câu cuối): Hình ảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình.

+) Cách 2. Bố cục gồm 4 phần:

  • Hai câu đề: Quang cảnh mùa thu
  • Hai câu thực: Mùa thu và những chuyển động nhẹ nhàng
  • Hai câu luận: Bầu trời và không gian tại làng quê.
  • Hai câu kết: Tâm trạng của nhà thơ.

Câu 2 (Trang 50, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1)  

Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ nào? Phân tích các hình ảnh và từ ngữ ở trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

Hướng dẫn trả lời:

– Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ góc nhìn gần đến cao, từ cao trở lại gần. Điểm nhìn cảnh thu là chiếc thuyền câu, mặt ao, bầu trời tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu và thuyền câu. Từ điểm nhìn ấy, từ một khung cảnh ao hẹp, không gian, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động cùng với những hình ảnh vừa cân đối, hài hòa.

– Mở ra một khung cảnh với những cảnh vật thanh sơ: thuyền câu bé tẻo teo, ao nhỏ trong veo, sóng biếc gợn, tầng mây lơ lửng, lá vàng khẽ đưa, ngõ trúc quanh co, sắc xanh của trời hòa lẫn với sắc xanh của nước → Tất cả tạo nên một không gian xanh trong, dịu nhẹ xen lẫn một chút sắc vàng trên nền xanh ấy khiến cho cảnh thu, hồn thu càng thêm phần sống động.

– Những đường nét và màu sắc gợi ra khung cảnh của một buổi sáng sớm mùa thu bình yên ở một làng quê miền Bắc. Mọi cảnh vật bên trong bức tranh mùa thu đều rất đỗi bình dị và dân dã. Đó là một mùa thu thuần khiết, trong trẻo và mát lành.

– Cảnh sắc mùa thu đẹp nhưng lại đượm buồn: Không gian tĩnh lặng, phảng phất buồn “trong veo, vắng teo, khẽ đưa vèo, mây lơ lửng, hơi gợn tí,…”. Đặc biệt câu cuối đã tạo được một tiếng động “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”, nó không những không phá vỡ đi cái tĩnh lặng mà nó càng làm tăng thêm sự yên ắng, tĩnh mịch.

Câu 3 (Trang 50, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1)  

Bạn có nhận xét gì về không gian được khắc họa ở trong bài thơ? Không gian ấy có liên quan như thế nào tới cuộc sống, tâm trạng của một nhà nho ẩn dật giống như Nguyễn Khuyến?

Hướng dẫn trả lời:

Không gian trong bài thơ Thu điếu: Tĩnh lặng, phảng phất buồn:

– Cảnh thu tuy đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn: Nước “trong veo”, một không gian tĩnh, vắng người, ngõ trúc quanh co, khách vắng teo.

– Các chuyển động rất khẽ, rất nhẹ, không đủ để tạo ra âm thanh

– Đặc biệt câu cuối đã tạo được một tiếng động “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”, nó không những không phá vỡ đi cái tĩnh lặng mà nó càng làm tăng thêm sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật ⇒ Thủ pháp lấy động nói tĩnh.

⇒ Không gian đem đến cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc bên trong tâm hồn nhà thơ. Bài thơ nói về chuyện câu cá mà thực ra người đi câu cá lại không chú ý gì vào việc câu cá. Tâm sự của người câu cá chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng về thời thế của nhà nho có lòng tự trọng, lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.

→ Tâm hồn thi sĩ gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng lại không kém phần sâu sắc.

Câu 4 (Trang 50, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1) 

Qua bài thơ Thu điếu, bạn hiểu gì về tình cảm, nỗi lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến với thiên nhiên, đất nước.

Hướng dẫn trả lời:

– Cõi lòng nhà thơ như đã hòa vào trời thu, cảnh thu. Cảnh thu rất đẹp, rất sinh động. Phải là người yêu thiên nhiên, đất nước thì tác giả mới vẽ ra được một bức tranh cảnh thu với màu sắc sống động, tươi sáng và mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ như vậy. 

– Đặc biệt, 2 câu thơ cuối thể hiện tấm lòng của tác giả:

Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

→ Tác giả đi câu cá nhưng thực chất là đang suy tư, ngẫm ngợi về chuyện dân, chuyện nước, về chuyện nhân tình thế thái. Tác giả tuy đã ở ẩn nhưng không quay lưng với cuộc đời, vẫn nặng lòng với thời cuộc và đất nước. 

Câu 5 (Trang 50, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1) 

Tìm đọc hai bài Thu vịnh và Thu ẩm của Nguyễn Khuyến, từ đó, chỉ ra một số nét chung của chùm thơ và nét riêng của mỗi bài.

Hướng dẫn trả lời:

– Giống nhau:

  • Đều được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
  • Cảnh vật đơn giản gần gũi, quen thuộc với hình ảnh làng quê Việt, không rườm rà, lòe loẹt mà cũng không bị gò bó, khuôn sáo
  • Đều thể hiện: Tâm tư nước non đầy vơi của nhà thơ; tài năng nghệ thuật bậc thầy của thi sĩ Nguyễn Khuyến: Hình tượng và ngôn ngữ đạt tới sự điêu luyện, là đỉnh cao của sự giản dị nhưng đầy chất thơ. Sử dụng nhiều bút pháp nghệ thuật đặc sắc (gieo vần độc đáo, đối ngắn rất chỉnh), kết hợp cùng nhạc điệu và âm thanh tinh tế

– Khác nhau:

  • Thu vịnh: Phác họa khái quát về những đặc điểm nổi bật về mùa thu
  • Thu điếu: Dừng lại tại một không gian, thời gian cụ thể: Trên một ao thu, vào một buổi chiều thu, một ông già ngồi trên chiếc thuyền bé tẻo teo
  • Thu ẩm: Quan sát cảnh thu ở nhiều thời điểm khác nhau để thâu tóm được những nét nên thơ nhất

Câu 6 (Trang 50, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1) 

Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến thành một đoạn văn miêu tả (khoảng 8-10 dòng).

Hướng dẫn trả lời:

Đoạn văn mẫu 1:soan-bai-cau-ca-mua-thu-ngu-van-10-canh-dieu-2

Đoạn văn mẫu 2:soan-bai-cau-ca-mua-thu-ngu-van-10-canh-dieu-3

Đoạn văn mẫu 2:
soan-bai-tu-tinh-ngu-van-10-canh-dieu-1

 

Trên đây là bài hướng dẫn chi tiết soạn bài Soạn bài Câu cá mùa thu trong chương trình SGK Ngữ văn 10 tập 1 Cánh diều. Các bạn học sinh hãy tham khảo thật kỹ bài soạn và chuẩn bị thật tốt cho tiết học sắp tới trên lớp nhé!