Soạn bài viết báo cáo nghiên cứu | Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

0

Bài viết hướng dẫn Soạn bài viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam trong chương trình SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tập 1 được BUTBI biên soạn giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học trên lớp sắp tới. Theo dõi ngay sau đây!

soan-bai-viet-bao-cao-nghien-cuu-ngu-van-10-ket-noi-tri-thuc

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Tham khảo thêm bài viết:

I – Trả lời câu hỏi | Soạn bài viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam

Câu 1 (Trang 145, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Nhan đề của bài báo cáo nghiên cứu cho ta biết điều gì về nội dung và phạm vi nghiên cứu?

Lời giải chi tiết:

Nhan đề của bài báo cáo nghiên cứu cho ta thấy nội dung và phạm vi nghiên cứu là về loại hình nghệ thuật sân khấu chèo và ngôn ngữ đối thoại của chèo.

Câu 2 (Trang 145, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Báo cáo nghiên cứu có các luận điểm chính nào?

Lời giải chi tiết:

Những luận điểm chính của một bản báo cáo:

– Ngôn ngữ sân khấu chèo tại đoạn này có thể là những câu thơ chữ Hán đầy điển cố, khó hiểu, tới đoạn khác lại gần như là một câu ca dao nuột nà, phơi phới đầy tình người.

– Một câu đối thoại hay là một câu nói vừa phải giải thích được những đặc điểm riêng của nhân vật đồng thời lại thể hiện của nhân vật đó.

– Ngôn ngữ trong một vở chèo mang tính tư tưởng, là sức sống ở bên trong của nhân vật, đồng thời là chiếc xe mang tư tưởng của tác giả.

– Trong khi viết ngôn ngữ cho nhân vật, những tác giả xưa rất chú ý đến nhịp điệu và âm luật câu văn.

– Tại một số vở chèo xưa, có những nhân vật không hề có tiếng nói bản thân mà nói bằng một loại ngôn ngữ nâng cao.

– Một đặc điểm nữa ở trong ngôn ngữ đối thoại trong loại hình chèo là tính ước lệ.

– Về mặt hình thái văn học, ngôn ngữ sử dụng trong chèo được trình bày dưới ba dạng: Nói thường, nói có truyền luật, hát.

Câu 3 (Trang 145, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Tác giả đã sử dụng cứ liệu như thế nào để có thể làm sáng tỏ các luận điểm?

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã sử dụng những cứ liệu gồm những thông tin, nghiên cứu đã có trước đấy về chèo; ngôn ngữ ở trong các kịch bản chèo phổ biến và thông tin được chọn lọc từ một số cuốn sách viết về chèo,…

Câu 4 (Trang 145, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Cuối báo cáo nghiên cứu không có một danh mục tài liệu tham khảo? Hãy cho biết suy nghĩ của em về điều này.

Lời giải chi tiết:

Phần cuối của bản báo cáo nghiên cứu đã:

– Tổng kết lại những thông tin đã thu thập được khi nghiên cứu ngôn ngữ trong loại hình chèo.

– Nhắc đến những vấn đề nghiên cứu loại hình chèo chưa được giải quyết.

– Cuối cùng là thông tin những tài liệu tham khảo đã dùng trong nghiên cứu.

Phần cuối không có phần danh mục tài liệu tham khảo, từ đó cho thấy rằng người viết báo cáo này có kiến thức rất tốt về loại hình chèo và chủ động, tích cực, không dựa dẫm vào nguồn tài liệu có sẵn nào.

III – Thực hành viết – Soạn bài Soạn bài viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam

1. Chuẩn bị viết

a) Lựa chọn đề tài:

– Viết tham khảo bên trên đã gợi ý một đề tài nghiên cứu cụ thể dựa vào những văn bản vừa học, bạn có thể viết một bài nghiên cứu về hình tượng Xúy Vân qua lớp chèo Xúy Vân giả dại và nhân vật tri huyện qua cảnh tuần huyện đường chấm. Ngoài ra, bạn có thể nghĩ đến một số đề tài khác như những nội dung thường gặp trong các tích chèo, tuồng, múa rối nước; một hình tượng nhân vật hoặc một lớp màn nổi bật ở trong chèo, tuồng; đạo cụ của chèo, tuồng múa rối nước; vũ điệu trong chèo, tuồng; chiếc quạt ở trong chèo; mặt nạ tuồng; hình thức xưng danh của các nhân vật; cách bài trí sân khấu chèo phải tuồng; trống và những loại nhạc cụ khác của chèo, tuồng; việc vận dụng từ ngữ, thành ngữ, ca dao trong lời thoại của nhân vật chèo,…

soan-bai-viet-bao-cao-nghien-cuu-ngu-van-10-ket-noi-tri-thuc-1

– Đề tài được lựa chọn nên gắn liền cùng với một vấn đề nào đó (tức là câu hỏi nghiên cứu) còn khiến bạn băn khoăn tìm câu trả lời, từng gây cho bạn ít nhiều khó khăn khi bạn muốn tới với các loại hình sân khấu dân gian.

– Đề tài có thể được nảy sinh thông qua trao đổi với bạn bè hoặc với người khác, thích hoặc không thích những loại hình sân khấu dân gian. Những ý kiến khen chê  đều phải có thể gợi lên nhiều suy nghĩ, mở đường cho việc nghiên cứu và khám phá.

b) Thu thập thông tin:

Để có được những luận điểm và ý tưởng cần thiết cho báo cáo nghiên cứu, cần phải tìm đọc/ xem các tài liệu, sách, báo, những phương tiện thông tin và truyền thông… có liên quan để có thể nắm được những ý kiến bàn luận đã có. Cũng có thể gặp trực tiếp để xem các nghệ nhân, diễn viên để có thể học hỏi, tham khảo ý kiến.

2. Xây dựng dàn ý

Trong dàn ý nghiên cứu, hệ thống luận điểm khái quát chính là thành phần quan trọng nhất. Để xây dựng luận điểm cho bài báo cáo nghiên cứu cần tập trung suy nghĩ về những câu hỏi sau:

– Vấn đề được lựa chọn nghiên cứu có ý nghĩa gì? (Câu đầu tiên ở trong báo cáo nghiên cứu tham khảo đã khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần nghiên cứu: Ngôn ngữ đối thoại luôn giữ một vai trò quan trọng nhất)

– Cần xác định được hướng nghiên cứu như thế nào? Phương pháp tiếp cận nào cần lựa chọn? (Đoạn từ “Không thể lấy” tới “từ lâu đời” trong báo cáo nghiên cứu tham khảo đã thể hiện được yêu cầu này)

– Những khía cạnh nào của vấn đề cần phải được tập trung phân tích? (Báo cáo nghiên cứu tham khảo cho đề tác giả ý thức rất rõ về điều này khi lần lượt nêu những luận điểm đầu mỗi phần phân tích)

– Những tư liệu minh họa nào có thể được huy động? (Báo cáo nghiên cứu tham khảo đã chú ý nêu những cứ liệu minh họa rất chọn lọc, được lấy từ nhiều kịch bản chèo khác nhau)

– Thái độ nên có trước những đối tượng được đề cập là gì? (Báo cáo nghiên cứu tham khảo đã chú ý và làm rõ vấn đề này cuối phần trình bày từng luận điểm)

* Cần sắp xếp những luận điểm đã có vào đúng vị trí ở trong bố cục của báo cáo nghiên cứu:

– Đặt vấn đề: Nêu lên động cơ và niềm hứng thú sự thôi thúc của người viết khi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu (bao hàm trong đó việc gọi tên vấn đề)

–  Giải quyết vấn đề lần lượt đánh giá hoặc trình bày quan điểm về tình trạng của vấn đề (đánh giá bao quát, phân tích những mặt của đối tượng, tranh luận với các quan điểm đánh giá khác nêu khuyến nghị, …)

 – Kết luận: Khái quát về ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu và kết quả nghiên cứu đã đạt được.

Dàn ý bài báo cáo

a) Đặt vấn đề

Chèo là nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống xuất hiện từ lâu đời và mang bản sắc dân tộc đậm đà nhất của dân tộc Việt Nam. Việc vận dụng tục ngữ, ca dao trong lời thoại của nhân vật chèo có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của loại hình nghệ thuật sân khấu chèo.

b) Giải quyết vấn đề

* Định hướng, phương pháp nghiên cứu:

– Nghiên cứu dựa trên định hướng từ những thành tựu riêng của chèo về ca dao, tục ngữ được sử dụng trong lời thoại của các nhân vật chèo.

– Phương pháp nghiên cứu là phương pháp phân tích – tổng hợp qua các kịch bản mà rút ra nhận định; phương pháp thống kê để khảo sát, liệt kê những câu ca dao, tục ngữ được sử dụng trong chèo, …

* Triển khai luận điểm chính:

– Chèo đã sử dụng một cách tài tình bao gồm tục ngữ, thành ngữ vốn là những kinh nghiệm được đúc kết từ trong quá trình lao động sản xuất, trong đời sống xã hội,… để đưa trực tiếp vào trong lời thoại của nhân vật. Chèo truyền thống cũng đã cải biến, thêm lời và đổi ý khi đưa các câu tục ngữ trong dân gian vào trong lời thoại nhân vật.

– Chèo thường có một số câu tục ngữ có khía cạnh đạo đức hoặc một số tục ngữ mang tính khẳng định triết lý hoặc tư tưởng nào đó, … Không chỉ sử dụng những câu tục ngữ thuần Việt, các tác giả chèo truyền thống còn đưa những câu tục ngữ Hán Việt vào trong lời thoại của nhân vật.

– Ngoài vận dụng tục ngữ thì loại hình chèo truyền thống cũng đưa những câu ca dao vào lời thoại nhân vật, có thể sử dụng nguyên văn hoặc sửa đổi lại một số từ của câu ca dao khi đưa vào trong lời thoại.

c) Kết luận

d) Tài liệu tham khảo

3. Bài báo cáo mẫu (Tham khảo)

Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống đã xuất hiện từ lâu đời và mang bản sắc dân tộc Việt Nam đậm đà nhất. Chèo là một kiểu kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp, sản phẩm của sinh hoạt xã hội nông nghiệp cổ truyền của vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Việc vận dụng những tục ngữ, ca dao trong lời thoại của nhân vật chèo có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành và phát triển của loại hình nghệ thuật sân khấu này.

Qua khảo sát về một số kịch bản chèo truyền thống ở trong cuốn Tuyển tập Chèo cổ của GS. Hà Văn Cầu, chúng tôi nhận thấy rằng không thể lấy khía cạnh văn học để nghiên cứu những câu ca dao, tục ngữ trong chèo. Qua khảo sát, thống kê có thể thấy số câu tục ngữ được cải biên và được sử dụng nhiều hơn số câu tục ngữ giữ nguyên dạng và có những câu tục ngữ được sử dụng ở các tác phẩm khác nhau, trong lời thoại của nhiều nhân vật khác nhau sẽ mang đến mục đích khác nhau. Điều này có liên quan tới nội dung từng kịch bản và theo từng phong cách riêng của tác giả vậy nên cách vận dụng những câu tục ngữ truyền thống rất đa dạng.

Chèo đã sử dụng một cách tài tình các tục ngữ, thành ngữ vốn là những kinh nghiệm được đúc kết từ ở trong lao động sản xuất, trong đời sống xã hội, … để đưa trực tiếp vào lời thoại của nhân vật. Chẳng hạn như ở trong vở chèo Kim Nham, câu tục ngữ “lòng chim dạ cá” được sử dụng ở trong lời nhân vật Xúy Vân ý chỉ lòng dạ mình đã thay đổi, đã trót say giăng hoa ở ngoài:

Xúy Vân:

Tôi Xúy Vân quỳ xuống thềm hoa

Nguyện thiên địa quỷ thần soi xét

Tôi có ở ra lòng chim dạ cá

Say giăng hoa không sợ thế gian cười

Khi thác thời thi thể trôi nổi

Hình hài mặc cá sông vùi lấp

(Kim Nham)

soan-bai-viet-bao-cao-nghien-cuu-ngu-van-10-ket-noi-tri-thuc-2

Bên cạnh việc sử dụng nguyên dạng các câu tục ngữ dân gian, chèo truyền thống cũng đã cải biến, thêm lời và đổi ý khi đưa những câu tục ngữ trong dân gian vào lời thoại nhân vật. Có những câu tục ngữ được chèo tiếp thu bao gồm cả lời lẫn ý nhưng vẫn có sự sửa đổi đi đôi chút. Chẳng hạn như đoạn lính hầu mắng Lưu Bình: “Anh này chỉ nói láo. Quần trứng sáo, áo nước dưa khăn gói gió đưa bạn tôi không đáng mà dám bảo là bạn quen tôi à!” (Lưu Bình – Dương Lễ)

So với câu tục ngữ gốc là “Quần trứng sao, áo hoa tiên” nhằm để chỉ những người nhàn hạ ở trong xã hội xưa, khi được vận dụng vào trong lời thoại của nhân vật lính hầu đã có sự thêm bớt thành câu thoại có vần vè hơn “quần trứng sáo, áo nước dưa khăn gói gió đưa …” ám chỉ rằng lúc này Lưu Bình đang gặp phải khó khăn và ăn mặc như thường dân vậy nên chỉ bằng vai với anh lính hầu thôi.

Chèo thường đề cao một khía cạnh đạo đức nào đó của các nhân vật vậy nên có một số câu tục ngữ quen thuộc thường xuất hiện nhiều như câu “xuất giá tòng phu phu tử tòng phụ”,…. Ngoài ra, chèo truyền thống còn xây dựng nên các mô hình nhân vật nữ chính như nhân vật Thị Phương, Thị Kính, Châu Long,… mang ý đồ giáo huấn phụ nữ về các chuẩn mực luân lý tam tòng tứ đức.

Chèo cũng đưa vào một số câu tục ngữ có khía cạnh đạo đức hoặc một số tục ngữ mang tính khẳng định triết lý hoặc tư tưởng nào đó,… Không chỉ sử dụng những câu tục ngữ thuần Việt, các tác giả chèo truyền thống còn đưa vào những câu tục ngữ Hán Việt vào lời thoại của nhân vật như là “Bần tiện bất năng di” (Chu Mãi Thần), “ác giả ác báo” (Quan Âm Thị Kính),… Đây cũng là một cách để tạo nên sự kết hợp giữa tính bác học và tính dân gian trong Chèo.

Ngoài vận dụng các tục ngữ thì chèo truyền thống cũng đưa những câu ca dao vào trong lời thoại nhân vật, có thể sử dụng nguyên văn hoặc sửa đổi một số từ của câu ca dao khi đưa vào trong lời thoại. Ví dụ nhân vật Châu Long đã mượn nguyên lời ca dao để có thể bộc lộ tâm trạng của mình:

Vì chàng thiếp phải long đong

Những như thân thiếp cũng xong một bề

Hay lời Thị Mầu ở trong điệu hát sắp đã được sửa đổi một vài từ của câu ca dao:

Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình chẳng xinh

Một trong những giá trị độc đáo của văn học chèo chính là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố dân gian và yếu tố bác học giúp chèo có tính chất bác học mà vẫn đậm đà được tính chất dân gian. Việc sử dụng ca dao, tục ngữ đưa vào trong lời thoại của những nhân vật đã góp phần quan trọng tạo nên tính dân gian ở trong chèo, giúp chèo giữ được cái chất của mình đồng thời kế thừa và tiếp tục truyền thống dân tộc.

Trên đây BUTBI đã hướng dẫn cho các bạn Soạn bài viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt NamNgữ văn 10 Kết nối tri thức. Hãy tham khảo thật kĩ bài viết trên để chuẩn bị bài soạn cho tiết học sắp tới thật tốt nhé!