Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể (Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo)

0

BUTBI xin gửi tới các bạn học sinh bài viết hướng dẫn soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể theo chương trình SGK ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Các bạn hãy vừa tham khảo bài viết và vừa tập trung nghe giảng từ thầy cô trên lớp để nắm rõ được nội dung bài học nhé!

soan-bai-viet-van-ban-nghi-luan-phan-tich-danh-gia-mot-truyen-ke

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K10

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 17+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Bài viết tham khảo thêm:

Tri thức về kiểu bài

– Đánh giá, phân tích truyện kể: Chủ đề của truyện, những nét đặc sắc ở trong hình thức nghệ thuật là: kiểu bài nghị luận văn học sử dụng những bằng chứng và lý lẽ để có thể làm rõ được đặc điểm, giá trị nghệ thuật và nội dung của một tác phẩm truyện kể: truyền thuyết, thần thoại, ngụ ngôn, cổ tích, truyện cười,…

Yêu cầu đối với kiểu bài

– Về nội dung nghị luận:

+) Xác định chủ đề và đánh giá, phân tích giá trị, ý nghĩa của chủ đề.

+) Đánh giá, phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật như tình huống, cốt truyện, nhân vật, sự kiện, người kể chuyện, lời người kể chuyện, điểm nhìn,…và những tác dụng của chúng ở trong việc thể hiện được chủ đề của truyện kể.

– Về kĩ năng nghị luận, một bài viết cần đáp ứng những yêu cầu sau:

+) Diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, thể hiện được những suy tư và cảm nhận của người viết về truyện kể.

+) Bằng chứng đáng tin cậy, lí lẽ xác đáng được lấy từ trong truyện kể.

+) Sử dụng những câu cú chuyển tiếp, từ ngữ liên kết, một cách hợp lý để giúp cho người đọc nhận ra được mạch lập luận.

+) Có đầy đủ ba phần chính: mở bài, thân bài và kết bài theo chuẩn quy cách.

Mở bài → Giới thiệu về truyện kể (tên của tác giả, tác phẩm,…). Nêu khái quát phần nội dung chính hoặc định hướng của bài viết.

Thân bài → lần lượt trình bày những phần luận điểm để làm nổi bật: ý nghĩa nhan đề, giá trị cốt lõi, những nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật.

Kết bài → Khẳng định lại ý nghĩa chủ đề/nhan đề cũng như với hình thức nghệ thuật của truyện kể; nêu lên ý nghĩa của tác phẩm đối với chính bản thân mình và với người đọc khác.

Yêu cầu đối với kiểu bài

– Về nội dung nghị luận:

+) Xác định và đánh giá, phân tích về giá trị và ý nghĩa của chủ đề.

+) Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật.

– Về kĩ năng nghị luận:

+) Diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ.

+) Bằng chứng đáng tin cậy, lí lẽ xác đáng.

+) Sử dụng những loại câu chuyển tiếp, từ ngữ liên kết sao cho hợp lý.

+) Có đầy đủ ba phần mở bài, thân bài cũng như là kết bài theo đúng quy cách.

Mở bài

Giới thiệu khái quát truyện kể, nêu sơ lược nội dung chính và định hướng bài viết.

Thân bài

Trình bày những luận điểm nổi bật: giá trị chủ đề, ý nghĩa, những nét nghệ thuật đặc sắc.

Kết bài

Khẳng định một lần nữa giá trị của chủ đề và của hình thức nghệ thuật; nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân mình và những người đọc khác.

Hướng dẫn phân tích ngữ liệu tham khảo | Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

Đánh giá, phân tích chủ đề cùng những điểm đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của truyện ngụ ngôn: “Chó sói và chiên con” (La Phông-ten)

Câu 1 (trang 26 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Mở bài, kết bài và thân bài của ngữ liệu đã đáp ứng đúng yêu cầu của một bài viết phân tích, đánh giá một truyện kể hay chưa?

Trả lời:

Mở bài, kết bài và thân bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của thể loại bài viết phân tích, đánh giá một truyện kể. Với những lý do cụ thể như sau:

– Mở bài: Nêu ra những thông tin tổng quan như: tác giả, thời gian sáng tác, thể loại, nội dung khái quát của tác phẩm.

– Thân bài: Nêu đầy đủ, rõ ràng những luận điểm, luận cứ, dẫn chứng, lý lẽ mà đã làm nổi bật được nghệ thuật và nội dung.

– Kết bài: khẳng định lại nghệ thuật và nội dung đặc sắc, cũng như ý nghĩa của toàn bài.

Câu 2 (trang 26 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Luận điểm trong ngữ liệu đã được sắp xếp theo trình tự nào, có hợp lý hay chưa?

Trả lời:

– Những luận điểm được sắp xếp theo trình tự vô cùng hợp lý: đã đưa ra và làm sáng rõ được các luận điểm thuộc chủ đề, tiếp sau đó mới nêu bật những đặc sắc trong nghệ thuật.

Câu 3 (trang 26 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Ở mỗi luận điểm, đã có sự kết hợp giữa bằng chứng, lý lẽ như thế nào? Đặt ví dụ.

Trả lời:

– Ở mỗi luận điểm, đã có sự kết hợp giữa bằng chứng, lý lẽ đúng đắn, hợp lý, thuyết phục được người đọc và người nghe. Lý lẽ được nêu ra trước còn bằng chứng được trích sau để chứng minh và làm rõ lý lẽ.

– Ví dụ: Ở luận điểm 1

Lý lẽ

Giá trị của chuyện đã được thể hiện qua phần chủ đề và bài học của cuộc sống.

Dẫn chứng

– Nêu ngắn gọn lại cốt truyện để làm rõ chủ đề của truyện.

– Nhân vật trong truyện ẩn chứa bài học: lẽ công bằng ở trong cuộc sống.

Câu 4 (trang 26 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Bạn có nhận xét gì với cách người viết đã đã đánh giá và phân tích ý nghĩa cũng như giá trị chủ đề?

Trả lời:

– Người viết đã đánh giá và phân tích ý nghĩa cũng như giá trị chủ đề của văn bản mạch lạc, rõ ràng hơn, người đã viết từ khái quát đến cụ thể, đưa ra lý lẽ rồi dẫn ra được chứng cứ để chứng minh cho lý lẽ đó. Cách viết như vậy đã giúp cho người đọc theo dõi và tiếp cận dễ dàng, người đọc dễ nắm bắt được chủ đề và ý nghĩa của bài viết.

Câu 5 (trang 26 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Người viết đã đánh giá, phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật nào của truyện kể? Tác dụng của chúng thể hiện như thế nào trong chủ đề của truyện kể?

Trả lời:

* Người viết đã đánh giá, phân tích được những nét đẹp trong đặc sắc nghệ thuật:

– Tình huống độc đáo

– Nhân vật đậm tính biểu trưng

– Lối kể chuyện bằng thơ

– Nghệ thuật cao tay: khắc họa tính cách nhân vật

* Những nghệ thuật này đã giúp thể hiện sáng rõ ý nghĩa của truyện và chủ đề của truyện một cách dễ dàng.

Câu 6 (trang 26 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Bạn rút ra được những lưu ý gì từ ngữ liệu trên trong quá trình viết văn nghị luận đánh giá, phân tích một tác phẩm truyện kể?

Trả lời:

Những lưu ý đó là:

– Xác định, đánh giá chủ đề; phân tích về ý nghĩa và giá trị chủ đề.

– Xác định được luận cứ, luận cứ, lý lẽ và dẫn chứng.

– Sắp xếp những dẫn chứng, lý lẽ, luận điểm và cách sắp xếp sao cho phù hợp, lý lẽ xác đáng, bằng chứng đáng tin cậy.

– Có những phần mở bài, kết bài, thân bài theo quy cách.

Thực hành viết theo quy trình: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

Đề bài (trang 26 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Em hãy viết một bài văn nghị luận đánh giá, phân tích về chủ đề của một truyện và một vài nét đặc sắc trong nghệ thuật của truyện đó (truyện ngụ ngôn, thần thoại, truyện cổ tích, truyện cười) mà em yêu thích.

1-soan-bai-viet-van-ban-nghi-luan-phan-tich-danh-gia-mot-truyen-ke 2-soan-bai-viet-van-ban-nghi-luan-phan-tich-danh-gia-mot-truyen-ke

 

LĐ1 → Chủ đề

Lí lẽ 1

Cái tôi cá nhân, tính cách, nhận thức (hung hăng, kiêu ngạo)

Dẫn chứng 1

Khi vượt ra bên ngoài giới hạn của mình mà vẫn giữ được tính kiêu căng, ngạo nghễ, nên kết cục phải chịu thảm hại.

LĐ2 → Đặc sắc nghệ thuật

Lí lẽ 2

– Tình huống đặc sắc

– Nhân vật → giàu tính biểu tượng

Dẫn chứng 2

– Ếch tiếp tục giữ thói hung hăng, coi mình là nhất. khi môi trường thay đổi, ếch vẫn ngạo mạn tự kiêu, coi mình là nhất và kết quả nhận lại là bị trâu giẫm bẹp.

– Nhân vật: Ếch- cái tôi cao, luôn nghĩ mình là nhất, kiêu ngạo.

Lập dàn ý:

Mở bài Giới thiệu truyện kể, nêu lên khái quát nội dung chính cũng như định hướng của bài viết.

Thân bài

– LĐ1: chủ đề

– LĐ2: đặc sắc nghệ thuật

– Đánh giá hình thức nghệ thuật cùng với nội dung của truyện

Kết bài

Khẳng định lại một lần nữa giá trị của chủ đề cũng như hình thức nghệ thuật của truyện kể; nêu lên ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân người viết và người đọc.

Bước 3: Viết bài:

Bài viết tham khảo:

3-soan-bai-viet-van-ban-nghi-luan-phan-tich-danh-gia-mot-truyen-ke 4-soan-bai-viet-van-ban-nghi-luan-phan-tich-danh-gia-mot-truyen-ke

Bước 4 → Xem lại, chỉnh sửa (nếu cần)

Sau khi đã viết xong, em nên đọc lại bài viết một lần nữa và tự đánh giá theo bảng điểm sau:

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Mở bài

Giới thiệu về truyện kể (tên của tác phẩm, thể loại…)    
Nêu lên nội dung khái quát cần được phân tích cũng như đánh giá.    

Thân bài

Xác định chủ đề    
Đánh giá, phân tích từng khía cạnh trong chủ đề    
Đánh giá về đặc sắc nghệ thuật trong hình thức của truyện kể theo đặc trưng thể loại.    
Lập luận chặt chẽ, xác đáng, thể hiện sáng rõ suy nghĩ, cảm xúc của người viết.    
Bằng chứng tin cậy, lý lẽ xác đáng lấy trong truyện kể.    

Kết bài

Khẳng định khái quát lại lần nữa về nghệ thuật đặc sắc và nét độc đáo trong chủ đề    
Nêu ý nghĩa của truyện    

Kỹ năng diễn đạt, trình bày

Diễn đạt gãy gọn, mạch lạc, rõ ràng; đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài.    
Sử dụng những từ ngữ, câu văn tạo gắn kết giữa những luận điểm, giữa những bằng chứng với lý lẽ và bảo đảm tính mạch lạc cho bài viết.    

 

Trên đây là bài Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể mà BUTBI muốn gửi gắm tới các bạn học sinh lớp 10. Mỗi kiến thức của bài học đều là vô giá, đều giúp các bạn có thêm những cách nhìn nhận, đánh giá mới, rộng mở hơn với đời sống. Các bạn hãy liên tục cập nhật butbi.hocmai.vn để tra cứu những bài soạn văn 10 Chân trời sáng tạo mới nhất nhé!