Soạn bài Cuộc tu bổ lại các giống vật (Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo)

0

BUTBI xin gửi tới các bạn học sinh bài soạn ngữ văn 10 chương trình học mới, theo bộ sách Chân trời sáng tạo. Dưới đây là bài viết Soạn bài Cuộc tu bổ lại các giống vật. Các bạn hãy vừa tham khảo bài viết và vừa tập trung nghe giảng từ thầy cô trên lớp để nắm rõ được nội dung bài học nhé!

Bài viết tham khảo thêm:

Tóm tắt Cuộc tu bổ lại các giống vật – Soạn văn 10

Câu chuyện bắt đầu bằng cuộc tu bổ lại của muôn loài. Những loài vật nào chưa đầy đủ bộ phận có thể đến tìm Ngọc Hoàng để xin tu sửa, bổ sung thêm cánh, chân,… Các loài vật đều tranh nhau xin các bộ phận mình còn thiếu. Chó và Vịt bởi vì đến muộn nên đã hết nguyên liệu, Ngọc Hoàng bèn bẻ tạm chân ghế để lắp cho hai động vật này và dặn lúc ngủ phải co chân lên. Từ đó Chó và Vịt đều co một chân lúc ngủ. Chiền chiện, đỏ nách và ốc cau cũng đến để xin chân. Ngọc Hoàng liền bẻ chân hương để lắp cho chúng và dặn phải dùng phải cẩn thận. Từ đó, những loài chim này có thói quen chới với 3 lần trước khi đậu.

Sơ đồ tư duy Cuộc tu bổ lại các giống vật:

soan-bai-cuoc-tu-bo-lai-cac-giong-vat-hinh-1
Sơ đồ tư duy bài Cuộc tu bổ lại các giống vật

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Câu 1 (trang 22 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Bạn hãy đọc lại văn bản “Cuộc tu bổ lại các giống vật” và tự kiểm tra lại kỹ năng đọc hiểu thể loại thần thoại bằng cách điền những thông tin ấy vào bảng sau đây (làm trong vở):

Những đặc điểm chính Nhận xét (kèm bằng chứng, nếu có)
Nhân vật  
Không gian  
Thơi gian  
Cốt truyện  
Nhận xét chung  

Trả lời:

Những đặc điểm chính Nhận xét ( kèm bằng chứng – nếu có)
Nhân vật – Ngọc Hoàng mặc dù là người đứng đầu ở trên Thiên giới và có nhiều quyền năng nhưng lại làm việc không cẩn thận và khá hấp tấp. Cụ thể hơn là khi họ làm ra nhiều loại động vật như chó, chiền chiện, vịt đều thiếu mất đi bộ phận cần thiết.

– Ba vị Thiên thần thì lại làm việc rất có trách nhiệm. Họ cố gắng lấy cả chân hương, chân ghế để giúp đỡ những con vật đang bị thiếu đi bộ phận.

Không gian –  Không gian: Khung cảnh những thiên thần đi xuống núi để giúp đỡ vạn vật và những thiên thần ấy bay trở về trời.

– Không có địa điểm rõ ràng, cụ thể.

Thời gian – Bối cảnh thời gian đã được lấy vào thời điểm sơ khởi, trước khi Ngọc hoàng tạo nên vạn vật.
Cốt truyện –  Cốt truyện khá là thú vị khi lồng việc nói về nguồn gốc của những loài vật vào trong việc Ngọc Hoàng hấp tấp tạo ra vạn vật ,có những con vật bị thiếu bộ phận.
Nhận xét chung Đây là một câu chuyện thần thoại khá sáng tạo và thú vị, xen lẫn yếu tố hài hước, nói về sự ra đời của vạn vật trên đời.

Câu 2 (trang 22 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1):  

Truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật” có gì khác và giống với truyện “Prô-mê-tê và loài người”?

 Trả lời:

Điểm giống nhau: 

– Truyện thần thoại.

– Cốt truyện: Nguồn gốc của vạn vật. Ngọc Hoàng và Ê-pi-mê-tê đều là những vị thần hấp tấp, mắc lỗi khi tạo nên vạn vật. Các vị thiên thần và Prô-mê-tê mới là người đi giúp đỡ và sửa lại.

Điểm khác nhau: 

–  “Cuộc tu bổ lại những giống vật” là truyện thần thoại Việt Nam. “Prô-mê-tê và loài người” là truyện thần thoại Hy Lạp.

– Ngôn ngữ của truyện thần thoại Hy Lạp có phần khó hiểu hơn truyện thần thoại Việt Nam.

Câu 3 (trang 22 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Bạn đã rút ra được bài học gì về cách thức đọc truyện thể loại thần thoại?

 Trả lời:

– Cần có phải hình dung và tưởng tượng nhiều hơn về mọi vật, mọi hiện tượng trong đời sống.

– Đọc thần thoại cũng chính là một cách để tìm hiểu lịch sử và cách nhìn nhận cuộc sống của người xưa.

Bố cục Cuộc tu bổ lại các giống vật

– Phần 1: Từ đầu tới “lấy làm thỏa mãn” → Ngọc Hoàng chỉ đạo các vị Thiên thần xuống tu bổ lại cho những loài vật bị khiếm khuyết.

– Phần 2: Còn lại → Các vị thần sửa chữa lại những khiếm khuyết cho cáo, chim và vịt.

Nội dung chính Cuộc tu bổ lại các giống vật

Câu chuyện được bắt đầu bằng cuộc tu bổ cho muôn loài. Những loài vật nào mà chưa đầy đủ có thể đến tìm những vị thiên thần để xin được tu sửa lại, bổ sung chân, cánh,… Những loài vật đều tranh nhau để xin những bộ phận mà mình còn thiếu. Vịt và Chó vì đến muộn nên đã bị hết nguyên liệu, thiên thần đành bẻ tạm cái chân ghế để lắp cho hai giống loài này và dặn lúc ngủ cần phải co cái chân lên. Từ đó Vịt và Chó đều co chân khi ngủ. Đỏ nách, ốc cau và  Chiền chiện cũng đều xin một chân. Vị thiên thần liền bẻ cái chân hương để lắp cho giống loài vật này và dặn chúng sử dụng phải cẩn thận. Từ đó trở đi những loài chim này có một thói quen chới với sau ba lần trước khi đậu xuống.

Phần tham khảo thêm (Soạn bài Cuộc tu bổ lại các giống loài)

Câu 1. Giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của văn bản “Cuộc tu bổ lại các giống vật”?

 Trả lời:

Giá trị nội dung:

– Truyện đã giải thích được quá trình tu bổ lại những giống loài, bù đắp lại những phần cơ thể còn thiếu để cho chúng có hình dạng giống ngày nay.

– Văn bản tập trung vào việc nói về quá trình hoàn thiện, tu bổ lại những giống vật mà Ngọc Hoàng tạo ra.

Giá trị nghệ thuật:

– Văn bản có cốt truyện rất đơn giản và dễ hiểu, có những yếu tố kì ảo, kết hợp với những từ ngữ mộc mạc, giản dị, dễ hiểu.

Câu hỏi 2: Tìm hiểu về tác phẩm, bố cục bài và toàn tác phẩm “Cuộc tu bổ lại các giống vật”

 Trả lời:

A) Tác giả 

– Tác giả dân gian.

– Theo Nguyễn Đổng Chi trích trong “Lược Khảo về thần thoại Việt Nam”.

B) Tác phẩm 

1) Thể loại: Thần thoại Việt Nam

2) Tóm tắt:

Câu chuyện được bắt đầu bằng một cuộc tu bổ muôn loài. Những loài vật nào mà chưa đầy đủ thì có thể đến tìm thiên thần để xin được tu sửa, bổ sung thêm chân, cánh,… Những loài vật đều tranh nhau xin lại những bộ phận mà mình còn thiếu. Vịt và Chó vì đến muộn nên đã bị hết nguyên liệu, ngài thiên thần bèn bẻ lấy tạm chân ghế để lắp cho hai giống loài này và dặn lúc ngủ cần phải co chân lên. Từ đó mà Vịt và Chó đều co chân lên lúc ngủ. Đỏ nách, ốc cau và chiền chiện cũng đến xin lấy một chiếc chân. Thiên thần liền bẻ cái chân hương để lắp cho giống loài vật này và dặn chúng sử dụng phải cẩn thận. Từ đó những loài chim này cần có thói quen chới với ba lần trước khi đậu xuống.

3) Phương thức biểu đạt: Tự sự

4) Bố cục:

– Phần 1 (Từ đầu → hết nhẵn): Ngọc Hoàng đã mở một cuộc tu bổ cho mọi loài vật

– Phần 2 ( tiếp theo → hết): Quá trình cuộc tu bổ cho những loài vật diễn ra.

Câu hỏi 4. Em có nhận xét gì về những sáng tạo của tác giả dân gian trong truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật”?  Những sáng tạo ấy có hợp lý hay không?

 Trả lời:

– Về thời gian, không gian: Chưa được cụ thể, rõ ràng, mang tính cổ xưa.

– Về nhân vật: Thường là những vị thần có tài năng kì lạ và sức mạnh phi thường.

– Về cốt truyện: Xoay quanh những vấn đề sáng tạo và tái tạo lại thế giới, nhân loại của những vị thần.

⇒ Những sáng tạo ấy đã tạo nên một cảm giác thần bí, bí ẩn cho truyện thần thoại. 

Câu hỏi 3. Em thích nhất chi tiết nào ở trong truyện? Hãy sưu tầm thêm một vài truyện thần thoại có cùng chủ đề.

 Trả lời:

Chi tiết mà em thích nhất là: Trước khi sáng tạo ra loài người, ngài Ngọc Hoàng đã nặn ra vạn vật nhưng bởi bị thiếu nguyên liệu và tâm trạng vội vàng muốn tạo ra thế giới ngay lập tức nên nhiều giống loài, con vật không có đủ bộ phận ở trên cơ thể giống như ngày nay. Để có thể bù đắp lại những thiếu sót đó, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần mang theo những nguyên liệu cần thiết xuống núi để thực hiện được công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật mà có cơ thể thiếu sót, chưa đầy đủ.

Một số truyện thần thoại cũng có cùng chủ đề như: Giê Hô Va sáng tạo ra con người, Pandora, Thần Prô-mê-tê sáng tạo ra con người,…

Trên đây là bài Soạn bài Cuộc tu bổ lại các giống vật mà BUTBI muốn gửi gắm tới các bạn học sinh lớp 10. Mỗi kiến thức của bài học đều là vô giá, đều giúp các bạn có thêm những cách nhìn nhận, đánh giá mới, rộng mở hơn với đời sống. Các bạn hãy liên tục cập nhật butbi.hocmai.vn để tra cứu những bài soạn mới nhất nhé!