Các “tiền bối” 99 đi trước chắc chắn sẽ có nhiều bí kíp luyện thi đại học hay cho teen 2k đấy. Hãy cùng khai phá cách luyện thi đại học thông minh của các đàn anh “cao thủ” dưới đây nhé!
Phải luyện giải đề như đi thi thật
Hãy làm đề thi thử của các trường thật nghiêm túc. Điều này không những giúp teen 2k đánh giá được khả năng của mình một cách chính xác nhất mà còn rèn được tâm lý thật vững để khi bước chân vào phòng thi có thể tự tin làm bài.
Đức Trung – Sinh viên năm nhất Đại học Y chia sẻ: “Muốn tự tin khi vào phòng thi, thì ngay từ ban đầu các em cần phải luyện đề thật nghiêm túc và tập trung. Ngồi giải đề ở nhà cũng phải tưởng tượng như mình đang ngồi trong phòng thi đại học. Quan trọng nhất là lúc luyện đề phải bấm thời gian làm bài như thi thật”.
Một số sĩ tử còn bật mí thường lựa chọn thời gian luyện đề đúng với thời gian biểu của từng buổi thi đại học như: Thi khối A thì luyện đề môn Toán, môn Lý vào buổi sáng, môn Hóa vào buổi chiều…
Mỗi môn nên luyện ít nhất 2 đề thi/ngày
Sau khi nắm vững kiến thức cơ bản, các sĩ tử nên tập trung ôn luyện kỹ càng các chuyên đề và bắt tay vào làm các đề thi ĐH với ít nhất 2 đề/ngày đối với từng môn.
Tuy nhiên, Anh Thư – từng là một học sinh trung bình khá vươn lên đạt 28 điểm khối A chia sẻ kinh nghiệm: “Sau khi luyện khoảng 2 đề/ngày thì mình dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu kỹ về các lỗi sai và những bài mà mình không làm được, khi đã củng cố lại phần kiến thức còn thiếu sót mới tiếp tục luyện đề khác. Nhờ cách học này mà những kiến thức bị hổng của mình cũng dần được bù đắp lại.”
Tổng hợp phương pháp giải tối ưu cho mỗi dạng bài
“Mỗi một dạng bài đều có rất nhiều cách giải quyết, tuy nhiên sẽ có cách giải tốt hơn, nhanh hơn cách giải khác để ra đáp án. Thực tế là vẫn phải nắm hết các phương pháp, nhưng hãy chú trọng học phương pháp nào có thể giải nhanh và giải chính xác nhất. Vấn đề là các em phải luyện đề trong một thời gian dài mới có thể tìm ra các cách giải đó.”, Dương Trọng Hiếu – tân sinh viên ĐH Y Hà Nội nhấn mạnh.
Số lượng đề không quan trọng, quan trọng là chất lượng đề
Đây cũng là “kim chỉ nam” của Ngô Thuần Vũ (chàng trai đạt 29,8 điểm khối A trong kỳ thi THPT quốc gia 2017): “Đề thi, tài liệu có thể tổng hợp được dễ dàng trên mạng, nhưng không có nhiều đề bám sát vào cấu trúc đề thi của Bộ. Mình phải biết cách chọn đề bám sát cấu trúc của Bộ để việc luyện đề không trở nên vô ích”.
Tổng kết sau khi luyện đề
Các sĩ tử thường có thói quen luyện xong đề, tra đáp án để chấm mình đạt bao nhiêu điểm rồi… thôi, chuyển sang đề khác luôn. Đây là điều cực kì sai lầm: các bạn đã quên không tổng kết lại sau khi luyện đề rồi.
Theo bạn Trương Lê Diệu My – Thủ khoa tỉnh Quảng Ngãi năm 2017: “Trong quá trình luyện đề, cần “đầu tư” một cuốn sổ nhỏ. Trong đó tổng kết lại tất cả những lỗi hay mắc phải, những kiến thức mà mình chưa nắm vững, những dạng bài mà mình chưa làm được…để ghi nhớ và sau đó ôn luyện kỹ càng hơn. Chắc chắn sau mỗi lần ghi chép lại các em sẽ rút được kinh nghiệm trong những lần làm đề tiếp theo đấy.”
PEN-I 2018 với 15 đề thi được chắt lọc và xây dựng đảm bảo có đủ tất cả các dạng bài có thể ra trong đề thi của Bộ, tính năng làm bài thi bấm giờ như đi thi thật sẽ giúp teen 2k dễ dàng chinh phục mục tiêu điểm số 9,10 trong kì thi THPT quốc gia 2018.
Chỉ còn 3 ngày cuối cùng là kết thúc đặt chỗ PEN-I 2018, teen 2k hãy nhanh tay khám phá bí kíp đạt 9, 10 điểm THPT quốc gia trong 6 tháng cuối ngay tại đây thôi! |
–