Thi tốt nghiệp THPT 2022: Chiến lược “ăn điểm tuyệt đối” môn Tiếng Anh cùng cô Hương Fiona

0

Trong giai đoạn nước rút này, theo chia sẻ từ cô Hương Fiona – Giáo viên luyện thi Tiếng Anh nổi tiếng đến từ HOCMAI, học sinh vừa cần tổng ôn tập kiến thức, vừa kết hợp luyện giải đề để thấy được những điểm mạnh và yếu của bản thân, cũng như nhìn ra được năng lực hiện tại và mục tiêu đặt ra. Với gần 10 năm giảng dạy và luyện thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh, cô Hương sẽ giúp các em có được chiến thuật làm bài tốt trong kì thi sắp tới.


Cô Hương Fiona chia sẻ về chiến lược làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh 

Kỹ năng quản trị thời gian

Theo cô Nguyễn Thanh Hương: “Đầu tiên các thí sinh phải có kỹ năng quản trị thời gian. Cụ thể là mỗi ngày các em nên dành ít nhất phải 2 – 3 tiếng để học Tiếng Anh“.

Các em có thể học liên tục hoặc học từng chút một trong ngày. Đó có thể là lúc các em chờ một chuyến xe, chờ một ai đó hay trong lúc giờ giải lao…. Chắt chiu từng chút thời gian như vậy để học cũng rất là quý. Các em nên tận dụng tối đa thời gian để ôn luyện trong giai đoạn “nước rút” này.

Bên cạnh đó, 5 ngày/tuần các em nên học kiến thức: Dành 60 phút mỗi ngày để học các chuyên đề và làm bài tập. Chuyên đề thường gặp trong các đề thi tốt nghiệp THPT như các thì, so sánh, mệnh đề quan hệ, hài hòa chủ vị, câu bị động, động từ khiếm khuyết, câu gián tiếp, liên từ, giới từ.

Dành 30 phút mỗi ngày để học từ vựng

Với phần Từ vựng, trước tiên các em phải nắm thật chắc các từ, cụm từ trong sách giáo khoa từ lớp 10, 11 và 12. Số lượng các từ và cụm từ này khá lớn, tuy nhiên nếu đã học qua rồi thì các em hoàn toàn tự tin là khi học lại sẽ dễ nhớ hơn.

Bên cạnh đó, trong quá trình học, các em có thể chọn lọc và ghi chép một số từ hoặc cụm từ đặc biệt, xem lại hàng ngày và cần học thật tập trung các từ hay cụm từ chưa nhớ rõ.

Ít nhất mỗi ngày học được 10 từ mới và 20 từ cũ, 30 phút còn lại đan xen làm 2 công việc sau: Công việc thứ nhất là làm phần đọc hiểu – reading (20 phút) và điền từ vào đoạn văn – Cloze test (15 phút). Các em có thể đọc bài mới để mở rộng vốn từ. Tuy nhiên, việc làm đi làm lại một bài cũ cũng giúp các em nhứ từ vựng hơn. Công việc thứ hai là học câu/cụm từ – phrasal verb/idiom (15 phút),các lưu ý trong tiếng anh cần nhớ và các cấu trúc –structure.

Thần chú luyện đề

Khi luyện đề, các em cần làm nghiêm túc và tưởng tượng như đang làm bài thi thật. Sau mỗi lần luyện đề, hãy tự mình kiểm tra đáp án hoặc nhờ thầy cô sửa giúp, các em sẽ tự mình kiểm tra được năng lực của bản thân và học hỏi, rút kinh nghiệm để tránh mắc phải sai lầm khi làm bài thi thật.

Nhìn vào đề tham khảo môn Tiếng Anh đã được Bộ GD&ĐT công bố, có thể thấy đề thi phủ khá đầy đủ các chủ đề ngữ pháp và từ vựng mà các em đã được học. Bên cạnh một số chuyên đề đã xuất hiện trong các kì thi trước, các em nên ôn tập thật kỹ các chuyên đề xuất hiện trong đề tham khảo năm nay như: Các thì trong Tiếng Anh, câu hỏi đuôi, liên từ, mệnh đề trạng ngữ, giới từ, rút gọn chủ ngữ thì có thêm câu bị động, câu so sánh, trật tự tính từ…

Các em nên dành thời gian 2 ngày/ tuần cho việc luyện đề. Đặt mục tiêu điểm số rõ ràng và đánh giá sự tiến bộ qua từng đề.

  • Làm đề: 60 phút
  • Check đáp án: 10 phút
  • Sửa sai + rút kinh nghiệm + tra cứu kiến thức + từ vựng: 30 phút
  • Chép lại câu sai vào vở: 10 phút
  • Nghiên cứu thêm bài đọc/cấu trúc: 10 phút

Những phần kiến thức khó, có khả năng phân loại thí sinh là các dạng bài đọc hiểu, đọc điền, các câu hỏi liên quan đến Từ vựng: từ cùng trường nghĩa, các từ hay gây nhầm lẫn, ngữ động từ và thành ngữ.

Với những bạn có mục tiêu từ 8 điểm trở lên thì hãy tập trung ở các bài đọc hiểu, đọc điền. Đây là những bài khó, các em nên phân bổ một nửa thời gian làm bài của mình dành cho các phần này để có thể đọc được một cách bình tĩnh, tìm đủ thông tin và đưa ra được đáp án đúng nhất. Các bạn có mục tiêu thấp hơn thì nên tập trung vào các câu hỏi dễ hơn.

Ở thời điểm này, song song với việc dành tâm huyết vào việc luyện đề mà điểm số không có đạt được sự ổn định như mong muốn, các em nên có điểm dừng xen kẽ để ôn luyện có chọn lọc và trọng tâm, tập trung vào việc nắm bắt được các mẹo, chiến thuật làm bài hiệu quả và tối ưu hóa thời gian cho từng câu hỏi.

>>> Tham khảo thêm phương pháp ôn luyện nước rút – bứt phá điểm 9,10 với từng môn trong khóa PEN-M – Ôn luyện chọn lọc TẠI ĐÂY.

Lưu ý để tránh mất điểm “oan”

Trong quá trình làm bài thi, nếu thí sinh không đọc kỹ câu hỏi, hay nhìn các phương án không cẩn trọng đều rất dễ gây ra lỗi sai. Vì vậy để tránh những lỗi sai không đáng có, các em chú ý một số tình huống dễ mất điểm như:

1. Đọc không kĩ yêu cầu của đề bài. Ví dụ nhiều thí sinh thường hay làm sai yêu cầu của bài “Tìm từ trái nghĩa”. Do tâm lý phòng thi và sự thiếu cẩn thận nên sau khi luận ra được nghĩa của từ được gạch chân trong câu hỏi, các em chọn ngay đáp án có nghĩa giống nhất, trong khi đề bài yêu cầu tìm trái nghĩa.

2. Trả lời sai các câu tìm chủ đề của bài văn, do dạng câu hỏi này không dễ và có nhiều bẫy đưa ra. Đáp án chính xác phải là ý làm nổi bật được nội dung của toàn bài, chứ không chỉ xuất hiện đâu đó nhỏ lẻ ở các đoạn văn nhỏ. Để tìm được đúng chủ đề, học sinh nên làm câu hỏi này cuối cùng và cố gắng liên kết được mạch ý của cả bài.

3. Các câu tìm câu đồng nghĩa hay nối câu, tuy không phải là dạng khó, nhưng vì các phương án được viết tương đối giống nhau, và có nhiều chi tiết cần đọc cẩn thận. Nên nếu làm nhanh, ẩu và không phân tích đúng trọng tâm, học sinh cũng có thể dễ mất điểm.

4. Các câu hỏi về ngữ pháp; các câu hỏi về trọng âm, phát âm hay tình huống giao tiếp vốn là những câu dễ giành điểm, nhưng nếu không biết cách tiếp cận đúng, phân tích kĩ càng các yếu tố ảnh hưởng đến chỗ trống cần điền thì cũng dễ gây ra nhầm lẫn cho phần lựa chọn…

Đừng mang tâm lý nặng nề vào cuộc chiến này!

Cô Hương Fiona gửi lời động viên, khích lệ tinh thần đến các sĩ tử sắp sửa “lên thớt”: Có thể nói thi tốt nghiệp THPT là bước ngoặt đầu tiên của cuộc đời nên nhiều bạn sẽ vì thế mà hoang mang, lo sợ, luôn cảm thấy xung quanh mình có rất nhiều áp lực vì sự kỳ vọng của gia đình, thầy cô, bạn bè. Nhưng nếu cứ ôm đồm với những mối lo toan không đầu không cuối ấy bạn sẽ mất bình tĩnh, thiếu tự tin và chịu thua trước hàng ngàn đối thủ đáng gờm khác.

Sự lo lắng, hồi hộp khi bước chân vào phòng thi sẽ là hòn đá ngáng đường khiến bạn khó có được phong độ làm bài tốt nhất. Muốn tránh khỏi điều đó hãy giữ tinh thần thật thỏa mái và tự trang bị cho bản thân kiến thức thật chắc, hiểu tường tận từng vấn đề. Khi bước vào phòng thi, bạn cần bình tĩnh đọc đề, tránh đọc nhanh đọc ẩu sẽ dẫn tới nhầm lẫn đáng tiếc hay mắc phải các “bẫy” trong đề bài. Cuối cùng, đừng nản chí trước các câu hỏi khó, bỏ cuộc trước câu hỏi không thích. Sau khi ưu tiên làm các câu dễ trước, các em hãy tự tin bắt tay vào làm những câu hỏi này để gia tăng điểm số cho mình.

Hãy nhớ, mỗi chúng ta chỉ có một cuộc đời, một tuổi trẻ nên bây giờ vất vả một chút, nỗ lực nhiều một chút thì sẽ mang lại những triển vọng tốt đẹp cho tương lai. Hãy cố gắng ôn luyện và có chiến thuật tốt để tự tin trước mọi thử thách, sẵn sàng đối mặt với kì thi tốt nghiệp THPT sắp diễn ra”.

Cô Hương và HOCMAI luôn sẵn sàng chia sẻ và đồng hành cùng các sĩ tử 2k4 trong hành trình chinh phục kỳ thi tốt nghiệp THPT với khóa PEN-M 2022 – khóa học ôn luyện chọn lọc, “ẵm trọn” 9-10/môn trong 3 thángCác bạn đăng ký TẠI ĐÂY để được tư vấn lộ trình ôn thi nước rút và bài giảng học thử HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ dành cho 2k4 nhé.

12 năm học hành đèn sách vất vả sẽ kết thúc bằng một kì thi quan trọng nhất. Đây như bản lề trong đời mỗi người sẽ mở ra những trang mới, một cuộc sống mới và nói không quá khi tương lại mai sau như thế nào phụ thuộc rất lớn vào kì thi này. Vì vậy, 2k4 hãy nỗ lực hết sức mình và thật sáng suốt để lựa chọn chiến thuật luyện thi nước rút phù hợp nhé. Chúc các em “vượt sóng” để chinh phục thành công trường Đại học mơ ước!

>> HỌC THỬ MIỄN PHÍ CHƯƠNG TRÌNH ÔN LUYỆN CHỌN LỌC GIAI ĐOẠN NƯỚC RÚT CHO SĨ TỬ 2K4 <<<