Top các mẫu Kết bài Thương vợ hay nhất

0

Kết bài Thương vợ là tài liệu vô cùng hữu ích mà Bút Bi muốn giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 11 tham khảo. Thông qua 5 mẫu kết bài Thương vợ này, các bạn có thêm nhiều tư liệu  để tham khảo và trau dồi vốn từ củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng viết kết bài phân tích Thương vợ  một cách ngắn gọn và xúc tích nhất. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

Tham khảo thêm:

1. Kết bài Thương vợ ( mẫu 1)

Bài thơ “Thương vợ”của Trần Tế Xương đã thể hiện được ân tình sâu nặng và tình cảm chân thành của nhà thơ đối với người vợ của mình. Trước Tú Xương hiếm có nhà thơ nào mà có những bài thơ viết về người vợ hay và lắng đọng, sâu sắc như ông. Bài thơ không chỉ cho thấy một tâm hồn rất cởi mở, đôn hậu của nhà thơ đối với vợ mà còn chứng tỏ được tài năng, thi bút của một thi sĩ đã biết vận dụng và sáng tạo ngôn ngữ dân gian.

2. Kết bài Thương vợ ( mẫu 2)

Bài thơ chính là tiếng lòng chân thành vừa ngợi ca, cảm phục, chia sẻ và cảm thông trước vất vả, gian nan của bà Tú và vừa là lời tự trách, tự lên án của ông Tú. Phải yêu vợ, thương vợ đến mức sâu sắc thì nhà thơ mới viết nên bài thơ giàu cảm xúc, chân thực như vậy. Chất trữ tình và trào phúng  hòa quyện trong nhau đưa người đọc đến những cung bậc tình cảm rất sâu sắc bình dị và đáng trân trọng, ẩn chứa ở trong lòng nhà thơ vốn căm ghét thế thái nhân tình đã đổi thay. Tú Xương qua bài thơ gửi đến những người chồng một bức thông điệp: hãy nói lời yêu thương chia sẻ thật nhiều với người vợ của mình.

3. Kết bài Thương vợ ( mẫu 3)

Bài thơ “Thương vợ” được tác giả viết theo thể thơ thất ngôn bát cú. Ngôn ngữ thơ rất bình dị như là tiếng nói đời thường nơi “mom sông” của những người buôn bán nhỏ, cách đây một thế kỷ. Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thế (bà Tú với “năm con, một chồng”) lại vừa khái quát sâu sắc (người phụ nữ ngày xưa). Hình tượng thơ hàm súc và gợi cảm: thương vợ, thương mình, buồn về gia cảnh và thêm nỗi đau đời. “Thương vợ’” chính là bài thơ trữ tình đặc sắc của Tú Xương nói về người vợ, về người phụ nữ ngày xưa với bao đức tính tốt đẹp và hình ảnh bà Tú được nói đến trong bài thơ rất gần gũi với người mẹ, người chị ở trong mỗi gia đình Việt Nam. Tú Xương chiếm một địa vị vẻ vang ở trong nền văn học Việt Nam. 

4. Kết bài Thương vợ ( mẫu 4)

Tóm lại “Thương vợ” chính là một bài thơ hay mang đậm giá trị cảm xúc của Tú Xương. Nó hay trong cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh trong ca dao, thành ngữ của Tú Xương. Bài thơ mang đậm cảm xúc chân thành, lời thơ rất giản dị mà sâu sắc, nói lên tình cảm yêu thương và sự quý trọng mà Tú Xương dành cho vợ mình. Bên cạnh đó, bài thơ còn thể hiện được đức tính đẹp của người phụ nữ Việt Nam ở xã hội xưa nói chung và bà Tú nói riêng.

5. Kết bài Thương vợ ( mẫu 5)

Bằng tình cảm chân thành và bằng nghệ thuật sống động, Tú Xương đã thể hiện được hình ảnh của  người phụ nữ giỏi giang, lam lũ và tần tảo nuôi chồng nuôi con. Bà Tú có những phẩm chất vô cùng tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa. Bao nhiêu công trạng trong gia đình, ông Tú đã dành cho bà Tú, tác giả chỉ nhận về cho mình một chữ “không”. Nhưng bình tâm mà xét thì ông Tú cũng rất xứng với bà Tú vì trên đất nước gian lao và vất vả này có hàng triệu người giống như bà Tú, nhưng chỉ có một mình bà Tú là được vào cõi thơ, cõi bất tử!

Hy vọng bài viết trên đây của Bút Bi sẽ giúp các bạn học tốt hơn trong chương trình ngữ văn lớp 11.