Soạn bài Thương Vợ ngắn nhất – Ngữ văn 11

0

Bài viết này của Bút Bi sẽ giúp các bạn có nguồn tư liệu tham khảo để soạn bài Thương vợ. Với những gợi ý cụ thể và cùng với sự chuẩn bị bài của mỗi bạn, Bút Bi tin rằng các bạn sẽ có thể cảm nhận dễ dàng hơn về  những giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

Tham khảo thêm:

1. Soạn bài Thương Vợ – Tác giả

1.1. Tiểu sử về Trần Tế Xương

Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường có gọi là Tú Xương.

– Quê quán:  ở làng Vị Xuyên – huyện Mỹ Lộc – tỉnh Nam Định (nay là thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định).

– Cuộc đời ngắn ngủi và có nhiều gian truân.

1.2. Sự nghiệp văn học của Trần Tế Xương

a) Các tác phẩm của Trần Tế Xương

– Tác phẩm của Tế Xương có khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và một số bài như văn tế, phú, câu đối,…

b) Phong cách nghệ thuật của Trần Tế Xương

– Thơ của Tế Xương có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực và trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc.

– Với giọng văn châm biếm rất sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến và bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng ở trong buổi giao thời.

2. Soạn bài Thương Vợ – Tác phẩm

a) Hoàn cảnh sáng tác bài Thương Vợ

Thơ thời xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi đang còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Thơ của Tế Xương lại khác. Trong sáng tác của ông, có hẳn một đề tài về bà Tú bao gồm cả thơ, văn tế và câu đối.

– Bà Tú từng chịu rất nhiều vất vả gian truân trong cuộc đời, nhưng bà lại có niềm hạnh phúc là ngay lúc còn sống đã được đi vào thơ của ông Tú cùng với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng.

– Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của tác giả Tế Xương viết về bà Tú.

b) Bố cục của bài Thương Vợ

– Phần 1 (4 câu đầu): Hình ảnh bà Tú tần tảo, chịu thương chịu khó hiện lên qua nỗi thương vợ của người thi sĩ

– Phần 2 (còn lại): Tình cảm, thái độ của nhà thơ.

c) Giá trị nội dung bài Thương Vợ

Xây dựng thành công được hình ảnh của bà Tú – một người vợ tảo tần, giàu đức hy sinh, đã gánh vác gia đình cùng với những gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên trên đôi vai gầy. Đồng thời, thông qua đó, người đọc cũng có thể cảm nhận  rõ được tình thương yêu và quý trọng người vợ của Trần Tế Xương

– Ẩn đằng sau hình ảnh của người vợ tảo tần sớm khuya đó chính là hình ảnh của ông Tú với đầy những tâm sự. Bà Tú hiện lên càng đảm đang và tháo vát vất vả bao nhiêu thì ông Tú lại càng nhỏ bé và nhạt nhòa, vô dụng bấy nhiêu. Đây chính là sự bất lực của một người trí sĩ đương thời trước dòng đời nổi trôi và xã hội quan liêu thối nát.

d) Giá trị nghệ thuật bài Thương Vợ

– Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt rất bình dị, tự nhiên và giàu sức biểu cảm; cảm xúc chân thành tiêu biểu cho thơ trữ tình của nhà thơ Trần Tế Xương

– Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò và cách nói của văn học dân gian ở trong việc khắc họa hình ảnh của bà Tú 

– Hình ảnh của bà Tú được nhắc tới với giọng điệu ngợi ca, đầy yêu thương còn hình ảnh của tác giả ẩn đằng sau đó lại được nhắc đến với một giọng điệu trào phúng, bất lực.

3. Soạn bài Thương Vợ – Đọc hiểu văn bản

* Hai  câu  đề: Lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng trong gia đình mà bà Tú phải đảm đương.

– Thời  gian “quanh  năm”,  làm  việc  liên  tục, không trừ một ngày nào.

–  Địa  điểm:  “mom  sông”, nơi rất  cheo  leo,  nguy hiểm và không ổn định.

→ Công việc và hoàn cảnh làm ăn rất vất  vả, ngược xuôi.

–  “nuôi đủ” cả gia đình, không thiếu  cũng chẳng dư. Cách dùng số đếm  rất độc đáo  một chồng  bằng cả  năm con,  ông Tú nhận mình cũng là một đứa con  đặc biệt. Kết hợp với cách ngắt nhịp  4/3 thể hiện lên nỗi cực nhọc của vợ.

→ Bà  Tú  là  người  đảm  đang,  chu  đáo  với chồng với con.

* Hai câu thực : Đặc tả cảnh làm ăn vô cùng  vất vả để mưu sinh của bà Tú.

– Hình ảnh  thân cò  gợi nỗi vất vả, đơn  chiếc trong khi làm ăn.

  • “Lặn lội … khi quãng vắng” : nỗi gian  truân, lo lắng, lam lũ và cực nhọc.
  • “Eo sèo… buổi đò đông”: sự chen lấn,  xô đẩy, giành giật và ẩn chứa những sự bất trắc  “đò đông”.

– Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán  dụ và ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân  gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực  của ba Tú.

– Thực cảnh mưu sinh của bà Tú :  Không gian, thời gian thì rợn ngợp, nguy  hiểm đồng thời cũng thể hiện lòng xót  thương da diết của ông Tú.

* Hai  câu  luận : Cảnh  đời  oái  oăm mà bà Tú đã phải gánh chịu.

– Cách dùng từ tăng tiến “một”; “hai”;  “năm”; “mười” , phép đối và vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian đã gợi lên sự gian  khổ, lao nhọc cũng tăng lên gấp bội.

–  “Âu  đành  phận”,  “dám  quản  công”:  Đức  hi  sinh  thầm  lặng  cao  quý  vì  chồng  con,  ở  bà  hội  tụ  cả  sự  tần  tảo,  đảm  đang và nhẫn nại.

→Bà  Tú chính là  hiện  thân  của  một  cuộc  đời  vất  vả  qua  đó  thấy  được  nỗi  cảm  thông  sâu  sắc và  tấm  lòng  yêu  thương  vợ  của  tác  giả.

* Hai câu kết: Nhà thơ đã tự chửi mình và  chửi thói đời đen bạc.

– Tú Xương tự trách mình và nhận mình  có khuyết điểm, vô tích sự. Sự  hờ  hững, là  biểu hiện của  thói đời  bạc bẽo.

– Nhận mình có khiếm khuyết, phải ăn  bám và để vợ phải nuôi con và  chồng.

→ Từ  tấm  lòng  thương  vợ  cho đến  thái  độ  đối  với  xã  hội,  tác giả cũng  chửi  cả  thói đời đen bạc.

4. Soạn bài Thương Vợ – Hướng dẫn học bài

Soạn bài Thương Vợ (Câu 1 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 trang 30)

* Hình ảnh của bà Tú qua bốn câu thơ đầu tiên:

– Hai câu đề kể về công việc làm ăn và gánh nặng của bà Tú phải đảm đang:

  • “Quanh năm”: Cách tính thời gian vất vả, triền miên và hết năm này rồi sang năm khác.
  • “Mom sông”: Địa điểm làm ăn cheo leo, nguy hiểm và không ổn định.

⇒ Hình ảnh gợi lên hoàn cảnh kiếm sống vô cùng lam lũ, vất vả với một không gian sinh tồn bấp bênh và khó khăn.

– Hai câu thực đặc tả cảnh làm ăn rất vất vả để mưu sinh của bà Tú:

  • Đảo ngữ “lặn lội” được đưa lên đầu câu, dùng “thân cò” thay cho “con cò” nhấn mạnh nỗi vất vả và gian truân của bà Tú.
  • “Quãng vắng”, đò đông”: Không gian heo hút và vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm.
  • Biện pháp đối: “khi quãng vắng” >đối< “buổi đò đông”.
  • “Eo sèo”: Gợi cảnh chen chúc, bươn trải ở trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ.

⇒ Hai câu thực miêu tả nỗi vất vả, cơ cực và khó khăn của bà Tú.

⇒ Bốn câu thơ đầu tả về cảnh công việc và thân phận của bà Tú, đồng thời cho ta thấy tấm lòng xót thương của Tú Xương đối với vợ.

Soạn bài Thương Vợ (Câu 2 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 trang 30)

* Những câu thơ nói để lên đức tính cao đẹp của bà Tú:

– “Nuôi đủ năm con với một chồng” 

⇒ Bà Tú chính là người gánh vác gia đình. Ông Tú tự ví mình giống như một “người con” của bà Tú, một người chồng “ăn lương vợ”.

– “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”

⇒ Chăm chỉ kiếm sống làm ăn dù có khó khăn và khổ cực cách mấy.

– “Một duyên hai nợ âu đành phận”

⇒ Bà không hề than thân, trách phận hay là oán giận chồng con. Bà sẵn sàng, tự nguyện gánh mọi khổ cực vì chồng vì con.

Soạn bài Thương Vợ (Câu 3 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 trang 30)

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

– Tiếng chửi chính là lời của tác giả. 

– Ý nghĩa:

  • Sau đó còn chính là lời tự chửi bản thân mình. Tự coi mình là một loại vô tích sự, ăn lương vợ, tự mắng mình là gánh nặng của vợ.
  • Tiếng chửi xã hội, thói đời đểu cáng và bạc bẽo khiến người vợ phải chịu nhiều vất vả, còn mình là một người chồng ăn bám, vô tích sự “có như không”.

⇒ Đằng sau tiếng chửi chính là cả một tình yêu, lòng thương vợ chân thành và sâu nặng của tác giả.

Soạn bài Thương Vợ (Câu 4 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 trang 30)

* Nỗi lòng thương vợ được nhà thơ thể hiện rất rõ ở trong bài thơ:

– Tựa đề Thương vợ: bày tỏ trực tiếp nỗi lòng của mình với vợ

– Tiếng chửi: tác giả một mặt là tự trách mình, mặt khác thể hiện tình yêu, lòng thương vợ chân thành và sâu nặng của tác giả.

– Bài thơ dựng lên hai bức chân dung đó là: Bức chân dung hiện thực về bà Tú và bức chân dung tinh thần của Tế Xương. Trong bài thơ, ông Tú không xuất hiện một cách trực tiếp nhưng vẫn biểu hiện trong từng câu thơ. Đó chính là một tấm lòng yêu thương, biết ơn đối với người vợ. Trong cái xã hội trọng nam khinh nữ, việc một nhà nho như Tế Xương không những nhận ra sự vô dụng của mình mà còn trách bản thân một cách rất thẳng thắn.

⇒ Nhân cách của Tú Xương chân thật và cao đẹp.

5. Soạn bài Thương Vợ – Luyện tập

Soạn bài Thương Vợ (SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 trang 30)

– Từ ngữ giản dị và giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh ngôn ngữ văn học dân gian: hình ảnh “thân cò”, sử dụng rất nhiều thành ngữ),…

  • Về hình ảnh: trong ca dao, hình ảnh con cò mang rất nhiều nét nghĩa. Có khi nó đã được dùng để nói về thân phận của những người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương và chịu khó (“Con cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”). Có khi lại là  tượng trưng cho thân phận người lao động lam lũ và vất vả (“Con cò mà đi ăn đêm – đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”). Như vậy, con cò ở trong ca dao vốn đã gợi nhiều cay đắng, xót xa. Song, khi ứng vào một thân phận cụ thể như là bài thơ Thương vợ của Tú Xương, càng gợi lên được sự xót xa, tội nghiệp. Hơn nữa, Tú Xương lại dùng cách nói “thân cò” càng để nhấn mạnh nỗi vất vả và gian truân của bà Tú.
  • Vận dụng từ ngữ: Đáng chú ý nhất chính là thành ngữ “năm nắng mười mưa” được vận dụng một cách vô cùng sáng tạo. Cụm từ “năm nắng” chỉ về sự vất cả. Các từ “năm”, “mười” là số lượng phiếm chỉ, để nói về số nhiều, được tách ra rồi lại kết hợp với “nắng mưa” tạo nên một thành ngữ chéo. Qua đó, nói lên được sự vất vả, gian lao đồng thời thể hiện được đức tính chịu thương, chịu khó và hết lòng vì chồng, vì con của bà Tú.

– Ngôn ngữ  và đời sống (cách nói nhiều khẩu ngữ, sử dụng tiếng chửi): “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”. 

  • Tiếng chửi về chính bản thân mình
  • Chửi thói đời đều cáng và  bạc bẽo khiến người phụ nữ phải vất vả, còn mình là một người chồng vô tích sự.

6. Tóm tắt bài Thương vợ

Tình thương vợ sâu sắc của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian lao và phẩm chất vô cùng cao đẹp của người vợ. Câu thơ mở đầu nói về hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú giống như một bối cảnh hiện lên hình ảnh của bà Tú tần tảo, tất bật ngược xuôi. Hoàn cảnh vất vả, lam lũ được gợi lên qua cách nói về thời gian “quanh năm”, cách nêu địa điểm “mom sông”. Cuộc sống vất vả gian truân càng làm rõ lên phẩm chất cao đẹp của bà Tú. Bà là người đảm đang và tháo vát “Nuôi đủ năm con với một chồng”.

Nếu câu thơ thứ ba gợi lên nỗi vất vả đơn chiếc thì câu thứ tư lại làm rõ sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú. Thấm thía nỗi vất vả và gian lao của vợ, Tú Xương mượn hình ảnh con cò ở trong ca dao để nói về bà Tú. Câu thơ đã gợi cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ.

Trong hai câu luận, Tú Xương đã một lần nữa cảm phục sự hi sinh rất mực của vợ. “Nắng mưa” chỉ sự vất vả, “năm, mười” là số lượng phiếm chỉ nói lên được sự vất vả gian lao, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú. Ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện ở trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài và trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ thương mà còn để tri ân vợ.

Nhà thơ không chỉ cảm phục, biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách, tự lên án bản thân ở trong hai câu kết. Ông chửi thói đời bạc bẽo, vì thói đời chính là một nguyên nhân sâu xa khiến cho bà Tú phải khổ. Sự hờ hững của ông cũng chính là một biểu hiện của bối cảnh xã hội phong kiến thời xưa. Tác giả dám tự nhận khuyết điểm, càng thấy mình khiếm khuyết càng thương yêu và quý trọng vợ hơn.

Hy vọng bài viết hướng dẫn chi tiết Soạn bài Thương Vợ trên đây của Bút Bi sẽ giúp các bạn học tốt hơn trong chương trình ngữ văn lớp 11.

Tham khảo thêm: