Giới thiệu một vài nét về Hồ Xuân Hương và tác phẩm “Tự tình” là tài liệu văn mẫu lớp 11 hay được Bút Bi sưu tầm, giúp các em hiểu hơn về Hồ Xuân Hương và Tự tình của bà. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 11.
Tham khảo thêm:
1. Tiểu sử về Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nổi tiếng ở trong lịch sử văn học dân tộc. Đối với người Việt Nam, tên tuổi của bà rất quen thuộc không kém bất cứ một nhà thơ nào.
Đáng tiếc là về cuộc đời của nữ thi sĩ, chúng ta được biết quá là ít. Tiểu sử của Hồ Xuân Hương đến nay vẫn còn nhiều điếm gây tranh cãi. Thậm chí còn có một vài ý kiến còn cho rằng những bài thơ được xem là của của Hồ Xuân Hương hiện nay do rất nhiều người sáng tác, nghĩa là không co ai thực sự là Hồ Xuân Hương. “Bà Chúa thơ Nôm” là “con của Hồ Phi Diễn (1706-1783), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An và một người thiếp có quê ở Hải Dương”
Năm sinh, năm mất, thân thế, cuộc đời, và thơ văn của bà cho đến nay vẫn còn vướng mắc nhiều nghi vấn. Ta chỉ biết bà sống ở thời Lê mạc Nguyễn sơ, người cùng thời với Nguyễn Du (1765-1820), Phạm Đình Hổ (tức Chiêu Hổ, 1768-1839). (theo thống kê của rất nhiều tài liệu).
Bà xuất thân ở trong một gia đình phong kiến suy tàn, song hoàn cảnh cuộc sống đã giúp cho nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi cùng với quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp xúc với nhiều những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội.Bà là một phụ nữ vô cùng thông minh, có học nhưng học hành cũng không được nhiều lắm, Hồ Xuân Hương giao du rộng rãi với bạn bè và nhất là đối với những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà nho. Nữ thi sĩ còn là người từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước.
Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có rất nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, thì cả hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và đều không có hạnh phúc.
2. Con đường nghệ thuật của Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ Nôm rất nổi tiếng. Bà đã để lại rất nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam, “là nhà thơ độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc”.
Các tác phẩm của bà đã bị mất đi nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ chữ Nôm truyền bằng miệng.
Lưu Hương Ký là tập thơ có nội dung về tình yêu gia đình, đất nước, nó không thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ của bà, cho nên, việc nghiên cứu giá trị thơ của Hồ Xuân Hương chủ yếu được thực hiện ở trên những bài thơ Nôm truyền tụng của bà.
Cách tả cảnh, tả tình và cách dùng từ… trong thơ Nôm của bà có một không hai, vô cùng sống động và cực kỳ đặc sắc. Nhà thơ Xuân Diệu đánh giá thơ của Hồ Xuân Hương là “tót vời của nguồn thơ nôm na bình dân“. Hồ Xuân Hương là một nữ sỹ có thiên tài và giàu tình cảm, nhưng “vì số phận hẩm hiu, thân thế long đong, nên trong thơ của bà hoặc có ý lẳng lơ, hoặc có giọng mỉa mai, những bài nào cũng chứa chan tình tự”.
Thơ của Hồ Xuân Hương cũng rắc rối, phức tạp như chính cuộc đời của bà. Số bài thơ còn lại cho đến nay chủ yếu nhờ vào sự lưu truyền, bảo vệ của nhân dân nên có rất nhiều dị bản.
Số thơ Nôm lâu nay được coi là của nữ thi sĩ khoảng năm mươi bài. Ðây là tập thơ Nôm Ðường luật xuất sắc của nền văn học dân tộc Việt Nam (Tập thơ Xuân Hương thi tập) Ngoài tập thơ này còn có tập thơ Lưu Hương Ký là mang bút danh của nữ thi sĩ do ông Trần Thanh Mại phát hiện vào năm 1964 gồm có 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm. Với một nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ đã viết về tâm sự và những mối tình của mình với những người bạn trai.
Có thể nói rằng “Sự nghiệp của Hồ Xuân Hương là ngọn hải đăng” như lời đề tựa thư hai của tuyển tập Hồ Xuân Hương bằng tiếng Pháp.
3. Phong cách sáng tác của Hồ Xuân Hương
Nét độc đáo nhất trong thơ của Hồ Xuân Hương là giọng điệu trào phúng. Có thể nói, trào phúng là nghệ thuật độc đáo ở trong thơ Hồ Xuân Hương. Giọng điệu này được thể hiện khi nữ sỹ phê phán, đả kích giai cấp phong kiến thống trị.
4. Các tác phẩm tiêu biểu của Hồ Xuân Hương
- Bánh trôi nước
- Vịnh cái quạt
- Cảnh thu
- Thơ tự tình
- Vấn nguyệt
- Động hương tích
- Họa nhân
- Đá ông bà chồng
- Hỏi trăng
- Duyên kỳ ngộ
- …
5. Vinh danh
- Hầu hết các thành phố của Việt Nam đều có con phố chính mang tên của Bà. Tên bà còn được đặt tên cho một hồ nước ở trung tâm thành phố Đà Lạt.
- Tác phẩm “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương được lựa chọn dạy ở trong môn Ngữ văn của các trường Trung học cơ sở tại Việt Nam.
- Tác phẩm “Tự tình II” được lựa chọn để dạy ở trong chương trình Ngữ văn 11 tại Việt Nam.
- Một số tác phẩm của nữ thi sĩ được dịch sang tiếng Anh ở trong cuốn Tinh hoa mùa xuân của John Balaban (Copper Canyon Press, 2000, ISBN 1 55.659 148 9).
- Năm 2021, Hồ Xuân Hương đã được UNESCO vinh danh la “danh nhân văn hóa thế giới”
6. Những nhận định về Hồ Xuân Hương
Bà được nhà thơ Xuân Diệu mệnh danh là ”Bà chúa thơ Nôm”
“Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ khác thường.”
(Lê Trí Viễn)
“Trong thơ Hồ Xuân Hương có quỷ”
( Tản Đà)
“Hồ Xuân Hương là một trong những hiện tượng văn học độc đáo nhất của Việt Nam trong toàn bộ nguồn thơ mà tôi được biết trên nền thơ thế giới qua tất cả các thời đại.”
(Thi sĩ Dimitrova người Bulgaria )
“Tứ thơ dồi dào nhưng vẫn tỏ ra vui mà không buông tuồng; buồn mà không đau thương; khốn khổ mà không lo phiền; cùng mà không bức bách. Thật là do tính tình nghiêm chỉnh mà ra. Cho nên, khi hát lên, ngâm lên những lời thơ ấy, thì tay cứ muốn múa, châm cứ muốn dậm mà không tự biết. Lưu Hương Ký tuy đầy vẻ gió, mây, trăng, móc, nhưng đều tự đáy lòng mà phát ra, biểu hiện thành lời nói, lại cũng đều đúng với cái ý trên kia là xuất phát từ mối tình mà biết dừng lại trên ân nghĩa”.
( Tốn Phong)
Hy vọng bài viết trên đây của Bút Bi sẽ giúp các bạn học tốt hơn trong chương trình ngữ văn lớp 11.