Mẫu mở bài Tự tình 2 hay là tài liệu vô cùng hữu ích mà Bút Bi muốn giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 11 tham khảo. Thông qua 15 mẫu mở bài Tự tình 2 này, các bạn có thêm nhiều tư liệu để tham khảo và trau dồi vốn từ củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng viết mở bài phân tích Tự tình một cách ngắn gọn và xúc tích nhất. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi.
Tham khảo thêm:
1. Mở bài Tự tình 2 hay (trực tiếp)
1.1 Mở bài trực tiếp bài Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương (mẫu 1)
Tự tình chính là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Hồ Xuân Hương, đây là một bài thơ tự bày tỏ lòng mình. Như chúng ta cũng biết Hồ Xuân Hương sống vào cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX , bà xuất thân ở trong một gia đình nhà nho nghèo, cha làm nghề dạy học. Thế nhưng, bà không chịu gò bó vào cái xã hội eo hẹp, tù túng ấy mà bà là một người phóng khoáng, đa tài và đa tình, giao thiệp với những nhà văn, tài tử, và bà đi rất nhiều nơi. Nhưng éo le thay, là người xưa thường có câu “Hồng nhan bạc phận”, bà cũng phải chịu kiếp số rất lận đận, éo le và đầy ngang trái trong con đường tình duyên. Những tác phẩm của bà chủ yếu là được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.Hồ Xuân Hương được mệnh danh “Bà chúa thơ Nôm”. Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo ở trong lịch sử văn học Việt Nam.
1.2 Mở bài trực tiếp bài Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương (mẫu 2)
Hồ Xuân Hương là một trong những nữ thi sĩ tài ba bậc nhất của văn học Trung đại Việt Nam. Bà đã để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ, giàu giá trị ở trên cả mảng thơ chữ Nôm và chữ Hán. Nổi bật nhất trong tác phẩm của bà là tiếng nói thương cảm cùng với số phận người phụ nữ và bài thơ Tự Tình (bài II) là một trong số những bài thơ như vậy. Bài thơ nằm trong chùm thơ Tự tình, gồm có tất cả là ba bài, được viết theo thể thơ Đường luật. Tác phẩm là nỗi thương mình ở trong sự cô đơn khi phải chịu cảnh làm lẽ, khao khát về hạnh phúc mãnh liệt. Đồng thời bài thơ cũng thể hiện một thái độ bứt phá, vùng vẫy, muốn thoát khỏi cái cảnh ngộ éo le để có thể đạt được hạnh phúc, nhưng cuối cùng bi kịch vẫn toàn là bi kịch.
1.3 Mở bài trực tiếp bài Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương (mẫu 3)
Hồ Xuân Hương là một trong những nữ sĩ xuất sắc của Việt Nam, số lượng tác phẩm bà để lại khá là nhiều, và phong cách sáng tác thơ của bà chủ yếu là tả cảnh ngụ tình. Bà còn được biết tới với hình ảnh của một nữ nhà thơ viết nhiều về thân phận của người phụ nữ, là người dũng cảm đề cao vẻ đẹp, sự hy sinh và đức hạnh của người phụ nữ, đồng thời lên tiếng và bênh vực cho họ và phê phán lên án vô cùng gay gắt chế độ xã hội cũ. Tự tình 2 là một trong những bài thơ rất là hay, chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc của chính tác giả và cũng là của những người phụ nữ nói chung.
1.4 Mở bài trực tiếp cho bài thơ Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương (mẫu 4)
Hồ Xuân Hương một nữ thi sĩ đại tài của nền văn học Việt Nam, bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Các vần thơ của bà tập trung nói về những người phụ nữ với sự ý thức cao độ về vẻ đẹp hình thức và nhan cách. Nhưng đằng sau những vần thơ đó còn là nỗi đau của thân phận bị rẻ rúng. Nỗi niềm đó được thể hiện ở trong rất nhiều bài thơ của bà, và một trong những bài thơ đó không thể không nhắc tới bài Tự tình II.
1.5 Mở bài trực tiếp cho bài thơ Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương (mẫu 5)
Trong hệ thống những bài thơ chứa tâm sự của nhà thơ Hồ Xuân Hương, “Tự tình” chính là một trong những bài thơ hay nhất. Bài thơ thể hiện lên nỗi buồn, nỗi cô đơn thấm thía của một người yêu đời, tràn đầy sức sống nhưng gặp cảnh ngộ éo le, một con người luôn luôn khao khát tình yêu nhưng chỉ gặp toàn dang dở và bất hạnh. Đó còn là sự bất hạnh của một mơ ước không thành hiện thực.
2. Mở bài Tự tình 2 hay (gián tiếp)
2.1 Mở bài gián tiếp bài Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương (mẫu 1)
Xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là một xã hội phong kiến đầy bất công đối với những thân phận bé nhỏ, đặc biệt là những người phụ nữ. Nỗi tủi nhục, đau đớn trước số phân chuân chuyên trong tình yêu cũng là một chủ đề ở trong thơ ca trung đại dưới ngòi bútt xót thương của những người thi nhân biết đồng cảm. Hồ Xuân Hương là một nữ sỹ tài danh thời ấy nhưng lại gặp nhiều trắc trở trong tình yêu, hôn nhân. Tự tình là một bài thơ đặc sắc thể hiện về nỗi đau buồn tủi trước thân phận éo le của mình. Diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình ở trong bài thơ đi từ cô đơn, buồn tủi, đau đớn đến uất ức muốn vùng lên đấu tranh nhưng rồi lạii trở lại sự buồn tủi không lối thoát.
2.2 Mở bài gián tiếp bài Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương (mẫu 2)
Trong xã hội phong kiến xưa, số phận của người phụ nữ luôn là tấm gương oan khổ của những éo le, bất công. Sống ở trong xã hội với quan điểm “trọng nam khinh nữ”, có những người trầm lặng cam chịu, nhưng cũng có người ý thức sâu sắc được bi kịch bản thân, đã cất lên tiếng nói phản kháng mạnh mẽ. Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những người phụ nữ đã làm được điều đó. Bài thơ “Tự tình II” nằm trong chùm thơ bao gồm có ba bài là tác phẩm thể hiện rõ điều này. Bốn câu thơ đầu ở trong bài thơ đã làm nổi bật hoàn cảnh cũng như tâm trạng vừa buồn vừa tủi, vừa phẫn uất muốn vượt lên trên số phận của nữ thi sĩ.
2.3 Mở bài gián tiếp bài Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương (mẫu 3)
Từ lâu, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa đã gắn liền với thân phận bèo bọt, trôi nổi và bất hạnh. Có lẽ, ai cũng đã từng khóc thương tha thiết cho thân phận của nàng Kiều tài hoa mà bạc mệnh, từng ấm ức thay cho nỗi oan khuất mà thấu tận trời xanh của Vũ Nương. Và giờ đây, khi tới với tác phẩm “Tự tình 2” của Hồ Xuân Hương, chúng ta lại thêm phần xót thương cho thân phận trôi nổi của người phụ nữ ở trong xã hội Phong kiến xưa. Bài thơ chính là tiếng lòng chất đầy nỗi niềm sâu kín của nữ sĩ.
2.4 Mở bài gián tiếp cho bài thơ Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương (mẫu 4)
Thơ là một hình thái nghệ thuật vô cùng cao quý, tinh vi. Mỗi bài thơ chính là tiếng hát của trái tim, là những cảm xúc chân thành mà mãnh liệt của những người nghệ sĩ. Bởi vậy, Diệp Tiến đã cho rằng, “thơ là tiếng lòng”. Trong số những “ tiếng lòng” ở trong thơ, ta bắt gặp nỗi lòng người phụ nữ sống trong xã hội thời xưa đầy xót xa, tủi hổ, nổi bật đó chính là Hồ Xuân Hương với tác phẩm “ Tự tình II”.
2.5 Mở bài gián tiếp cho bài thơ Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương (mẫu 5)
Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ ở trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết về thời hiện đại. Tình yêu và hạnh phúc gia đình chính là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa cho đến nay. Nó góp phần thể hiện rõ tinh thần nhân đạo ở trong văn học. Chùm thơ Tự tình chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về những người phụ nữ trong văn học Việt Nam – Hồ Xuân Hương.
3. Mở bài Tự tình 2 hay (nâng cao)
3.1 Mở bài nâng cao phân tích bài thơ Tự tình 2 (mẫu 1)
Một nhà phê bình văn chương nổi tiếng đã từng đưa ra một quy luật là : “Văn chương, thơ ca là tấm gương phản chiếu của tâm hồn, là tiếng nói tình cảm của nhân loại, là những rung động của trái tim trước cuộc đời tươi đẹp. Những giá trị tinh thần mà văn chương, thơ ca đem lại, đã thoát khỏi cái quy luật băng hoại của thời gian, để trường tồn mãi mãi”. Không nằm ngoài cái quy luật đó, Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng muốn để lại cho hậu thế những tác phẩm vô cùng hoàn mỹ, đạt đến sự xuất sắc về cả nội dung và cả nghệ thuật. Tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất đó là bài thơ “Tự Tình 2” – Là tiếng nói thương cảm đối với số phận hẩm hiu của những người phụ nữ Việt Nam trong thời phong kiến, đồng thời đề cao vẻ đẹp và khát vọng sống của họ.
3.2 Mở bài nâng cao phân tích bài thơ Tự tình 2 (mẫu 2)
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi”
Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm, một hiện tượng rất đặc biệt của thơ ca trung đại Việt Nam. Nữ sĩ có số phận éo le, ngang trái nên hồn thơ của bà chính là tiếng nói đại diện cho những người phụ nữ sống ở trong xã hội phong kiến với một khát vọng tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Chùm thơ Tự tình của bà gồm có ba bài là sự phản ánh đặc sắc tâm tư, tình cảm của nhà thơ hay của một người phụ nữ “hồng nhan mà bạc phận” đường tình duyên không trọn vẹn, quá lứa lỡ thì. Trong đó Tự tình bài II được coi là bài thơ hay nhất và giàu cảm xúc, lắng đọng nhất.
3.3 Mở bài nâng cao phân tích bài thơ Tự tình 2 (mẫu 3)
Tự tình chính là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Hồ Xuân Hương, đây là một bài thơ tự bày tỏ lòng mình. Như chúng ta cũng biết Hồ Xuân Hương sống vào cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX , bà xuất thân ở trong một gia đình nhà nho nghèo, cha làm nghề dạy học. Thế nhưng, bà không chịu gò bó vào cái xã hội eo hẹp, tù túng ấy mà bà là một người phóng khoáng, đa tài và đa tình, giao thiệp với những nhà văn, tài tử, và bà đi rất nhiều nơi. Nhưng éo le thay, người xưa lại thường có câu “Hồng nhan bạc phận”, bà cũng phải chịu kiếp số rất lận đận, éo le và đầy ngang trái trong con đường tình duyên. Những tác phẩm của bà chủ yếu là được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.Hồ Xuân Hương được mệnh danh “Bà chúa thơ Nôm”. Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo ở trong lịch sử văn học Việt Nam.
Bài thơ Tự Tình được viết dưới dạng thất ngôn bát cú Đường luật. Với lối viết vô cùng sắc sảo và cũng chính là lời tự bày tỏ lòng mình nên chủ đề của bài thơ được hiện lên là một nghịch đối: duyên phận muộn màng, lỡ dỡ trong khi tác giả cứ lạnh lùng trôi qua. Điều này dẫn đến tâm trạng vừa buồn lại vừa phẫn uất, nhưng cuối cùng vẫn đọng lại ở trong tâm trí của bà.
3.4 Mở bài nâng cao phân tích bài thơ Tự tình 2 (mẫu 4)
Hồ Xuân Hương là một cá tính thơ độc đáo và nổi loạn, những câu thơ của bà đã tạc nên hình tượng một bà chúa thơ Nôm độc nhất vô nhị trên nền văn học Việt Nam. “Tự tình 2” cũng là những dòng thơ, là những lời hát về những nỗi đau của kiếp hồng nhan bạc phận, nhưng cũng đồng thời ở đó chúng ta vẫn thấy một Xuân Hương sắc sảo, bản lĩnh, muốn quẫy đạp, vượt ra khỏi ao bèo phong thời kiến xưa.
3.5 Mở bài nâng cao phân tích bài thơ Tự tình 2 (mẫu 5)
Bằng tiếng thơ chân thành như những lời tự hát của trái tim mình, Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương như gián tiếp đứng lên đòi lại tiếng nói công bằng cho quyền được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ ở trong xã hội xưa, đồng thời qua từng dòng thơ, Hồ Xuân Hương đã khắc tạc vào đó gương mặt nghệ thuật vô cùng riêng biệt của mình.
Hy vọng bài viết trên đây của Bút Bi sẽ giúp các bạn học tốt hơn trong chương trình ngữ văn lớp 11.
Tham khảo thêm: