Top các mẫu kết bài Tự tình 2 hay Hồ Xuân Hương

0

Các mẫu kết bài Tự tình 2 hay (ngữ văn lớp 11) là tài liệu vô cùng hữu ích mà Bút Bi muốn giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 11 tham khảo. Thông qua 5 mẫu kết bài Tự tình 2 này, các bạn có thêm nhiều tư liệu để tham khảo và trau dồi vốn từ củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng viết kết bài phân tích Tự tình  một cách ngắn gọn và xúc tích nhất. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

Tham khảo thêm:

Kết bài tự tình 2 của Hồ Xuân Hương hay ( mẫu số 1)

Hồ Xuân Hương ghi dấu tên mình ở trong lịch sử văn học như một nữ thi sĩ tài ba của dân tộc. Bà đi nhiều nơi, kết giao cùng với nhiều nghệ sĩ, trong đó có Nguyễn Du. Xinh đẹp, giỏi giang, tuy nhiên, bà lại không được may mắn ở trong tình yêu khi tình duyên éo le và ngang trái. Thơ của Hồ Xuân Hương đậm chất dân gian, vừa trào phúng lại vừa trữ tình. Những tác phẩm của bà thường cất lên tiếng nói cảm thương cho thân phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời khẳng định về vẻ đẹp và khát vọng sống của họ. Bài thơ “Tự tình 2” nằm ở trong chùm bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương. “Tự tình” nghĩa là kể về nỗi lòng, một đề tài thường thấy ở trong thơ xưa.

Kết bài phân tích bài thơ tự tình của Hồ Xuân Hương ( mẫu số 2)

Tự tình 2” chính là tiếng lòng của Hồ Xuân Hương đúng như nhận định của Diệp Tiến “ Thơ là tiếng lòng”  . Tiếng lòng thiết tha vừa u buồn lại vừa phảng phất ánh sáng của khao khát, ước mơ hạnh phúc như một viên ngọc sáng để thách thức bước đi nghiệt ngã của thời gian. Qua bao nhiêu thế kỷ, Hồ Xuân Hương cùng tiếng thơ “ Tự tình” vẫn in sâu ở trong tâm trí độc giả ngàn đời.

Kết bài phân tích bài thơ tự tình của Hồ Xuân Hương ( mẫu số 3)

Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm, một hiện tượng đặc biệt của nền thơ ca trung đại Việt Nam. Nữ sĩ có số phận éo le, ngang trái nên hồn thơ của bà chính là tiếng nói đại diện cho những người phụ nữ sống ở trong xã hội phong kiến với một khát vọng tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Chùm thơ Tự tình của bà gồm ba bài đó là sự phản ánh đặc sắc những tâm tư, tình cảm của nhà thơ là  một người phụ nữ “hồng nhan mà bạc phận” đường tình duyên không trọn vẹn và quá lứa lỡ thì. Trong đó Tự tình bài II được coi là một bài thơ hay nhất, giàu cảm xúc và lắng đọng nhất.

Kết bài Tự tình 2 hay ( mẫu số 4)

Tự tình là một bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ và phong cách cũng như tư tưởng của Hồ Xuân Hương đặc biệt đó là những vấn đề xoay quanh người phụ nữ. Bài thơ trĩu nặng một nỗi buồn nhưng lại không hề bi lụy bởi nổi bật lên trên hết chính là cốt cách cứng cỏi, tâm hồn nhạy cảm và mạnh mẽ đã giúp nữ thi sĩ vượt qua bao bất hạnh của cuộc đời. Bài thơ vừa là tiếng lòng riêng của nữ  thi sĩ, vừa là tiếng lòng chung của  những người phụ nữ trong xã hội phong kiến thuở ấy. Qua đây ta cũng thấy được một Hồ Xuân Hương vừa yếu mềm nhưng cũng thật ngang tàng và thật mạnh mẽ khi dám bộc lộ những suy nghĩ của chính mình.

Kết bài Tự tình 2 hay ( mẫu số 5)

Bài thơ kể  về nỗi lòng in đậm dấu ấn cá tính và phong cách thơ của Hồ Xuân Hương. Đúng là bài thơ trĩu nặng một nỗi buồn nhưng lại không hề bi lụy. Cốt cách cứng cỏi, tâm hồn nhạy cảm và mạnh mẽ đã giúp nữ thi sĩ vượt qua bao bất hạnh của cuộc đời. Bài thơ vừa là tiếng lòng riêng của nữ thi sĩ, vừa là tiếng lòng chung của  những người phụ nữ ở trong xã hội phong kiến thuở ấy- Dù buồn đến đâu thì nữ thi sĩ vẫn đắm say, thiết tha với cuộc sống. Đó chính là điều cốt lõi rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương – “Bà chúa thơ Nôm”.

Hy vọng bài viết trên đây của Bút Bi sẽ giúp các bạn học tốt hơn trong chương trình ngữ văn lớp 11.

Tham khảo thêm: