Kỳ thi Đánh giá năng lực hiện nay đã không còn xa lạ với các bạn học sinh, đặc biệt là các bạn học sinh lớp 12. Vậy đâu là lý do kỳ thi Đánh giá năng lực ngày càng trở nên phổ biến hơn như vậy? Liệu học sinh sinh năm 2006 có nên tham gia kỳ thi Đánh giá năng lực không? Bài viết dưới đây sẽ giúp 2k6 tìm ra câu trả lời.
3 lý do khiến kỳ thi Đánh giá năng lực ngày càng phổ biến đối với học sinh
Theo số liệu thống kê, năm 2023, kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội (HSA) có khoảng gần 85.000 thí sinh tham gia dự thi với tổng cộng 8 đợt thi. Kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG TP.HCM cũng ghi nhận khoảng gần 90.000 thí sinh đăng ký dự thi thành công 2 đợt thi.
Ngoài ra, năm nay, kết quả của kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội (HSA) cũng được khoảng 74 trường Đại học công nhận kết quả để xét tuyển Đại học, đối với kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG TP.HCM là khoảng 80 trường.
Có 3 lý do chính đã giúp cho 2 kỳ thi Đánh giá năng lực này trở nên ngày càng phổ biến:
- Gia tăng cơ hội trúng tuyển vào Đại học cho học sinh
Đây là một trong những lý do hàng đầu của học sinh khi đăng ký xét tuyển bằng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực. Bởi lẽ, kỳ thi Tốt nghiệp THPT có tỉ lệ chọi tăng cao mỗi năm. Để có thể đỗ Đại học TOP bằng phương thức xét tuyển bằng kết quả thi Tốt nghiệp THPT, học sinh cần đạt tối thiểu từ 27, 28 điểm trở lên. Thậm chí, có nhiều ngành HOT hiện nay, điểm chuẩn xét tuyển đã lên ngưỡng 29, 30 điểm.
Năm 2023, 2 kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM tổ chức đã được hơn 150 trường công nhận kết quả để xét tuyển đầu vào Đại học. Nhiều trường Đại học đã và đang áp dụng xét tuyển bằng kết quả thi Đánh giá năng lực ngoài các phương thức xét tuyển truyền thống như xét tuyển bằng kỳ thi Tốt nghiệp THPT, xét tuyển thẳng theo các diện ưu tiên đặc biệt,…
Đặc biệt, khi tham gia dự thi Đánh giá năng lực, các thí sinh có cơ hội nắm chắc tấm vé Đại học ngay từ sớm bởi các kỳ thi Đánh giá năng lực thường tổ chức ngay từ tháng 3 – tháng 5, trước khi học sinh thi Tốt nghiệp THPT.
- Kiến thức và kỹ năng của học sinh được nâng cao toàn diện hơn
Khác với kỳ thi xét tuyển Đại học truyền thống tập trung đánh giá vào nền tảng kiến thức của học sinh, các kỳ thi Đánh giá năng lực được biên soạn và thiết kế sao cho các trường Đại học có thể đánh giá năng lực toàn diện của học sinh.
Thi Đánh giá năng lực, học sinh cần phải học từ 7 – 8 môn thay vì chỉ học 3 môn tổ hợp như thi Tốt nghiệp THPT. Hơn nữa, các câu hỏi trong đề thi Đánh giá năng lực cũng được đặt vào các tình huống thực tiễn đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức nền tảng mà cần vận dụng được các kiến thức ấy một cách nhuần nhuyễn mới có thể tìm ra đáp án.
- Đánh giá chính xác được năng lực của học sinh
Đề thi Đánh giá năng lực được thiết kế với cấu trúc chặt chẽ, rõ ràng và có thể phân loại tốt năng lực của thí sinh tham gia thi. Chính vì vậy, ngày càng nhiều trường Đại học tăng chỉ tiêu xét tuyển cho phương thức xét tuyển bằng kết quả thi Đánh giá năng lực.
Tất cả các câu hỏi trong đề thi đều có thể đánh giá được khả năng hiểu kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết để học Đại học như kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng phân tích, kỹ năng so sánh, đánh giá,… do đó, học sinh hoàn toàn có thể tự đánh giá được năng lực của mình đang ở đâu, có đủ để học Đại học tốt hay không.
Chinh phục thành công kỳ thi Đánh giá năng lực cùng giải pháp luyện thi toàn diện – Học là đỗ trường TOP của HOCMAI
Giải pháp luyện thi toàn diện của HOCMAI ra đời với mục tiêu giúp 2k6 có thể chinh phục thành công kỳ thi Đánh giá năng lực 2024. Tham gia giải pháp luyện thi toàn diện, HOCMAI cam kết học sinh 100% đỗ các trường Đại học TOP 10 Việt Nam, hoàn ngay học phí nếu như học sinh không đạt được kết quả như mong muốn.
Để làm được điều này, HOCMAI đã xây dựng một lộ trình toàn diện từ A – Z với 3 giai đoạn:
- Giai đoạn nền tảng: Học sinh sẽ được học các kiến thức lớp 12 nền tảng cùng các thầy cô đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và luyện thi. Đây là giai đoạn đầu tiên và là giai đoạn quan trọng nhất bởi chỉ khi có kiến thức nền tảng vững chắc, học sinh mới có thể ôn luyện tốt nhất có đợt thi xét tuyển Đại học sắp tới bằng kỳ thi Đánh giá năng lực.
- Giai đoạn Tổng ôn toàn diện: Sau khoảng 3 – 4 tháng học nền tảng vững chắc, 2k6 sẽ chuyển sang giai đoạn Tổng ôn toàn bộ các kiến thức trọng tâm của cấp 3. Ở giai đoạn này, học sinh sinh năm 2006 có thể rà soát lại toàn bộ kiến thức trọng tâm và có các phương án phù hợp để bổ sung các vùng kiến thức bị hổng trong quá trình học trước đây.
- Giai đoạn Luyện đề: Đây là giai đoạn cuối cùng giúp học sinh có thể sẵn sàng tâm lý trước khi bước vào kỳ thi thật. Học sinh không chỉ được luyện đề thông qua hệ thống học liệu, bài tập của HOCMAI mà còn được thử sức trong phòng luyện đề được thiết kế có đồng hồ bấm giờ như thi thật của HOCMAI. Ngoài ra, HOCMAI cũng tổ chức thêm các đợt thi thử nhằm giúp học sinh có thể đánh giá được chính xác năng lực của bản thân cũng như rèn luyện tâm lý tốt nhất trước khi thi thật.
Trên đây là những lý do 2k6 nên cân nhắc tham gia kỳ thi Đánh giá năng lực 2024. Đây là cơ hội giúp 2k6 có thể nhân đôi cơ hội trúng tuyển Đại học mơ ước, giảm thiểu áp lực lực cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT hiệu quả. Để tận dụng cơ hội này, 2k6 hãy khởi động lộ trình luyện thi ngay hôm nay cùng giải pháp luyện thi toàn diện của HOCMAI TẠI ĐÂY.