Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lý 11 được HOCMAI biên soạn đầy đủ kiến thức, nội dung lý thuyết cùng các dạng bài tập và đề thi ôn luyện có lời giải chi tiết. Các em học sinh khối 11 hãy tham khảo thật kỹ để ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi cuối HK1 sắp tới nhé!
⇒ Tham khảo thêm:
- Đề cương ôn thi học kì 1 môn Toán lớp 11
- Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 11
- Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa lớp 11
- Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh lớp 11
- Đề cương ôn thi học kì 1 Tiếng Anh lớp 11
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM | ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN LÝ 11
PHẦN 1: ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG
1. Điện tích. Lực điện
a) Định luật Cu-lông
b) Thuyết êlectron
- Êlectron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển tử nơi này sang nơi khác. Nguyên tử bị mất êlectron sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương.
- Một nguyên tử trung hòa có thể nhận thêm một êlectron để tạo thành một hạt mang điện âm gọi là ion âm.
- Một vật nhiễm điện âm khi số êlectron mà nó chứa lớn hơn số điện tích nguyên tố dương (prôtôn). Nếu số êlectron ít hơn số proton thì vật nhiễm điện dương.
c) Sự nhiễm điện của các vật
Sự nhiễm điện do tiếp xúc |
Sự nhiễm điện do hưởng ứng |
Nếu cho một vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện khi đó điện tích sẽ di chuyển từ vật nhiễm điện sang nó dẫn đến cả hai vật đều nhiễm điện cùng dấu. Đó là sự nhiễm điện do tiếp xúc. | Đưa quả cầu A nhiễm điện dương lại gần thanh kim loại MN. Khi đó quả cầu A sẽ hút các êlectron dịch chuyển về đầu M dẫn đến đầu M nhiễm điện âm, đầu N nhiễm điện dương. Sự nhiễm điện trong thanh MN gọi là nhiễm điện do cảm ứng |
d) Định luật bảo toàn điện tích
2. Điện trường. Cường độ điện trường
- Điện trường là một dạng vật chất (môi trường) bao xung quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Nó tác dụng lực điện lên các điện tích khác trong nó.
- Cường độ điện trường là một đại lượng vật lí đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực, kí hiệu là E
a) Điện trường do một điện tích điểm gây ra
b) Điện trường gây ra bởi hệ điện tích điểm
Nguyên lí chồng chất điện trường: E = E1 + E2 + … En
c) Đường sức điện
3. Công của lực điện
4. Điện thế. Hiệu điện thế
5. Tụ điện
Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Mỗi vật dẫn đó gọi là một bản của tụ điện.
PHẦN 2: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
1. Dòng điện
Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện.
2. Nguồn điện
– Điều kiện để có dòng điện: Phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện.
– Bên trong nguồn điện có các lực lạ, lực này có tác dụng làm cho hai cực của nguồn điện được tích điện khác nhau và do đó duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó.
3. Định luật Ôm đối với toàn mạch.
4. Ghép các nguồn thành bộ
Phần 3: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
1. Dòng điện trong kim loại
– Bản chất dòng điện trong kim loại:
- Bản chất của dòng điện trong kim loại được nêu rõ trong một lý thuyết tổng quát gọi là thuyết êlectron về tính dẫn điện của kim loại.
- Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do dưới tác dụng của điện trường.
2. Dòng điện trong chất điện phân
– Chất điện phân là các dung dịch axit, bazơ, muối và các hợp chất này nóng chảy.
– Hạt tải điện là các ion dương và ion âm bị phân li từ phân tử chất điện phân.
– Bản chất dòng điện trong chất điện phân:
- Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion trong điện trường.
- Chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại.
3. Dòng điện trong chất khí
– Chất khí không dẫn điện → trong chất khí không có hạt tải điện
– Chất khí chỉ dẫn điện khi có hạt tải điện (êlectron, ion) do tác nhân ion hoá sinh ra.
– Bản chất dòng điện trong chất khí: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các các ion theo chiều điện trường và các ion âm, êlectron ngược chiều điện trường.
– Quá trình dẫn điện tự lực của chất khí:
- Dẫn điện tự lực: Duy trì được nhờ tự tạo ra hạt tải điện ban đầu và nhân số hạt tải điện ấy lên nhiều lần nhờ dòng điện chạy qua.
- Điều kiện để tạo ra quá trình dẫn điện tự lực: trong hệ phải gồm chất khí và các điện cực phải tự tại ra các hạt tải điện mới để bù lại số hạt tải điện đã đi đến điện cực và biến mất.
– Tia lửa điện – Hồ quang điện:
Tia lửa điện | Hồ quang điện | |
Đặc điểm | Tự tạo ra êlectron và ion dương nhờ ion hoá chất khí bằng điện trường mạnh. Xảy ra trong tia sét. | Tự tạo ra êlectron nhờ phát xạ nhiệt êlectron từ catôt nóng. Nhiệt độ catôt được duy trì nhờ dòng điện |
Ứng dụng | Làm bugi ô tô, xe máy | Làm đèn ống, hàn điện |
4. Dòng điện trong chất bán dẫn
– Chất bán dẫn là chất có độ dẫn điện ở mức trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách điện. Chất bán dẫn hoạt động như một chất cách điện ở nhiệt độ thấp và có tính dẫn điện ở nhiệt độ phòng.
– Điện trở suất nằm trung gian giữa điện trở suất của kim loại và điện trở suất của điện môi.
– Bản chất dòng điện trong chất bán dẫn: Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng các êlectron dẫn chuyển động ngược chiều điện trường và dòng các lỗ trống chuyển động cùng chiều điện trường.
– Các loại bán dẫn:
- Bán dẫn loại n: Chứa tạp chất đôno, mật độ êlectron rất lớn so với mật độ lỗ trống
- Bán dẫn loại p: Chưa tạp chất axepto, mật độ lỗ trống rất lớn so với mật độ êlectron
– Lớp chuyển tiếp:
- Lớp chuyển tiếp p – n có tính chỉnh lưu, dùng làm điôt bán dẫn.
- Cấu trúc n – p – n với miền p rất mỏng có hiệu ứng tranzito và khả năng khuếch đại dòng điện, được dùng làm tranzito.
B – CÁC DẠNG BÀI THƯỜNG GẶP | ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN LÝ 11 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI
1. Xác định lực tương tác của hệ điện tích điểm
Phương pháp giải:
2. Công A chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường mà không phụ thuộc vào hình dạng đường đi. Tính chất này cũng đúng cho điện trường bất kì (không đều). Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào hình dạng đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường. Do đó, với một đường cong kín thì điểm đầu và điểm cuối trùng nhau, nên công của lực điện trong trường hợp này bằng không.
2. Bài toán cực trị công suất trong mạch điện không đổi
– Lưu ý:
Mạch điện có chứa các bóng đèn, trên đó ghi rõ giá trị hiệu điện thế định mức Uđm và công suất định mức Pđm, từ đó ta có thể tính được:
Ví dụ:
3. Xác định cường độ điện trường do hệ điện tích điểm gây ra
Phương pháp giải:
Các bước tìm cường độ điện trường do một hệ điện tích điểm gây ra tại một điểm:
4. Xác định công, công suất trong mạch điện chứa nhiều linh kiện
Phương pháp giải:
Chú ý: Khi giải loại bài toán này chúng ta để ý tới các điểm sau đây:
Ví dụ:
5. Định luật Ôm cho toàn mạch đối với mạch ngoài phức tạp
Phương pháp giải:
Ví dụ:
6. Dạng bài vận dụng định luật Fa-ra-đây về hiện tượng điện phân
Ví dụ: Một bộ nguồn gồm 30 pin mắc hỗn hợp thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song, mỗi pin có suất điện động 0,9 V và điện trở trong 0,6 . Một bình điện phân dung dịch đồng có anot bằng đồng có điện trở 205 nối với hai cực bộ nguồn trên thành mạch kín. Tính khối lượng đồng bám vào catot trong thời gian 50 phút, biết đồng có A 64, n 2 = = ?
A) 0,01 g.
B) 0,023 g.
C) 0,013 g.
D) 0,018 g.
Hướng dẫn giải:
C – ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN LÝ 11 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI
Sau khi ôn luyện lại toàn bộ kiến thức lý thuyết trọng tâm đã được học trong chương trình môn Vật Lý lớp 11, các em học sinh hãy luyện tập cùng với các đề thi để nắm chắc kiến thức cũng như làm quen với ma trận đề thi. Dưới đây là 3 bộ đề thi kèm lời giải chi tiết do HOCMAI biên soạn, các em học sinh tham khảo ngay tại đây:
Trên đây là Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lý 11 đầy đủ và chi tiết nhất do HOCMAI biên soạn. Hy vọng với những kiến thức, nội dung lý thuyết được tổng hợp cũng như các dạng bài thường gặp, bộ đề thi ôn luyện trong bài sẽ giúp các em học sinh khối 11 nắm chắc kiến thức, có sự chuẩn bị tốt nhất để đạt được điểm số thật cao cao trong kỳ thi cuối HK1 sắp tới.