Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 11 môn Sinh đầy đủ và chi tiết nhất

0

Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 11 môn Sinh theo chương trình mới được HOCMAI biên soạn đầy đủ kiến thức, các nội dung lý thuyết cùng đề thi ôn luyện có hướng dẫn giải chi tiết . Các em học sinh khối 11 hãy tham khảo thật kỹ để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi cuối HK1 nhé!

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-11

Tham khảo thêm:

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM | ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 LỚP 11 MÔN SINH 

I – Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật

1. Hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-11-1

2. Vận chuyển các chất trong cây

Mạch gỗ Mạch rây
Cấu tạo – Là những tế bào chết. – Thành phần chứa linhin. – Các tế bào nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên lá, giữa chúng là những lỗ nhỏ. – Là những tế bào sống. – Thành phần chứa ít linhin. – Các ống rây nối đầu với nhau thành những ống dài đi từ lá xuống rễ
Thành phần của dịch Nước, muối khoáng, và các chất được tổng hợp ở rễ. Là các sản phẩm được đồng hóa ở lá: saccarozo, axit amin, vitamin, hoocmon thực vật,…; một số ion khoáng được sử dụng lại. 
Động lực Là sự phối hợp của 3 lực: 

– Áp suất rễ. 

– Lực hút do thoát hơi nước ở lá. 

– Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch.

Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa. 

3. Thoát hơi nước

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-11-2

4. Vai trò của các nguyên tố khoáng

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-11-3

5. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-11-4

6. Quang hợp ở thực vật

a) Quang hợp ở thực vật

Vai trò của quang hợp

– Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng và là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu chữa bệnh cho con người.

– Quang năng đã được chuyển thành hóa năng trong các liên kết hóa học của sản phẩm quang hợp. Đây là nguồn năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.

– Quang hợp điều hòa không khí: giải phóng O2 và hấp thụ CO2.

Bộ máy quang hợp

– Lá – cơ quan quang hợp

Lá có cấu trúc phù hợp với chức năng quang hợp:

  • Bản mỏng, hướng về phía ánh sáng
  • Chứa các tế bào mô giậu có mang lục lạp.
  • Hệ dẫn truyền nước và muối khoáng.
  • Có khí khổng để trao đổi khí.

– Lục lạp – bào quan thực hiện chức năng quang hợp

Chứa các hệ sắc tố quang hợp gồm diệp lục và carotenoit phân bố trong màng tilacoit. Các sắc tố này hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng. Tại đó, năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong ATP và NADPH.

Hệ sắc tố quang hợp

– Nhóm sắc tố chính: diệp lục a, diệp lục b.

 Nhóm sắc tố phụ: caroten, xantophyl.

– Vai trò:

  • Nhóm diệp lục hấp thụ ánh sáng ở vùng ánh sáng đỏ và xanh tím.
  • Nhóm sắc tố carotenoid sau khi hấp thụ ánh sáng thì truyền năng lượng cho diệp lục.

b) Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM

Pha sáng

– Xảy ra ở tilacoit khi có ánh sáng chiếu vào diệp lục.

– Là pha oxi hóa nước để sử dụng H+ và electron hình thành ATP, NADPH và giải phóng O2.

Pha tối

– Diễn ra không cần ánh sáng.

– Là pha khử CO2 nhờ ATP, NADPH để tạo các hợp chất hữu cơ (H6H12O6).

So sánh con đường cố định CO2 ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM:

– Giống nhau: Đều có chu trình Canvin, tạo ra AlPG rồi từ đó tạo thành các hợp chất cacbohidrat, axit amin, protein, lipit.

– Khác nhau:

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-11-5

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-11-6

c) Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-11-7

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-11-8

d) Quang hợp và năng suất cây trồng

Quang hợp quyết định năng suất cây trồng

– Quang hợp quyết định khoảng 90-95% năng suất cây trồng, 5-10% là các chất dinh dưỡng khoáng.

– Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trêm 1ha gieo trồng trong suất thời gian sinh trưởng.

– Năng suất kinh tế là một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan (hạt, của, quả, lá,…) chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loại cây.

Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp

– Tăng diện tích lá: bằng cách áp dụng các biện pháp nông sinh như bón phân, tưới nước hợp lí, thực hiện kĩ thuật chăm sóc phù hợp với loài và giống cây trồng.

– Tăng cường độ quang hợp: bằng cách thực hiện các biện pháp kĩ thuật như cung cấp nước, bón phân, chăm sóc hợp lí ; tuyển chọn và tạo giống cây trồng có cường độ quang hợp cao.

– Tăng hệ số kinh tế: bằng cách tuyển chọn các giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỉ lệ cao ; sử dụng các biện pháp nông sinh như bón phân hợp lí.

7. Hô hấp ở thực vật

a) Khái quát về hô hấp ở thực vật

– Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hóa sinh học (dưới tác động của enzim) nguyên liệu hô hấp, đặc biệt là glucozo của tế ào sống đến CO2 và H2O, một phần năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP.

– Phương trình hô hấp tổng quát:

C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (nhiệt + ATP)

– Vai trò:

  • Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây.
  • Cung cấp năng lượng dưới dạng ATP cho các hoạt động sống của cây.
  • Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.

b) Con đường hô hấp ở thực vật

Phân giải kị khí (gồm đường phân và lên men)

– Đường phân xảy ra trong tế bào chất, là quá trình phân giải glucozo đến axit piruvic và giải phóng năng lượng.

– Lên men: axit piruvic lên men tạo ra rượu etylic và CO2 hoặc tạo ra axit lactic.

Phân giải hiếu khí (đường phân và hô hấp hiếu khí)

Hô hấp hiếu khí bao gồm chu trình Crep và chuỗi chuyền electron trong hô hấp.

– Chu trình Creb diễn ra trong chất nên ti thể. Khi có oxi, axit piruvic đi từ tế bào chất vào ti thể. Tại đó, axit piruvic chuyển hóa theo chu trình Crep và bị oxi hóa hoàn toàn.

– Chuỗi chuyền electron phân bố trong màng trong ti thể. Hidro tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyển tiếp qua chuỗi chuyền clectron. Từ 2 phân tử axit piruvic, qua hô hấp giải phóng ra 6CO2, 6H2O và tích lũy được 36ATP.

❖ Hô hấp sáng

Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng. Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm của quang hợp.

Quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường

– Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp

  • Cả hai đều có chung nhiều sản phẩm trung gian và nhiều hệ enzim.
  • Là 2 quá trình trái ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau và gắn bó chặt chẽ: Sản phẩm của quang hợp (C6H12O6 + O2) là nguyên liệu của hô hấp và chất oxi hoá trong hô hấp. Sản phẩm của hô hấp (CO2 + H2O) là nguyên liệu để tổng hợp nên C6H12O6 và giải phóng oxi trong quang hợp.

Nói cách khác, quang hợp chính là tiền đề của hô hấp và ngược lại.

– Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường

  • Nước: nước cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp.
  • Nhiệt độ: khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường.
  • Oxi: khi nồng độ oxy giảm xuống dưới 10 % thì hô hấp sẽ bị ảnh hưởng và khi giảm xuống 5 % thì cây chuyển sang phân giải kị khí.

Hàm lượng CO2: CO2 là sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí cũng như của lên men êtilic. Nồng độ CO2 cao (> 40%) sẽ ức chế hô hấp.

II – Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

1. Tiêu hóa ở động vật

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-11-9

2. Hô hấp ở động vật

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-11-10

3. Hệ tuần hoàn

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-11-11

4. Cân bằng nội môi

a) Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi

– Nội môi: là môi trường bên trong cơ thể.

– Cân bằng nội môi là cơ chế đảm bảo môi trường trong cơ thể nằm trong khoảng các hoạt động

sống diễn ra là tốt nhất.

– Ý nghĩa của cân bằng nội môi:

  • Sự ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.
  • Rất nhiều bệnh của người và động vật là hậu quả của mất cân bằng nội môi. Ví dụ: bệnh cao huyết áp, tiểu đường…

b) Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi

– Cơ chế cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận: Bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện.

  • Bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
  • Bộ phận điều khiển: trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
  • Bộ phận thực hiện: thận, gan, phổi, tim, mạch máu,…

– Sự thay đổi môi trường trong cơ thể sẽ tác động lên cơ quan tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc thụ quan). Cơ quan này truyền thông tin dưới dạng xung thần kinh lên cơ quan điều khiển (cơ quan thần kinh hoặc tuyến nội tiết).

– Cơ quan điều khiển truyền xung thần kinh hoặc hoocmon xuống cơ quan thực hiện.

– Cơ quan thực hiện làm thay đổi nội môi trở về trạng thái bình thường. Sự thay đổi nội môi đó có thể lại trở thành kích thích tác động ngược trở lại bộ phận tiếp nhận kích thích – sự liên hệ ngược.

c) Vai trò của gan và thận trong điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu

Vai trò của thận

– Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu.

– Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi… thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác khát nước uống nước vào giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.

– Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm thận tăng thải nước duy trì áp suất thẩm thấu.

Vai trò của gan

– Gan điều hòa lượng protein, các chất tan và nồng độ glucôzơ trong máu.

– Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao tuyến tụy tiết ra insulin, làm cho gan chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucôzơ nồng độ glucôzơ trong máu giảm và duy trì ổn định.

– Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucozơ nồng độ glucôzơ trong máu giảm tuyến tụy tiết ra glucagon giúp gan chuyển glycogen thành glucose đưa vào máu nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ổn định.

d) Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi

– pH ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các enzim, thay đổi chiều hướng của các phản ứng sinh hoá. Các hoạt động của tế bào, các cơ quan luôn sản sinh ra các chất CO2, axit lactic… có thể làm thay đổi pH của máu làm rối loạn hoạt động của cơ thể.

– Cơ thể điều hoà pH thông qua hệ đệm. Có 3 loại hệ đệm tham gia duy trì cân bằng pH nội môi:

  • Hệ đệm bicacbonat: H2CO3/NaHCO3
  • Hệ đệm photphat: NaHPO4/NaHPO4
  • Hệ đệm prôtêinat (là hệ đệm mạnh nhất).

– Hệ đệm duy trì pH là do chúng có khả năng lấy đi H+ hoặc OH-

– Ngoài hệ đệm thì phổi (thải CO2 cũng làm giảm pH) và thận cũng tham gia điều hòa pH (khả năng thải H+ và tái hấp thu Na+).

III – Cảm ứng ở thực vật, động vật

1. Cảm ứng ở thực vật

a) Hướng động

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-11-12

b) Ứng động

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-11-13

2. Cảm ứng ở động vật

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-11-14

B – ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH 11 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI

Sau khi ôn luyện lại toàn bộ kiến thức lý thuyết đã được học trong chương trình môn Sinh Học lớp 11, các em hãy luyện tập với các đề thi để nắm chắc cũng như làm quen với ma trận đề thi. Dưới đây là 3 bộ đề thi kèm lời giải chi tiết, các em học sinh tham khảo ngay tại đây:

Trên đây là Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh 11 theo chương trình mới do HOCMAI biên soạn. Hy vọng với những kiến thức, các dạng nội dung lý thuyết được tổng hợp cũng như các bộ đề thi ôn luyện trong bài, các em học sinh khối 11 sẽ nắm chắc kiến thức để đạt được điểm số thật cao cao khi tham gia kỳ thi chính thức.