Đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ Văn 11

0

Để giúp các em học sinh khối 11 chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi cuối HK1 sắp tới, HOCMAI đã tổng hợp nên Đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ Văn 11 chi tiết nhất theo chuẩn cấu trúc đề thi ở trong bài viết này. Nào chúng ta cùng bắt đầu nhé!

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-ngu-van-11

⇒ Tham khảo thêm:

I. PHẦN VĂN HỌC – ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 NGỮ VĂN 11

STT

Tác phẩm Một vài nét chính về tác giả, tác phẩm Giá trị nội dung

Giá trị nghệ thuật

1 Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự) 1. Tác giả: Lê Hữu Trác 

– Ông là một danh y nổi tiếng ở thế kỉ XVIII. Bộ “Hải thượng y tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam. 

– Ông còn là một nhà văn, nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận cho văn học nước nhà. 

2. Tác phẩm 

– Trích: Thượng kinh kí sự 

– Loại văn tự: chữ Hán. 

– Thể loại: Kí sự: là một thể kí, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh. 

– Nội dung đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”: nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.

Đoạn trích tô đậm bức tranh hiện thực về cuộc sống nơi phủ chúa vô cùng xa hoa, tráng lệ và thâm nghiêm với cung cách sinh hoạt nhiều nguyên tắc, luật lệ nhưng không khí ngột ngạt, chẳng có tự do, sinh khí. Qua đó, người đọc thấy được thái độ coi thường danh lợi cũng như tài năng, đức độ và cốt cách của một nhà nho, một danh y, một nhà văn trong con người Lê Hữu Trác. Đoạn trích đã thể hiện nét đặc sắc trong nghệ thuật kí của Lê Hữu Trác: 

– Kết hợp việc ghi chép chi tiết với việc miêu tả sinh động những điều “mắt thấy tai nghe”, bộc lộ thái độ đánh giá kín đáo. 

– Kết hợp giữa văn xuôi và thơ ca làm tăng tính chất trữ tình cho tác phẩm. – Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả, biểu cảm làm gia tăng khả năng phản ánh hiện thực khách quan của tác phẩm.

2 Tự tình II 1. Tác giả: Hồ Xuân Hương 

– Sống vào khoảng cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX. Bà từng đi nhiều nơi, thân thiết với nhiều văn sĩ. 

– Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng nổi bật hơn cả là những sáng tác chữ Nôm. Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” 

– Là một hiện tượng rất độc đáo trong văn học trung đại Việt Nam: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ. 

– Đặc điểm thơ Hồ Xuân Hương: trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. 

– Nội dung chính trong sáng tác: 

+ Là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ. 

+ Là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ. 

2. Tác phẩm 

– “Tự tình” (bài II) nằm trong chùm thơ “Tự tình” gồm ba bài của Hồ Xuân Hương. 

– Thể thơ: Thất ngôn bát cú

Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng, thái độ của nhân vật trữ tình: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Trước sự trớ trêu của số phận, người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc, vẫn mạnh mẽ đấu tranh chống lại sự nghiệt ngã của số phận. Qua bài thơ, tác giả cất lên tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, đồng thời khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ. Đó là giá trị nhân văn, giá trị nhân đạo rất mới mẻ của tác phẩm. – Bài thơ sử dụng ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm. 

– Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. 

– Thành công trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

3 Câu cá mùa thu (Thu điếu) 1. Tác giả: Nguyễn Khuyến 

– Là người có tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân. 

– Là một nhà thơ có đóng góp rất lớn trong nền văn học dân tộc, đặc biệt ở mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng. 

2. Tác phẩm:

– Nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.

– Thể thơ: Thất ngôn bát cú

Bài thơ vẽ lên một bức tranh mùa thu điển hình cho mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ với những hình ảnh: ao thu “lạnh lẽo”, làn nước mùa thu “trong veo”, sóng nước xanh “biếc”, lá vàng đưa trước gió, bầu trời trong “xanh ngắt”, ngõ trúc quanh co…. Qua đó, ta thấy được tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả. – Cách gieo vần đặc biệt: Vần “eo” (tử vận) khó làm, được tác giả sử dụng một cách thần tình, độc đáo, góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ. 

– Nghệ thuật gợi tả tinh tế: Bút pháp “Lấy động tả tĩnh” 

– nghệ thuật thơ cổ phương Đông. 

– Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.

4 Thương vợ 1. Tác giả: Tú Xương 

– Tú Xương sống 37 năm chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông trở thành bất tử. 

– Sáng tác của Tú Xương gồm 2 mảng: trữ tình và trào phúng.

2. Tác phẩm: 

– “Thương vợ” là một trong những bài thơ hay nhất và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú. 

– Thể thơ: Thất ngôn bát cú

Bài thơ xây dựng thành công hình tượng nhân vật bà Tú với số phận và những đức tính tốt đẹp của một người phụ nữ Việt Nam truyền thống: lam lũ, vất vả nhưng nhân hậu, tần tảo, giàu đức hi sinh, vị tha, bao dung. Qua đó, ta còn thấy được tình cảm yêu thương, thương yêu, quý trọng của ông Tú dành cho người vợ và cả những nỗi lòng, sự day dứt, xót xa của nhà thơ.   – Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm. – Vận dụng sáng tạo những thi liệu dân gian. – Có sự kết hợp hài hoà giữa chất trào phúng và chất trữ
5 Bài ca ngất ngưởng 1. Tác giả: Nguyễn Công Trứ 

– Là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hoá, kinh tế đến quân sự. 

– Là người đầu tiên có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó. 

2. Tác phẩm 

– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác trong thời gian ông cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. 

– Thể loại: Hát nói: là thể tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.

Bài thơ là một lời tự thuật của nhà thơ từ lúc làm quan đến khi cáo quan về ở ẩn. Qua đó, bài thơ thể hiện rất rõ cái “ngông” của Nguyễn Công Trứ, đặc biệt là giai đoạn cuối đời, khi đã trải qua những thăng trầm của cuộc sống quan trường. Đó là thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói khen – chê đời thường để sống cuộc sống tự do tự tại đúng với chính bản thân mình. Thái độ của tác giả đã bộc lộ một bản lĩnh cứng cỏi, sự thức tỉnh ý thức cá nhân mạnh mẽ và thái độ đầy thách thức với lễ giáo phong kiến của một con người bản lĩnh. – Vận dụng thành công thể hát nói để thể hiện cái “ngất ngưởng”, phóng khoáng, tự do đúng với cái “tôi” cá tính của tác giả. – Giọng điệu thơ hóm hỉnh, khoa trương, ý vị trào phúng. – Sử dụng nhiều điển tích, điển cố.
6 Bài ca ngắn đi trên bãi cát 1. Tác giả: Cao Bá Quát 

– Là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, được người đương thời tôn là “Thánh Quát”. 

– Là người có khí phách hiên ngang, có tư tưởng tự do, ôm ấp hoài bão lớn, mong muốn sống có ích cho đời. 

2. Tác phẩm 

– Hoàn cảnh sáng tác: Được hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng (Quảng Bình, Quảng Trị). 

– Thể thơ: Hành: là một thể thơ cổ Trung Quốc được tiếp thu vào Việt Nam; có tính chất tự do phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.

Bài thơ khắc họa thiên nhiên mênh mông, hoang sơ, khắc nghiệt khiến bước chân của con người thêm nặng nề, mệt nhọc. Nhà thơ mượn hình ảnh người bước đi khó nhọc trên cát để hình dung con đường mưu cầu danh lợi chán ghét mà ông buộc phải theo đuổi cũng như sự bế tắc của xã hội nhà Nguyễn. Qua đó, bài thơ thể hiện hình tượng kẻ sĩ cô độc, lẻ loi đầy trăn trở nhưng vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí đầy chông gai nhưng trên tất cả vẫn sự chán ghét, coi thường của Cao Bá Quát với những danh lợi phù phiếm. Đồng thời, bài thơ còn phê phán lối học thuật, sự bảo thủ trì trệ của triều Nguyễn. – Bài thơ giàu hình ảnh tượng trưng (bãi cát, quán rượu, người đi đường, mặt trời). 

– Âm điệu bi tráng (vừa buồn, vừa có sự phản kháng, âm thầm, quyết liệt đối với xã hội lúc bấy giờ). 

– Thủ pháp đối lập. 

– Sáng tạo trong việc dùng điển cố, điển tích. 

7 Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc 1. Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu 

– Là một nhà Nho, nhà thuốc, nhà giáo tài năng, đức độ, một nhà yêu nước lớn của dân tộc nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh. Cuộc đời ông là một tấm gương sáng ngời về ý chí, nghị lực phi thường, sáng ngời lòng yêu nước và tinh thần bất khuất trước kẻ thù. 

– Sự nghiệp thơ văn: 

+ Những tác phẩm chính: sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm với ba truyện thơ dài, một số bài văn tế và một số bài thơ. 

+ Nội dung thơ văn: Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa; Lòng yêu nước, thương dân. 

+ Nghệ thuật thơ văn: Thơ văn trữ tình đạo đức; Thơ văn mang đậm màu sắc Nam Bộ.

2. Tác phẩm 

– Hoàn cảnh sáng tác: Bài văn tế được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 16/12/1861. 

– Thể loại: 

+ Văn tế là một thể văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất. 

+ Văn tế có hai nội dung cơ bản: kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất và bày tỏ nỗi đau thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt. 

+ Âm hưởng chung của bài văn tế là bi thương. 

+ Bố cục: Lung khởi – Thích thực – Ai vãn – Kết.

Nội dung của từng phần: – Lung khởi: Khái quát bối cảnh của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân. – Thích thực: Hồi tưởng lại hình ảnh và công đức người nông dân – nghĩa sĩ. – Ai vãn: Bày tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả đối với người nghĩa sĩ. – Kết: Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ. Bài thơ khắc họa vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân có một vị trí trung tâm và hiện ra với tất cả vẻ đẹp của họ. Qua đó, người đọc thấy được tấm lòng yêu nước, thương dân và sự căm phẫn trước tội ác của Thực dân Pháp của Đồ Chiểu. – Nghệ thuật xây dựng nhân vật: xây dựng thành công hình tượng người nông dân nghĩa sĩ. 

– Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và tính hiện thực. 

– Ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động.   

8 Chiếu cầu hiền 1. Tác giả: Ngô Thì Nhậm 

– Là người tài năng, đỗ đạt, từng làm quan đại thần dưới thời chúa Trịnh. 

– Khi Lê – Trịnh sụp đổ, ông theo phong trào Tây Sơn và được vua Quang Trung tín nhiệm giao nhiều trọng trách, có đóng góp tích cực cho triều đại Tây Sơn 2. Tác phẩm 

– Thể loại: Chiếu 

+ Chiếu là một loại văn bản do vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân biết về một chủ trương lớn, chính sách lớn của nhà vua và triều đình. 

+ Chiếu có ngôn từ trang trọng, trang nghiêm, được viết bằng thể văn xuôi cổ, thường có đối và có vần (văn biền ngẫu). 

– Hoàn cảnh sáng tác: Do Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung vào khoảng 1788-1789 nhằm thuyết phục các sĩ phu Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê – Trịnh) ra cộng tác với chiều đại Tây Sơn.

Bài chiếu là một văn kiện lịch sử quan trọng thể hiện chủ trương, đường lối đúng đắn của vua nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước. Đồng thời, qua bài chiếu, ta thấy được tài năng và tấm lòng của vua Quang Trung đối với người tài, đối với đất nước, cảm nhận được nhân cách cao đẹp của vua Quang Trung. Lập luận chặt chẽ, khúc chiết
9 Hai đứa trẻ  * Tác giả: Thạch Lam

– Sinh tại Hà Nội – thuở nhỏ sống ở phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương  

– Sáng tác: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút.  

– Vài nét về truyện ngắn:  

+ Chú trọng những rung động tinh vi, nhạy cảm trong tâm hồn con người, chú trọng yếu tố cảm giác.  

+ Hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn.  

 + Truyện không có cốt truyện, ít sự kiện, ít hành động.     ⇒ Ông là nhà văn nổi bật của nhóm Tự lực văn đoàn. 

– Giá trị hiện thực: Tác phẩm là bức tranh sinh động, giàu giá trị nhân văn về cuộc sống cơ cực, quẩn quanh, không lối thoát của những con người dưới đáy xã hội trong giai đoạn chiến tranh. 

– Giá trị nhân đạo: Tác phẩm là bài thơ trữ tình đầy xót thương của tác giả đối với những mảnh đời nghèo khổ trong xã hội và sự trân trọng đối với những khát khao tinh thần nhỏ bé của họ. Thông qua tác phẩm, tác giả thể hiện thái độ cảm thông, chở che, sẻ chia với những cảnh ngộ tù túng mòn mỏi đồng thời ông mong muốn lay tỉnh họ và hướng họ tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngoài ra, tác phẩm còn là tiếng nói tố cáo đối với những thế lực tàn ác đã hủy diệt đời sống vật chất, tinh thần của con người, đặc biệt là của trẻ em. 

– Tác phẩm miêu tả bức tranh phố huyện theo trình tự thời gian tuyến tính: phố huyện hoàng hôn, phố huyện về đêm và về khuya khi có chuyến tàu đi qua.  

– Tác phẩm có cốt truyện đơn giản, nổi bật là dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật. Bức tranh phố huyện lại được nhìn và cảm nhận qua con mắt của nhân vật Liên – một cô bé mới lớn, nhạy cảm nên yếu tố cảm giác càng được tô đậm và giá trị nhân văn của tác phẩm cũng vì thế được thể hiện rõ nét hơn.  

– Giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất thơ.  

– Lời thoại phân bố đều trong tác phẩm – Lời thoại lửng lơ, không nhất thiết phải trả lời tạo nên ấn tượng buồn nản, rời rạc.  

– Chất liệu tối – sáng nhằm tạo ra bức tranh đối lập giữa khát vọng và bế tắc.  

– Truyện không có cốt truyện, nội dung tác phẩm diễn biến theo tâm trạng, cảm xúc của nhân  vật.  

10 Chữ người tử tù 1) Tác giả: Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo. Nguyễn Tuân sáng tác ở nhiều thể loại, song đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút. 

2) Tác phẩm: Chữ người tử tù rút ra từ tập truyện ngắn Vang  bóng một thời (1940), là“một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mỹ” (Vũ Ngọc Phan)

– Thông qua vẻ đẹp tài hoa, khí phách và thiên lương của người tử tù Huấn Cao, Nguyễn Tuân đề cao cái Tài, cái Tâm của người nghệ sĩ chân chính đồng thời ông khẳng định cái Đẹp sẽ chiến thắng và cứu vớt con người, là nhịp cầu nối con người lại gần nhau.  

– Cảnh cho chữ: cảnh tượng độc đáo, xưa nay chưa từng có – khẳng định khát vọng sáng tạo cái Đẹp của người nghệ sĩ trong mọi hoàn cảnh. 

– Từ tác phẩm, ông thể hiện thái độ trân trọng đối với các giá trị văn hoá truyền thống. Đó là biểu hiện của tinh thần dân tộc và lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.

– Dùng nhiều từ Hán Việt, từ cổ góp phần tạo không khí cổ xưa cho tác phẩm.  

– Bút pháp tạo hình đặc sắc: cảnh cho chữ  

– Tình huống truyện độc đáo, đặt các nhân vật trong hoàn cảnh gặp gỡ hết sức éo le để từ đó tô đậm kịch tính của tác phẩm và bộc lộ quan điểm duy mĩ của nhà văn.  

– Khắc hoạ nội tâm và tính cách nhân vật tinh tế, tài tình.  

– Thủ pháp tương phản, đối lập (bóng tối – ánh sáng, cái cao cả – cái thấp hèn, cái thiện – cái ác, cái đẹp – cái xấu, …).  

11 Hạnh phúc của một tang gia (trích SỐ ĐỎ) 1) Tác giả: Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939). 

Là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng tháng Tám. Ông nổi tiếng về tiểu thuyết. Truyện ngắn và đặc biệt thành công ở thể phóng sự. Để lại nhiều kiệt tác như : Số đỏ; giông tố; v đê; cơm thầy cơm cô,…

2) Tác phẩm:

* Giới thiệu tiểu thuyết Số đỏ: Được coi là tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt

Nam, có thể  làm vinh dự cho mọi nền văn học

– Đăng báo Hà Nội từ số 40 ngày 7- 10- 1936, in thành sách năm 1938. 

* Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

– Thuộc chương 15 của tiểu thuyết Số đỏ. 

– Nhan đề: Do nhà 

– Đoạn trích miêu tả cụ thể niềm vui của từng thành viên trong tang gia cũng như ngoài tang gia để từ đó vạch trần thói đạo đức giả trong một gia đình thượng lưu đương thời và cũng từ đó chỉ rõ sự xuống cấp, suy đồi, tha hóa của cả một xã hội nửa ta, nửa Tây. Đó là một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hoá.  

– Từ nội dung chương truyện, tác giả phê phán, châm biếm xã hội thượng lưu thành thị rởm đời, giả dối, hãnh tiến; lên án những con người vì quyền lợi, tiền tài mà giẫm đạp lên đạo lý, tình  người; mong muốn thức tỉnh lương tâm, nhận thức của con người.  

– Cách xây dựng nhan đề tạo nhiều bất ngờ qua sự song hành của hai cảm xúc đối lập: đau buồn và hạnh phúc. Sự đối lập ấy vừa gây tò mò, hấp dẫn vừa hé mở sự mỉa mai, châm biếm với một gia đình thượng lưu đặt tiền tài lên trên cả tình thân và đạo đức.  

– Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật (có sự kết hợp miêu tả chân dung đám đông và chân dung cá nhân): đối lập giữa hành động bên ngoài với niềm vui, toan tính và động cơ bên trong  

– Nghệ thuật quan sát, miêu tả độc đáo, sử dụng kỹ năng điện ảnh để dựng cảnh.  

– Lời văn linh hoạt, giản dị. Câu văn có hình ảnh so sánh, liên tưởng độc đáo chứa đựng sự châm biếm, đả kích sâu sắc.  

– Phát hiện tình huống mâu thuẫn và trào phúng đặc sắc.  

– Sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại, nói ngược, nói mỉa, đối lập,…  

12 Chí Phèo 1) Tác giả: Nam Cao.

– Quê quán: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam – làng quê nghèo, dân đông, ruộng ít, bị bọn cường hào bóc lột trắng trợn, nặng nề, xuất hiện trong nhiều sáng tác của Nam Cao với tên gọi: làng Vũ Đại.  

– Có quan điểm sáng tác rất rõ ràng và cụ thể. Nam Cao quan niệm: muốn viết cho nhân đạo thì phải sống cho nhân đạo  

– Đề tài chính: người trí thức nghèo và nông dân nghèo.  

– Phong cách nghệ thuật độc đáo.  

2) Tác phẩm: – Đầu tiên tác phẩm được đặt tên là Cái lò gạch cũ sự quẩn quanh bế tắc. – Lúc in nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. nhấn mạnh mối tình Chí Phèo-Thị Nở. 

– Sau cách mạng tác phẩm được tái bản và được đổi tên một lần nữa Chí Phèo nhấn mạnh nhân vật Chí Phèo.

– Tác phẩm tái hiện con đường tha hóa và hồi sinh của một người nông dân nghèo từ đó khẳng định bi kịch đau đớn, cay đắng nhất của họ là bi kịch bị từ chối quyền làm người vĩnh viễn vì dù cho họ có đánh đổi cả tính mạng để được trở lại làm người.  

– Đồng thời qua tác phẩm, tác giả còn khẳng định bản chất lương thiện ẩn sâu trong trái tim mỗi con người mà hoàn cảnh, sự tàn ác của xã hội không thể tiêu diệt.  

– Đó còn là tiếng kêu cứu đòi quyền lương thiện cho người nông dân trước sự áp bức, bóc lột của xã hội nửa thực dân phong kiến.  

– Thể hiện tấm lòng yêu thương con người thiết tha,sâu nặng của tác giả. Tác phẩm là tiếng nói  bênh vực quyền sống và nhân phẩm của con người.  

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình độc đáo, sống động, gây ấn tượng.  

– Khắc họa tâm lí nhân vật tài tình.  

– Kết cấu mới mẻ, đầy sáng tạo – kết cấu tâm lý.  

– Cốt truyện hấp dẫn, đầy kịch tính.  

– Giọng văn trần thuật đặc sắc đa thanh đa giọng điệu, kết hợp, đan cài lồng ghép giữa đối thoại và độc thoại nội tâm.  

– Ngôn ngữ giản dị mang hơi thở của cuộc sống.  

II. PHẦN TIẾNG VIỆT – ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 NGỮ VĂN 11

1. Một số biện pháp tu từ và tác dụng

So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vất khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm. 

Ẩn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm.

Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật…, bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giới vật, đồ vật,… trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. 

Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó. 

Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm. 

Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự. 

Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh. 

Chơi chữ: Cách lợi dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước. 

2. Phương thức biểu đạt

Tự sự (kể chuyện, tường thuật): Là kể chuyện, nghĩa là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống. 

Miêu tả: Là dùng ngôn ngữ mô tả sự vật làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người. 

Biểu cảm: Là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. 

Thuyết minh: Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải…một cách chính xác và khách quan về một sự vật, hiện tượng nào đó có thật trong cuộc sống. Ví dụ một danh lam thắng cảnh, một vấn đề khoa học, một nhân vật lịch sử… 

Hành chính – công vụ: Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lý. 

3. Phong cách chức năng ngôn ngữ

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Là phong cách (PC) được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, đồng hành… Gồm các dạng: chuyện trò/ nhật kí/ thư từ

Phong cách ngôn ngữ khoa học: PC khoa học là PC được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Đây là PC ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. Khác với PC ngôn ngữ sinh hoạt, PC này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học (ngoại trừ dạng phổ cập khoa học). Gồm các dạng: KH chuyên sâu/ KH giáo khoa/ KH phổ cập.

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: là PC được dùng trong sáng tác văn chương. PC này là dạng tồn tại toàn vẹn và sáng chói nhất của ngôn ngữ toàn dân. PC văn chương không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp.

Phong cách ngôn ngữ chính luận: Là PC được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. Người giao tiếp ở PC này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội.

Phong cách ngôn ngữ hành chính: là PC được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðấy là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà Nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác. PC hành chính có hai chức năng: thông báo và sai khiến. Chức năng thông báo thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường, ví dụ như: văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hoá đơn, hợp đồng… Chức năng sai khiến bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.

Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn): là PC được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự. (Thông tấn: có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).

 

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN – ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 NGỮ VĂN 11

1. Một số thao tác lập luận 

Tiêu chí

Thao tác lập luận phân tích

Thao tác lập luận so sánh

Khái niệm Là thao tác chia, tách nhỏ đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định. Là thao tác đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác trên cùng một bình diện hoặc theo một tiêu chí nào đó, từ đó rút ra được sự giống và khác nhau giữa hai đối tượng.
Mục đích Để làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng). Làm nổi bật, sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu, giúp bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.

2. Nghị luận xã hội 

– Nghị luận xã hội gồm có hai dạng:

  • Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. 
  • Nghị luận về một hiện tượng đời sống. 

* Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức; về tâm hồn nhân cách; về các quan hệ gia đình xã hội, cách ứng xử; lối sống của con người trong xã hội…)

Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí. 

Bước 2: Bàn luận 

– Phân tích mặt đúng. 

– Bác bỏ ( phê phán ) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề. 

Bước 3: Mở rộng. 

– Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh. 

– Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề. 

– Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.

Bước 4: Nêu ý nghĩa ,rút ra bài học nhận thức và hành động. 

* Nghị luận về một hiện tượng đời sống là sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội. Thông thường, những hiện tượng mà đề bài đề cập tới thường là những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội. Không chỉ đề cập đến những hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống, kiểu bài nghị luận này còn đề cập đến những hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán. 

Bước 1: Miêu tả hiện tượng được đề cập đến trong bài. 

– Giải thích (nếu trong đề bài có khái niệm, thuật ngữ hoặc các ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…) cần làm rõ để đưa ra vấn đề bàn luận. 

– Chỉ ra thực trạng ( biểu hiện của thực trạng)

Bước 2: Phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại của vấn đề. 

– Phân tích tác dụng của vấn đề nếu là hiện tượng tích cực. – Phân tích tác hại của vấn đề nếu là hiện tượng tiêu cực. 

– Phân tích cả hai mặt tích cực và hạn chế nếu đề có cả hai mặt. 

Bước 3: Chỉ ra nguyên nhân. 

Bước 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến đánh giá của người viết về hiện tượng. Rút ra bài học và đề xuất giải pháp.

3. Nghị luận văn học

a) Nghị luận văn học là gì?

– Nghị luận xã hội: là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe tư tưởng, quan điểm về một vấn đề văn học nào đó (có thể là một hình tượng văn học hoặc một khía cạnh nội dung, nghệ thuật nào đó của văn bản).

– Nghị luận văn học khác với nghị luận xã hội: khác nhau về đối tượng nghị luận

b) Thế nào là một bài văn?

– Về hình thức:

  • Đầy đủ bố cục theo 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài.
  • Thường từ 3 đoạn văn trở lên.

– Về nội dung:

  • Phải diễn đạt một nội dung trọn vẹn.
  • Tất cả các câu của đoạn văn, các đoạn văn với nhau phải liên kết về hình thức và phải được sắp xếp hợp lý, hướng về chủ đề chung.

c) Thế nào là một bài văn nghị luận văn học?

– Phải là một bài văn (về nội dung, về hình thức).

– Tập trung làm rõ một vấn đề văn học nào đó.

d) Khi viết một đoạn văn nghị luận văn học, ta cần vận dụng những thao tác lập luận nào?

Sử dụng kết hợp các thao tác:

– Giải thích

– Bình luận

– Chứng minh

– Phân tích

– …

e) Dàn ý chung

– Mở bài:

  • Dẫn dắt
  • Nêu phạm vi nghị luận
  • Nêu vấn đề cần nghị luận

– Thân bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
  • Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm

– Kết bài: Khái quát vấn đề cần nghị luận

 

IV. ĐỀ THI ÔN TẬP CUỐI HK1 NGỮ VĂN LỚP 11

Dưới đây là 12 đề ôn thi học kì I ngữ văn 11 do HOCMAI tổng hợp gửi đến học sinh. Để sử dụng bộ tài liệu tốt nhất, các em khối 11 hãy photo ra giấy để có thể thực hành trực tiếp nhé!

Trên đây là Đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ Văn 11 phần Văn học, phần Tiếng Việt và phần Tập làm văn mà các em học sinh cần phải lưu ý. Hy vọng các em sẽ ôn tập thật kỹ và chuẩn bị thật tốt để tự tin bước vào kỳ thi HK1 sắp tới nhé!