Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lý 10 theo chương trình mới được HOCMAI biên soạn đầy đủ theo ba bộ sách mới gồm Kết nối tri thức, Cánh Diều, và Chân trời sáng tạo. Các em học sinh lớp 10 hãy tham khảo thật kỹ để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi cuối HK1 nhé!
⇒ Tham khảo thêm:
- Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Toán
- Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Hóa
- Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Sinh
- Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Tiếng Anh
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM | ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN LÝ 10
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VẬT LÝ HỌC – ÔN THI HỌC KÌ 1 LỚP 10 MÔN LÝ
1. Vật lí học và phương pháp nghiên cứu
– Khái niệm:
- Vật lí học là ngành khoa học cơ bản nghiên cứu thế giới vật chất và sự vận động của chúng trong tự nhiên.
- Vật lí học là ngành khoa học cơ bản nghiên cứu năng lượng và sự chuyển LÝ của năng lượng.
- Vật lí học là ngành khoa học cơ bản nghiên cứu năng lượng, sự chuyển động và lực.
– Vai trò của Vật lý học:
Trong cuộc sống, tri thức vật lí có ảnh hưởng rất rộng, là cơ sở khoa học để chế tạo và giải thích nguyên tắc hoạt động của nhiều vật dụng.
Vật lí học là nền tảng cho nhiều ngành khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Nhiều thành tựu của vật lí học được ứng dụng rộng rãi, làm tiền đề cho các cuộc cách mạng công nghiệp. Ngược lại kĩ thuật và công nghệ cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của vật lí.
– Phương pháp nghiên cứu gồm 5 bước:
2. Phép đo các đại lượng vật lý
– Phép đo các đại lượng vật lý là phép so sánh nó với đại lượng cùng loại được quy ước làm đơn vị.
→ Công cụ để thực hiện việc so sánh nói trên gọi là dụng cụ đo.
– Phép đo trực tiếp là phép so sánh trực tiếp thông qua dụng cụ đo.
– Phép đo gián tiếp là phép xác định một đại lượng vật lí thông qua một công thức liên hệ với các đại lượng đo trực tiếp.
– Hệ đơn vị SI là hệ thống các đơn vị đo các đại lượng vật lí đã được quy định thống nhất áp dụng tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Gồm 7 đơn vị cơ bản:
- Đơn vị độ dài: mét (m)
- Đơn vị nhiệt độ: kenvin (K)
- Đơn vị thời gian: giây (s)
- Đơn vị khối lượng: kilôgam (kg)
- Đơn vị lượng chất: mol (mol).
- Đơn vị cường độ dòng điện: ampe (A)
- Đơn vị cường độ sáng: canđêla (Cd)
– Sai số của phép đo: Kết quả của các phép đo không bao giờ đúng LÝn toàn với giá trị thật của đại lượng cần đo. Nói cách khác là mọi phép đo đều có sai số.
– Phân loại sai số:
- Sai số hệ thống: là loại sai số có tính quy luật ổn định, nguyên nhân có thể do máy móc, dụng cụ chế tạo chưa chuẩn, đôi khi do tật của người đo, thường chỉ xét sai số dụng cụ.
- Sai số ngẫu nhiên: là loại sai số do các tác động ngẫu nhiên gây nên, có thể do quy trình đo hoặc do chủ quan của người đo.
3. Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành
– Những nguy cơ mất an toàn trong sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lý:
- Nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng
- Nguy cơ hỏng thiết bị đo điện
- Nguy cơ cháy nổ trong phòng thực hành,…
– Một số biển báo trong phòng thí nghiệm:
– Quy tắc an toàn trong phòng thực hành:
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm.
- Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.
- Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm.
- Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm LÝc tháo thiết bị điện.
- Chỉ cắm phích/ giắc cắm của thiết bị điện vào ổ cắm khi hiệu điện thế của nguồn điện tương ứng với hiệu điện thế định mức của dụng cụ.
- Phải bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại.
- Không tiếp xúc trực tiếp với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao khi không có dụng cụ bảo hộ.
- Không để nước cũng như các dung dịch dẫn điện, dung dịch dễ cháy gần thiết bị điện.
- Giữ khoang cách an toàn khi tiến hành thí nghiệm nung nóng các vật, thí nghiệm có các vật bắn ra, tia laser.
- Phải vệ sinh, sắp xếp gọn gàng các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm, bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định sau khi tiến hành thí nghiệm.
CHƯƠNG 2: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM – ÔN THI HỌC KÌ 1 LỚP 10 MÔN LÝ
1. Các đại lượng cơ bản của động học
– Cách xác định vị trí của vật trong không gian: chọn một vật làm mốc, gắn vào đó một hệ tọa độ. Vị trí của vật được xác định bằng toạ độ của nó trong hệ tọa độ này. Vật làm mốc được coi là đứng yên
– Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm vạch ra trong không gian khi chuyển động
– Độ dịch chuyển và quãng đường chuyển động:
- Độ dịch chuyển là một đại lượng vectơ, kí hiệu là d, có gốc tại vị trí ban đầu, hướng từ vị trí đầu đến vị trí cuối, độ lớn bằng khoang cách giữa vị trí đầu và vị trí cuối.
- Độ dịch chuyển là một đại lượng có thể nhận giá trị dương, âm hoặc bằng không, trong khi quãng đường đi được là một đại lượng không âm.
- Khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều: |d| = s
- Khi vật chuyển động thẳng có đổi chiều: |d| ≠ s
– Tốc độ trung bình của vật (kí hiệu vtb) được xác định bằng thương số giữa quãng đường vật đi được (s) và khoang thời gian (∆t) để vật thực hiện quãng đường đó:
vtb = s/∆t
Trong hệ SI, đơn vị của tốc độ là m/s. Một số đơn vị thường dùng khác của tốc độ là km/h, km/s, mi/h, cm/s.
– Tốc độ tức thời (ký hiệu v) là tốc độ trung bình tính trong khoang thời gian rất nhỏ. (Tốc độ tức thời diễn tả sự nhanh, chậm của chuyển động tại thời điểm đó)
– Vận tốc trung bình và vận tốc tức thời:
2. Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian
– Đặc điểm: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng biểu diễn sự thay đổi vị trí của một vật chuyển động trên đường thẳng theo thời gian.
– Ý nghĩa:
- Vận tốc có giá trị bằng hệ số góc (độ dốc) của đường biểu diễn trong đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng.
- Nếu độ dốc càng lớn, vật chuyển động càng nhanh (tốc độ càng lớn).
- Nếu độ dốc của đồ thị là âm, vật đang chuyển động theo chiều ngược lại.
3. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp
4. Gia tốc
– Vectơ gia tốc là đại lượng xác định bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc v và khoảng thời gian vận tốc biến thiên ∆t:
– Các đặc điểm của vectơ gia tốc a→.
- Điểm đặt: tại tâm của vật chuyển động.
- Phương: là phương của chuyển động.
- Chiều: Cùng chiều với chuyển động khi vật chuyển động nhanh dần; ngược chiều với chuyển động khi vật chuyển động chậm dần.
- Độ lớn: a = ∆v/∆t, đơn vị là m/s² .
⇒ Gia tốc a→ của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi.
– Độ dốc của đồ thị cho biết độ thay đổi vận tốc của xe. Hay độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian có giá trị bằng gia tốc của chuyển động:
- Nếu độ dốc của đồ thị càng lớn thì gia tốc càng lớn.
- Nếu độ dốc là âm và vật đang chuyển động theo chiều dương thì gia tốc mang giá trị âm.
5. Chuyển động thẳng đều
– Chuyển động thẳng đều: a = 0: vật có độ lớn vận tốc không đổi.
6. Chuyển động thẳng biến đổi đều
– Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ tức thời biến đổi đều theo thời gian.
- Chuyển động thẳng nhanh dần đều có tốc độ tức thời tăng đều theo thời gian
- Chuyển động thẳng chậm dần đều có tốc độ tức thời giảm đều theo thời gian.
7. Sự rơi tự do
– Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực
– Đặc điểm của chuyển động rơi tự do:
- Phương: thẳng đứng
- Chiều: từ trên xuống dưới
- Tính chất chuyển động: thẳng nhanh dần đều với gia tốc rơi tự do g→.
→ Vật rơi trong không khí được coi là rơi tự do khi lực cản của không khí rất nhỏ so với trọng lực tác dụng lên vật.
– Gia tốc rơi tự do:
- Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, mọi vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.
- Gia tốc rơi tự do ở các vĩ độ khác nhau trên Trái đất thì khác nhau. Người ta thường lấy g ≈ 9,8m / s² LÝc g ≈ 10m / s².
– Công thức rơi tự do:
- Công thức tính vận tốc: v = gt.
- Quãng đường đi được của vật: s = gt²/2
- Vận tốc của vật lúc chạm đất: v =√2gs.
8. Chuyển động của vật bị ném
– Chuyển động ném ngang:
– Chuyển động ném xiên:
9. Tổng kết chương động học chất điểm bằng sơ đồ
CHƯƠNG 3: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN – ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN LÝ 10
1. Cân bằng của vật rắn không có trục quay cố định
Vật chịu tác dụng của hai lực | Điều kiện cân bằng: Hai lực đó phải đặt vào một vật có cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều (gọi là hai lực trực đối): F F . 1 2 = − |
Vật chịu tác dụng của ba lực không song song | Điều kiện cân bằng:
+ Ba lực đó phải đồng phẳng và đồng quy. + Hợp của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. |
Quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy | Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta phải trượt hai vectơ đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực. |
2. Momen lực đối với một trục quay
– Momen lực đối với một trục quay: là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích độ lớn F của lực với cánh tay đòn d của nó.
3. Các dạng cân bằng
Tính chất |
Nguyên nhân |
|
Cân bằng không bền | Một vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng không bền thì không thể tự trở về vị trí đó. | Trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận của chính nó |
Cân bằng bền | Một vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng bền thì tự trở về vị trí đó. | Trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận của chính nó. |
Cân bằng phiếm định | Một vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng phiếm định thì sẽ ở vị trí cân bằng mới. | Trọng tâm không thay đổi vị trí. |
4. Mặt chân đế
– Mặt chân đế: là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc của vật với mặt đỡ
– Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế (hay trọng tâm phải “rơi” trên mặt chân đế).
– Mức vững vàng của một vật có mặt chân đế được xác định bởi độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế ⇒ Muốn tăng mức vững vàng của vật có mặt chân đế thì hạ thấp trọng tâm và tăng diện tích mặt chân đế của vật.
5. Chuyển động tịnh tiến
– Chuyển động tịnh tiến: là chuyển động trong đó đường nối hai điểm bất kì của vật luôn song song với chính nó.
6. Ngẫu lực
– Ngẫu lực: là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật gọi. → Ngẫu lực tác dụng vào một vật chỉ làm vật quay chứ không tịnh tiến.
– Momen của ngẫu lực: Biểu thức momen của ngẫu lực: M = F.d
Trong đó: F (N) là độ lớn của mỗi lực; d (m) là cánh tay đòn của ngẫu lực.
→ Momen ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP | ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN LÝ 10
Dạng 1: Dạng bài xác định sai số của phép đo các đại lượng vật lý
Phương pháp giải:
Dạng 2: Bài toán viết phương trình chuyển động của vật
Phương pháp giải:
Dạng 3: Bài toán về độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp
Phương pháp giải:
Dạng 4: Bài toán tổng hợp hai LÝc ba lực không song song
Phương pháp giải:
Dạng 5: Bài toán chuyển động của hệ vật
Phương pháp giải:
Dạng 6: Bài tập về vật rắn có trục quay cố định
Phương pháp giải:
Dạng 7: Bài toán về chuyển động ném ngang
Ví dụ:
Ví dụ 10: Một người đang chơi ở đỉnh tòa nhà cao 45m cầm một vật có khối lượng m ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu là 20 m/s xuống đất, bỏ qua lực cản của không khí. Cho g = 10 m/s². Xác định vận tốc của vật khi chạm đất.
- 30m/s
- 36,1m/s
- 30,5m/s
- 25,5m/s
⇒ Hướng dẫn giải: Chọn B
C – ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN LÝ 10 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI
Sau khi ôn luyện lại toàn bộ kiến thức lý thuyết đã học trong chương trình môn Vật Lý lớp 10, các em hãy luyện tập với các đề thi để nắm chắc cũng như làm quen với ma trận đề thi. HOCMAI đã tổng hợp đầy đủ 3 bộ đề thi cuối học kì 1 môn Vật Lý lớp 10 đầy đủ theo 3 bộ sách mới là Cánh Diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo ngay tại đây:
Đề thi học kì 1 môn Vật Lý 10 Cánh Diều (Có hướng dẫn giải chi tiết):
Đề thi học kì 1 môn Vật Lý 10 Kết nối tri thức (Có hướng dẫn giải chi tiết):
Đề thi học kì 1 môn Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo (Có hướng dẫn giải chi tiết):
Trên đây là chi tiết về Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lý 10 theo chương trình mới do HOCMAI biên soạn. Hy vọng với những kiến thức được tổng hợp cũng như các bộ đề thi ôn luyện cuối HK1 trong bài, các em học sinh sẽ nắm chắc kiến thức để đạt được kết quả cao khi tham gia kỳ thi chính thức.