Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh 10 đầy đủ theo 3 bộ sách mới

0

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh 10 theo chương trình mới được HOCMAI biên soạn đầy đủ theo 03 bộ sách mới gồm Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh Diều và Chân trời sáng tạo. Các em học sinh khối 10 hãy tham khảo thật kỹ để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi cuối Học kì I nhé!

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-10-theo-chuong-trinh-moi

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Tham khảo thêm:

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM | ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH 10

I – GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC | ÔN THI HỌC KÌ 1 LỚP 10 MÔN SINH

1. Mở đầu môn Sinh học

Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về sự sống. Vì vậy, đối tượng của sinh học chính là các sinh vật cùng cấp độ tổ chức của thế giới sống (thực vật, động vật, vi khuẩn, nấm, con người,…)

Mục tiêu của sinh học:

  • Hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, phẩm chất yêu lao động, thiên nhiên, giữ gìn bảo vệ thiên nhiên, có khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo.
  • Tìm hiểu cấu trúc, sự vận hành của các quá trình sống ở các cấp độ tổ chức của sự sống → con người điều khiển, tối ưu hóa nguồn tài nguyên sinh học (phi sinh học).

Vai trò của sinh học:

  • Ứng dụng sinh học trong chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh.
  • Cung cấp lương thực, thực phẩm.
  • Ứng dụng trong nông nghiệp, y dược, bảo vệ môi trường,… → phát triển kinh tế, xã hội.

2. Sinh học và sự phát triển bền vững

Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

Vai trò của sinh học trong phát triển bền vững:

  • Sinh học trong phát triển kinh tế: cung cấp kiến thức vận dụng vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế.
  • Sinh học trong bảo vệ môi trường: đưa ra các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái, đặc biệt là bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường sống, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Sinh học trong giải quyết các vấn đề xã hội: có vai trò quan trọng chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, kiểm soát về sự phát triển dân số.

3. Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học

– Phương pháp quan sát.

– Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.

– Phương pháp thực nghiệm khoa học.

II – CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG | ÔN THI HỌC KÌ 1 LỚP 10 MÔN SINH

1. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

– Cấp độ tổ chức sống được hiểu là cấp độ tổ chức có biểu hiện đầy đủ chức năng của sự sống như sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, chuyển hoá vật chất và năng lượng,…

Nguyên tử → Phân tử → Bào quan → Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái → Sinh quyển

2. Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cấu trúc và chức năng. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.

3. Đặc điểm chung của cấp độ tổ chức sống

– Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: tổ chức cấp dưới làm nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên. Tổ chức cấp trên mang những đặc điểm của tổ chức cấp dưới và có thêm các đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có.

– Hệ thống mở và tự điều chỉnh: sinh vật với môi trường luôn có tác động qua lại thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. Mọi cấp độ tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.

– Thế giới sống liên tục tiến hoá: quá trình tiến hóa sinh giới là cơ chế gắn liền với sự biến đổi của các cấp độ tổ chức sống, thông qua đó thiết lập các trạng thái cân bằng mới thích nghi với môi trường sống.

III – THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO | ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH 10

1. Học thuyết tế bào

– Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

– Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.

– Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.

– Các tế bào có thành phần hoá học tương tự nhau, có vật chất di truyền là DNA.

– Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các bào quan trong tế bào.

2. Các nguyên tố hoá học.

a) Vai trò

Nguyên tố đa lượng Nguyên tố vi lượng
– Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ và góp phần xây dựng nên cấu trúc tế bào và cơ thể sinh vật. Một số là thành phần của các hợp chất hữu cơ tham gia các hoạt động sống của tế bào. – Chiếm dưới 0,01%. 

– Là thành phần cấu tạo nên hầu hết các enzyme, hoạt hoá enzyme và nhiều hợp chất hữu cơ tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể (hormone, vitamin, hemoglobin,…). 

b) Nguyên tố carbon

– Carbon có thể hình thành các mạch carbon với cấu trúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô số hợp chất  hữu cơ.

c) Nước

– Cấu tạo: từ 1 nguyên tử oxygen liên kết với 2 nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hoá trị.

– Tính chất:

  • Tính phân cực của nước: trong phân tử nước, nguyên tử O có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp electron dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen → đầu oxygen của phân tử nước mang điện tích âm, còn đầu hydrogen mang điện tích dương.
  • Tạo sức căng bề mặt.
  • Nhiệt dung cao.
  • Nhiệt bay hơi cao.

– Vai trò:

  • Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các tế bào và cơ thể.
  • Là dung môi hoà tan nhiều hợp chất, tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng hoá học.
  • Làm môi trường phản ứng và môi trường vận chuyển.
  • Đóng vai trò điều hoà nhiệt độ tế bào và cơ thể.
  • Góp phần định hình cấu trúc không gian đặc trưng của nhiều phân tử hữu cơ trong tế bào.

d) Carbohydrate

– Là hợp chất hữu cơ chứa C, H, O; có công thức cấu tạo chung là (CH2O)n (với n là số nguyên tử carbon).

de-cuong-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-0

Là hợp chất hữu cơ không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân; có cấu tạo hoá học đa dạng.

– Tính chất: không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ như ether, acetone; kị nước.

Gồm nhiều loại:

Cấu tạo

Chức năng

Mỡ và dầu gồm một phân tử glycerol liên kết với ba phân tử acid béo.

– Mỡ động vật: chứa nhiều acid béo no → thường ở trạng thái rắn.

– Dầu thực vật: chứa nhiều acid béo không no → thường ở trạng thái lỏng.

Chất dự trữ năng lượng của tế bào và cơ thể.
Phospholipid Là một loại chất béo phức tạp, được cấu tạo từ một phân tử glycerol liên kết với hai acid béo ở một đầu, đầu còn lại liên kết với nhóm phosphate.

→ Phân tử lưỡng cực.

tạo cấu trúc màng của các loại tế bào.
Steroid Là một loại lipid đặc biệt, không chứa phân tử acid béo, các nguyên tử carbon của chúng liên kết với nhau tạo nên 4 vòng. Gồm nhiều loại như cholesterol, testosterone, estrogen,… Thành phần cấu tạo của màng sinh chất (cholesterol); điều hoà hoạt động sinh lí cơ thể (hormone sinh dục).
Carotenoid Có bản chất là một loại lipid; là nhóm sắc tố màu vàng cam ở thực vật.

e) Protein: là đại phân tử có cấu trúc đa dạng nhất, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

– Cấu tạo: Đơn phân là các amino acid (có 20 loại amino acid tham gia cấu tạo nên protein, trong đó có 8 loại không thay thế vì cơ thể người không tự tổng hợp được).

– Protein có 4 bậc cấu trúc:

  • Cấu trúc bậc 1: trình tự các amino acid trong một chuỗi polypeptid.
  • Cấu trúc bậc 2: chuỗi polypeptid cuộn xoắn lại hoặc gấp nếp.
  • Cấu trúc bậc 3: chuỗi polypeptid cuộn xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng do có sự tương tác đặc thù giữa các nhóm chức R của các amino acid trong chuỗi polypeptid.
  • Cấu trúc bậc 4: do hai hay nhiều chuỗi polypeptid liên kết với nhau tạo thành.

Chú ý: Cấu trúc bậc 3 và bậc 4 được duy trì nhờ các liên kết yếu (liên kết hydrogen, tương tác kỵ nước, tương tác Van der Waals, liên kết disulphide, liên kết ion).

– Vai trò:

  • Cấu tạo nên tế bào và cơ thể (màng sinh chất, tế bào cơ).
  • Nguồn dự trữ các amino acid (albumin trong lòng trắng trứng gà).
  • Xúc tác các phản ứng sinh hoá trong tế bào (enzyme).
  • Điều hoà các hoạt động sinh lí trong cơ thể (hormone).
  • Vận chuyển các chất (hemoglobin).
  • Bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (kháng thể).
  • Tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể; tiếp nhận, đáp ứng các kích thích của môi trường (thụ thể nằm trên màng sinh chất).

g) Nucleic acid

– Là đại phân tử sinh học, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nucleotide gồm 3 thành phần: 1 acid H3PO4, 1 phân tử đường 5C, 1 gốc base nito.

– Dựa vào kích thước mà các base được chia thành 2 nhóm: purine (adenine và guanine); pyrimidine (cytosine, thymine và uracil).

– Nucleic acid được chia thành hai loại:

Deoxyribonucleic acid (DNA)

Ribonucleic acid (RNA)

– Cấu trúc: xoắn kép gồm 2 mạch polynucleotide song song và ngược chiều nhau (3’-5’ và 5’-3’), xoắn đều từ trái sang phải quanh một trục tưởng tượng theo chu kì, mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nucleotide.

– Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen.

G liên kết với X bằng 3 liên kết hydrogen.

– Tính chất: tính đa dạng và đặc thù do sự khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotide.

– Chức năng: lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.

– Cấu trúc: từ một chuỗi polynucleotide mạch thẳng.

– Thành phần base: adenine, guanine, cytosine và uracil.

– Các loại RNA: mRNA (truyền đạt thông tin di truyền); tRNA (vận chuyển amino acid vào ribosome tham gia quá trình tổng hợp protein); rRNA (cấu tạo nên ribosome).

 

IV – CẤU TRÚC TẾ BÀO | ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH 10

1. Tế bào nhân sơ

Đặc điểm:

  • Kích thước rất nhỏ (khoảng 0,5 – 5,0µ), thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.
  • Hình dạng: thường có hình cầu, hình que, hình xoắn.
  • Cấu tạo đơn giản, không có nhân hoàn chỉnh.
  • Tế bào chất chưa có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.

Cấu tạo:

  • Lông, roi và màng ngoài: là những cấu trúc dạng sợi dài, nhô ra khỏi màng và thành tế bào.
  • Thành tế bào: Cấu tạo bởi peptidoglycan; như một cái khung bên ngoài, có tác dụng giữ ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào.
  • Tế bào chất: Nằm giữa màng tế bào và vùng nhân. Thành phần chính là bào tương dạng keo lỏng, có các hạt dự trữ và nhiều ribosome → là nơi xảy ra quá trình tổng hợp protein của tế bào; diễn ra các phản ứng hoá sinh đảm bảo duy trì hoạt động sống của tế bào. 
  • Vùng nhân: không có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép → mang thông tin di truyền điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vi khuẩn.

2. Tế bào nhân thực

Đặc điểm chung:

  • Kích thước lớn, cấu tạo phức tạp.
  • Đã có nhân chính thức với màng nhân bao bọc.
  • Tế bào chất có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.

Nhân:

  • Là cấu trúc lớn nhất có màng bao bọc.
  • Thường mỗi tế bào chỉ có 1 nhân nhưng có 1 số tế bào lại đa nhân (tế bào cơ vân).
  • Phần lớn có hình cầu.
  • Trong nhân có chất nhiễm sắc chứa DNA. Những thông tin trên DNA sẽ được phiên mã thành các phân tử RNA → đưa ra khỏi nhân để tham gia tổng hợp protein – phân tử giữ chức năng cấu trúc và vận hành các hoạt động sống của tế bào.

→ Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Màng sinh chất: cấu trúc khảm – động.

Cấu trúc: tạo từ thành phần chính là lớp kép phospholipid và các loại protein.

Thành tế bào: bao bọc bên ngoài tế bào có tác dụng bảo vệ và ổn định hình dạng tế bào.

  • Thành tế bào thực vật: cellulose.
  • Thành tế bào nấm: chitin.

Chất nền ngoại bào: là cấu trúc phức tạp gồm các phân tử proteoglycan (hình thành từ các phân tử protein liên kết với carbohydrate) kết hợp với các sợi collagen tạo nên mạng lưới bao quanh bên ngoài tế bào.

 Hệ thống này được nối với bộ khung xương tế bào qua protein màng là integrin.

→ Chất nền ngoại bào có thể điều khiển sự hoạt động của các gen bên trong tế bào, nhờ đó các tế bào trong cùng một mô có thể phối hợp các hoạt động với nhau.

Mối nối giữa các tế bào:

  • Mối nối kín: các tế bào ghép sát với nhau bằng các loại protein đặc biệt → các chất không thể lọt qua được khe hở giữa các tế bào.
  • Mối nối hở: các tế bào của mô được ghép với nhau bằng các cấu trúc tạo nên các kênh cho phép các tế bào truyền cho nhau những chất nhất định.

Ribosome – Nhà máy tổng hợp protein của tế bào

Cấu trúc: 

  • Là bào quan không có màng bao bọc.
  • Mỗi ribosome cấu tạo bởi 2 tiểu đơn vị có kích thước khác nhau: tiểu đơn vị lớn và tiểu đơn vị nhỏ.
  • Cấu tạo từ rRNA và protein.
  • Có ở bào tương và một số bào quan.

Chức năng: là bộ máy tổng hợp protein của tế bào.

Lưới nội chất: là hệ thống gồm các ống và các túi dẹt chứa dịch nối thông nhau thành một mạng lưới, gồm:

  • Lưới nội chất hạt: gồm hệ thống các đường ống tạo nên bởi lớp kép phospholipid, một đầu liên kết với màng nhân, đầu kia liên kết với lưới nội chất trơn.Trên màng lưới nội chất hạt có các hạt ribosome (protein tổng hợp ở đây sẽ được đưa vào trong lưới nội chất để chuyển qua túi tiết).
  • Lưới nội chất trơn: mặt ngoài màng không đính ribosome, phân bố khắp tế bào chất; thực hiện chức năng tổng hợp lipid, chuyển hóa đường, phân huỷ chất độc hại.

Bộ máy Golgi:

  • Cấu trúc: là hệ thống túi, màng dẹt nằm song song với nhau nhưng tách rời nhau.
  • Chức năng: là nơi tập trung chế biến, lắp ráp, đóng gói các phân tử protein, lipid rồi phân phối chúng đếm những nơi cần thiết.

Lysosome:

Cấu trúc

Chức năng

– Là bào quan dạng túi có màng đơn.

– Chứa các loại enzyme thuỷ phân protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid, các bào quan thậm chí cả các tế bào cần thay thế.

– Hình thành từ bộ máy Golgi, có ở các tế bào động vật.

– Tiêu hoá nội bào.

– Phân huỷ các tế bào già, các tế bào chết hay các tế bào bị tổn thương.

Không bào:

Cấu trúc

Chức năng

– Là bào quan có một lớp màng bao bọc.

– Có ở tế bào thực vật và một số tế bào động vật bậc thấp.

– Có nguồn gốc từ bộ máy Golgi và lưới nội chất trơn.

– Không bào trung tâm giúp điều hoà áp suất thẩm thấu trong tế bào.

– Có nhiều loại không bào với chức năng khác nhau: ở tế bào cánh hoa, không bào chứa sắc tố giúp thu hút côn trùng; ở tế bào rễ cây, không bào chứa chất hữu cơ, các ion khoáng tạo áp suất thẩm thấu để hút nước và muối khoáng;…

Peroxysome:

Cấu trúc

Chức năng

– Là bào quan có dạng hình cầu, bao bọc bởi lớp màng đơn mỏng, thường nằm gần lưới nội chất.

– Chứa các enzyme chuyển hydrogen đến oxygen tạo ra hydrogen peroxide (H2O2), sau đó được enzyme khác phân giải thành nước.

Là bào quan thực hiện chức năng oxi hoá các chất.

Ti thể:

Cấu trúc

Chức năng

– Là bào quan có màng kép: màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp hình răng lược → tăng diện tích bề mặt.

– Lớp màng trong của ti thể lõm sâu vào bên trong tạo cấu trúc mào – là nơi chứa các enzyme của chuỗi truyền electron và tổng hợp ATP.

– Trong chất nền chứa nhiều phân tử DNA nhỏ, dạng vòng và ribosome → khả năng tự nhân đôi và tổng hợp protein cho riêng mình.

– Màng trong chứa phức hệ enzyme tham gia tổng hợp ATP.

– Bên trong 2 lớp màng là chất nền ti thể chứa nhiều loại enzyme tham gia vào quá trình hô hấp tế bào.

– Tạo ra các sản phẩm chuyển hoá trung gian tham gia vào các quá trình trao đổi chất khác.

Lục lạp:

Cấu trúc

Chức năng

– Thường có hình bầu dục.

– Là bào quan có 2 lớp màng bao bọc.

– Lớp màng ngoài tạo khoảng không gian hẹp với màng trong; màng trong không gấp khúc.

– Bên trong có hệ thống màng tạo nên các túi dẹp (thylakoid) chứa chất diệp lục cùng các enzyme và protein tham gia vào quá trình quang hợp.

– Các thylakoid xếp chồng lên nhau tạo nên cấu trúc granum, nối thông với nhau. Bao quanh granum là vật chất dạng lỏng được gọi là chất nền (stroma).

– Stroma chứa hệ enzyme tham gia cố định CO2 trong quang hợp; ngoài ra chứa nhiều phân tử DNA dạng vòng và ribosome.

Thu nhận ánh sáng mặt trời thông qua quá trình quang hợp để tạo nguồn carbohydrate cho hầu hết các loài sinh vật.

Tế bào chất: là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.

Gồm bào tương (vật chất dạng keo có thành phần chủ yếu là nước và các phân tử sinh học) và các bào quan khác.

Bộ khung xương tế bào:

Cấu trúc

Chức năng

Là hệ thống mạng vi sợi, sợi trung gian và vi ống kết nối với nhau. – Nâng đỡ, duy trì hình dạng tế bào, neo giữ bào quan và các enzyme.

– Hình thành nên trung thể có vai trò trong quá trình phân bào, hỗ trợ các bộ phận hay cả tế bào di chuyển.

 

V – VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT | ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH 10

Các em tham khảo bảng hệ thống hóa kiến thức chương V – Vận chuyển các chất qua màng sinh chất tại đây:

VI – CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀ VẬT CHẤT TRONG TẾ BÀO | ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH 10

Các em tham khảo bảng hệ thống hóa kiến thức chương VI – Chuyển hóa năng lượng và vật chất trong tế bào tại đây:

1. Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất 

de-cuong-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-10-2

2. Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất

de-cuong-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-10-3

3. Hô hấp tế bào

de-cuong-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-10-4

de-cuong-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-10-5

4. Quang hợp 

de-cuong-thi-hoc-ki-1-mon-sinh-10-6

B – ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH 10 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI

Sau khi ôn luyện lại toàn bộ kiến thức lý thuyết đã học trong chương trình môn Sinh Học lớp 10, các em hãy luyện tập với các đề thi để nắm chắc cũng như làm quen với ma trận đề thi. HOCMAI đã tổng hợp đầy đủ 3 bộ đề thi cuối học kì 1 môn Sinh Học lớp 10 đầy đủ theo 3 bộ sách mới là Cánh Diều, Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo ngay tại đây:

Tham khảo Đề thi học kì 1 môn Sinh Học 10 Cánh Diều (Có hướng dẫn giải chi tiết) tại đây:

Tham khảo Đề thi học kì 1 môn Sinh Học 10 Kết nối tri thức (Có hướng dẫn giải chi tiết) tại đây:

Tham khảo Đề thi học kì 1 môn Sinh Học 10 Chân trời sáng tạo (Có hướng dẫn giải chi tiết) tại đây:

Trên đây là chi tiết về Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh 10 theo chương trình mới do HOCMAI biên soạn. Hy vọng với những kiến thức được tổng hợp cũng như các bộ đề thi ôn luyện cuối HK1 trong bài, các em học sinh sẽ nắm chắc kiến thức để đạt được kết quả cao khi tham gia kỳ thi chính thức.