Kết bài phân tích Vào phủ chúa Trịnh | Văn 11

0

Dưới đây là tổng hợp 5 mẫu kết bài phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay nhất để các bạn tham khảo.

Tham khảo thêm:

Kết bài phân tích Vào phủ chúa Trịnh (mẫu 1)

Qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, Lê Hữu Trác không chỉ vẽ lên cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa cùng với cung cách sinh hoạt hết sức rườm rà, cuộc sống đầy những yếm khí ở nơi đây. Nhưng đồng thời sau những dòng chữ  ông còn cho thấy những nỗi niềm, cảm xúc của mình trước lối sống giàu sang, phú quý và tấm lòng với nhân cách cao cả của một bậc lương y.

Kết bài phân tích Vào phủ chúa Trịnh (mẫu 2)

Các nhà nho thời xưa ít khi nói về mình. Nhưng ở trong đoạn trích này,tác giả đã không ngần ngại để cái “tôi” đóng một vai trò rất quan trọng. “Vào phủ chúa Trịnh” thể hiện trực tiếp được cái tôi cá nhân người cầm bút. Qua đoạn trích ta thấy tác giả Lê Hữu Trác là một người thầy thuốc giàu kinh nghiệm. Bên cạnh tài năng ông còn là một người thầy thuốc có lương tâm và đức độ. Lê Hữu Trác xem nghề thuốc vô cùng thiêng liêng và cực kỳ cao quý, người làm thuốc phải nối tiếp lòng trung của cha ông mình ngày xưa, phải luôn giữ đức cho trong và giữ lòng cho sạch. Lê Hữu Trác yêu thích sự tự do, nếp sống thanh đạm. Vượt lên trên những danh lợi tầm thường ông trở về quê hành đạo cứu đời với quan niệm: “Thiện tâm cốt ở cứu người. Sơ tâm nào có mưu cầu chi đâu/ Biết vui, nghèo cũng hơn giàu. Làm ơn nào phải mong cầu trả ơn”.

Kết bài phân tích Vào phủ chúa Trịnh (mẫu 3)

 Đoạn trích đã vẽ lên một bức tranh sinh động, đầy tính hiện thực về cuộc sống xa hoa và uy quyền của chúa Trịnh qua đó bộc lộ rõ thái độ coi thường danh lợi của tác giả. Qua đó ta càng thấy lối sống xa hoa của những bậc vua chúa thời xưa và thêm kính trọng người thầy thuốc, nhà ký sự tài ba Hãi Thượng Lãn Ông.

Kết bài phân tích bài Vào phủ chúa Trịnh (mẫu 4)

Đoạn trích là những trang ký sự giàu cảm xúc về cảnh giàu sang nơi phủ chúa và bệnh tình của thế tử Trịnh Cán. Nhưng bên cạnh những dòng hiện thực đó, người đọc vẫn thấy toát lên trên tất cả là một tâm hồn, là một nhân cách cao đẹp của danh y Hải Thượng Lãn Ông. Vốn bản thân không màng tới công danh, ông đã chọn nơi rừng núi yên tĩnh để sống một cuộc sống ẩn dật, lấy chim muông làm bầu bạn, hoa cỏ làm niềm vui. Bởi vậy mà Lê Hữu Trác dường như xa lạ trước cuộc sống nơi cung đình. Tuy xa lạ nhưng ông không hề ngơ ngác mà ông vẫn giữ được cái uy nghi, trầm tĩnh của một người ẩn sĩ. Trước hàng ngũ quan lại ông không hề tỏ ra khúm núm, hay kiêu ngạo khi danh tiếng của mình được nhiều người biết tới. Ngôn ngữ ông dùng vô cùng khiêm nhường: “Tôi là kẻ nơi quê mùa, làm sao biết được các vị ở nơi triều đình đông đúc như thế này”. Ông còn dũng cảm chỉ ra những sự ngu dốt của các quan thái y trong triều, đó  chính là việc ông không nghe theo lời ngụ ý của quan chánh đường mà ông vẫn hành động theo lương tâm nghề nghiệp của mình, trình đơn thuốc lên cho thánh thượng. Ông cũng  chính là người thấy được căn bệnh thừa mứa, ngu dốt của bọn ở phủ chúa một cách chính xác: Vì Thế tử ở trong chốn màn tre trướng phủ… nên phủ tạng bị yếu đi. Chốn lầu son gác ngọc ấy đã làm cho con người trở nên hao mòn và mất hết nhuệ khí, lại chứa toàn bọn ngu dốt giống như quan chánh đường và các quan thái y chỉ lo dùng thuốc công phạt theo ý của mình. Tỏ ta đây là hiểu biết nhưng chỉ làm cho thế tử ngày càng trở nên yếu đi. Thế tử chính là nạn nhân của sự ngu dốt, của sự thừa thãi quá mức ở nơi phủ chúa. Đây cũng chính là những biểu hiện rõ nét nhất của một triều đại suy đồi đã đến lúc mạt vận, diệt vong và là sản phẩm của một chôn chỉ biết xu nịnh và ăn chơi phè phỡn không lo cho cuộc sống của nhân dân lao động.

Kết bài phân tích bài Vào phủ chúa Trịnh (mẫu 5)

Trước những quang cảnh và cung cách ở trong phủ chúa ấy khiến cho tác giả thể hiện rõ quan điểm của mình. Tác giả dửng dưng trước những quyến rũ của cảnh giàu sang phú quý bởi vì nó được xây đắp bởi bằng xương máu của nhân dân làm ra. Và tác giả dùng những câu văn thể hiện lên sự không đồng tình của cảnh sống xa hoa nơi đây. Qua cách nói mỉa mai và châm biếm của tác giả, ta thấy : Sự lộng quyền của nhà chúa cùng với quyền uy tối thượng và nếp sống hưởng thụ cực kỳ xa hoa của chúa Trịnh cùng với gia đình; sự thật bù nhìn của vua Lê khi đó. Thế tử Trịnh Cán bị bệnh chính là do nơi đây quá đầy đủ khiến cho con người không thể khỏe mạnh một cách bình thường được. Khi các ngự y không đồng tình với đơn thuốc mà tác giả đã kê thì ông đã nhất quyết bảo vệ đơn thuốc ấy. Chính vì vậy mà các ngự y khác phải khâm phục trước kiến thức và tài năng của ông.

Hy vọng bài viết trên đây của Bút Bi sẽ giúp các bạn học tốt hơn trong chương trình ngữ văn 11.

Tham khảo thêm: