Tổng hợp những mẫu mở bài phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay

0

Mở bài phân tích Vào phủ chúa Trịnh (văn 11là tài liệu vô cùng hữu ích mà Bút Bi muốn giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 11 tham khảo. Thông qua 15 mẫu mở bài Chí Phèo này, các bạn có thêm nhiều tư liệu  để tham khảo và trau dồi vốn từ củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng viết mở bài phân tích Vào phủ chúa Trịnh một cách ngắn gọn và xúc tích nhất. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi.

Tham khảo thêm:

1. Mở bài phân tích Vào phủ chúa Trịnh trực tiếp

Mở bài trực tiếp Vào phủ chúa Trịnh ( mẫu số 1)

Lê Hữu Trác là một danh y vô cùng lỗi lạc, một nhà văn tài hoa, dù đã từng có một thời gian ông theo nghề võ nhưng cuối cùng ông nhận thấy “ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”. Cũng vì vậy, từ đó, ông chuyên sâu nghiên cứu về y học và để lại cho thế hệ sau rất nhiều tác phẩm có giá trị, tiêu biểu trong số đó chính là tác phẩm “Thượng kinh ký sự” – một cuốn sách y học, một tác phẩm văn học vô cùng đặc sắc. Với Thượng kinh ký sự, tác giả đã ghi lại một cách rất chân thực, sâu sắc cảm nhận của bản thân trước những gì tai nghe mắt thấy nơi phủ Chúa. Và có thể nói, đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” đã góp phần sâu xắc trong việc thể hiện giá trị của tác phẩm.

Mở bài trực tiếp Vào phủ chúa Trịnh ( mẫu số 2)

Chúng ta thường biết tới Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác chính là một người thầy thuốc thế nhưng ông còn là một nhà văn, nhà thơ. Cuộc đời của ông sáng tác không nhiều nhưng đã để lại những tác phẩm rất có giá trị và giàu ý nghĩa. Tiêu biểu đó chính là bài “Vào phủ chúa Trịnh”. Có thể nói qua tác phẩm ấy giá trị hiện thực được thể hiện một cách rất rõ.

Mở bài trực tiếp Vào phủ chúa Trịnh ( mẫu số 3)

Lê Hữu Trác là một nhà y học, nhà văn nhà thơ lớn của cuối thế kỉ XVIII. Trong sự nghiệp sáng tác văn học, tác phẩm “Thượng kinh ký sự” là tác phẩm vô cùng nổi bật của ông. Tác phẩm đã phơi bày được về hiện thực đời sống xã hội của cuối thế kỉ XVIII, đặc biệt chính là đời sống xa hoa trong phủ chúa. Tất cả những nét vẽ đó đã được phác họa đầy đủ qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”.

Mở bài trực tiếp Vào phủ chúa Trịnh ( mẫu số 4)

Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) là một danh y có tâm huyết và cực kỳ đức độ. Đồng thời, ông cũng chính là một nhà văn, nhà thơ có những đóng góp đáng ghi nhận cho nền văn học nước nhà. Tiêu biểu trong số đó chính là đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” trong “Thượng kinh ký sự” đã để lại những giá trị hiện thực sâu sắc.

Mở bài trực tiếp Vào phủ chúa Trịnh ( mẫu số 5)

“Vào phủ chúa Trịnh” được trích từ cuốn “Thượng kinh kí sự” của tác giả Lê Hữu Trác. Qua ngòi bút tinh tế và sắc sảo, con mắt quan sát tinh tường của tác giả đã vẽ lên một bức tranh hiện thực cuộc sống trong phủ chúa. Qua đó toát lên được giá trị hiện thực, phê phán sâu sắc của tác phẩm.

2. Mở bài gián tiếp phân tích Vào phủ chúa Trịnh

Mở bài gián tiếp Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác (mẫu 1)

Con người phấn đấu làm việc cũng chỉ mong rằng có cuộc sống khá giả hơn, thế nhưng có những người sinh ra vốn dĩ họ đã có tất cả. Họ có tiền tài, địa vị và có cả quyền lực, bởi vậy cuộc sống trở nên quá dễ dàng. Và cuộc sống vô cùng xa xỉ, sung sướng không tưởng của vua chúa thời xưa và đặc biệt là thời chúa Trịnh đã được khắc họa rõ nét qua tác phẩm “Vào phủ chúa Trịnh” của nhà văn Lê Hữu Trác.

Mở bài gián tiếp Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác (mẫu 2)

Ký chính là một thể loại văn xuôi tự sự dùng để ghi chép lại những sự việc có thật và bộc lộ được tình cảm, tư tưởng của người viết phản ánh về hiện thực cuộc sống theo cách riêng của mình. Nhắc đến thể ký không thể không nhắc đến Lê Hữu Trác một danh y nổi tiếng cùng với bộ Hải Thượng y tông lĩnh  một cuốn bách khoa toàn thư về y học, đồng thời cũng chính là một nhà văn với tác phẩm “Thượng kinh kí sự” được rất nhiều người biết đến. Tác phẩm đã đánh dấu sự trưởng thành của thể kí với nội dung kể về cuộc sống cực kỳ xa hoa cùng với quyền uy thế lực trong phủ chúa. Tiêu biểu chính là đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” nằm ở phần đầu đã ghi chép lại trung thực về sự giàu sang, thâm nghiêm ở trong Trịnh phủ, qua đó cho thấy được nhân cách và tâm hồn của một nhà y học, nhà văn học.

Mở bài gián tiếp Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác (mẫu 3)

Không chỉ là một danh y lỗi lạc của đất nước Việt Nam thế kỉ XVIII và mãi mãi muôn đời sau, Lê Hữu Trác còn là một thi nhân, là một văn nhân vô cùng tài ba của nền văn học Việt Nam cho đến tác phẩm Thượng kinh kí sự của ông, thế ký văn học nước nhà mới thực sự được ra đời. Thượng kinh ký sự là một tác phẩm ký độc đáo, mang một giá trị hiện thực sâu sắc. Ta có thể cảm nhận rõ cái giá trị ấy qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của tác phẩm.

Mở bài gián tiếp Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác (mẫu 4)

Thời xưa những người tài giỏi thì thường rất ghét vòng danh lợi họ chỉ giúp vua một thời gian rồi về ở ẩn cùng với nhân dân giúp đỡ nhân dân trong cuộc sống hàng ngày. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có câu:

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao”

Có thể nói rằng sự lánh đục tìm trong đó là cách xuất xử của biết bao nhiêu bậc nho sĩ và người tài. Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác cũng vậy, chúng ta được biết đến ông là một người lười làm quan và biếng danh lợi. Về ở ẩn ông không những là một người thầy thuốc rất giỏi mà còn là một nhà văn. Tác phẩm tiêu biểu của ông được rất nhiều người biết đến là tác phẩm “vào phủ chúa Trịnh”. Trong tác phẩm này Lê Hữu Trác đã phê phán về những thói ăn chơi sa đọa của bậc vua chúa. 

Đoạn trích được rút từ trong tập thượng kinh kí sự, là một quyển cuối cùng ở trong bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh, đánh dấu sự phát triển của nền văn học ( Văn xuôi tiếng Việt, thể ký). Tác phẩm ghi nhận lại những điều mắt thấy tai nghe khi tác giả được mời vào kinh để chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán cho tới khi ông về lại Hương Sơn.

Mở bài gián tiếp Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác (mẫu 5)

Chúng ta không chỉ biết tới Lê Hữu Trác là một nhà nghiên cứu y học nổi tiếng mà chúng ta còn biết tới ông với một tư cách là một vị quan của triều đình giỏi binh thư võ lược và là một nhà văn vô cùng tài ba. Ông có một biệt danh là Hải Thượng Lãn Ông. Những tác phẩm của ông mang đậm một màu sắc của y học nhưng đồng thời nó cũng mang lại những giá trị văn học tiêu biểu.

Thượng kinh ký sự là tập ký sự nổi tiếng trong cuộc đời của Lê Hữu Trác. Tác phẩm kể về cuộc sống xa hoa ở trong phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực nhà chúa cũng như những điều mà mắt thấy tai nghe nhân dịp được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh cho thế tử. Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” không chỉ miêu tả về cuộc sống xa hoa ở phủ chúa, mà còn thể hiện được rõ nét tâm hồn và nhân cách của vị lương y tài hoa đức độ này.

Tác phẩm viết theo thể ký sự. Ký chính là một thể văn xuôi tự sự khá phát triển từ thời kỳ văn học trung đại. Tác phẩm ký thường có cốt truyện là sự thực cuộc sống. Người viết ký trung thành với sự thật, khai thác sự thật theo quan điểm của cá nhân. Ký là thể văn xuôi tự sự có sự kết hợp rất nhuần nhuyễn giữa sự thực lịch sử và cảm xúc của người viết.

Đoạn trích được viết bằng chữ Hán miêu tả về quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa ở trong phủ chúa và quyền uy thế lực của nhà chúa qua những điều mắt thấy tai nghe nhân dip Lê Hữu Trác được chúa Trịnh triệu về kinh đô để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Tác phẩm còn thể hiện được thái độ kinh thường danh lợi của tác giả.

3. Mở bài nâng cao phân tích Vào phủ chúa Trịnh

Mở bài nâng cao Vào phủ chúa Trịnh nâng cao ( mẫu 1)

Lê Hữu Trác (1720-1791) có tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, là một đại danh y của Đại Việt. Ngoài những sáng tác về y học trong bộ “Y tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển, ông còn để lại rất nhiều thơ văn, trong đó có tác phẩm độc đáo “Thượng kinh ký sự”. Thơ văn của Lãn Ông rất nhẹ nhàng, hóm hỉnh lại giàu tính hiện thực, phản ánh một nhân cách cao đẹp: coi thường công danh phú quý, yêu thiên nhiên và yêu quý đồng loại, thích cuộc sống thanh nhàn.

“Thượng kinh ký sự” ghi lại hành trình của ông lên kinh đô Thăng Long để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Đoạn văn “Vào phủ chúa Trịnh” trích trong cuốn ký sự ấy rất giàu giá trị hiện thực và cho thấy một ngòi bút đậm đà, tài hoa của tác giả.

Mở bài nâng cao Vào phủ chúa Trịnh nâng cao ( mẫu 2)

Ký chính là một thể loại văn xuôi tự sự dùng để ghi chép những sự việc có thật và bộc lộ được tình cảm, tư tưởng của người viết phản ánh về những hiện thực cuộc sống theo cách riêng của mình. Nhắc đến thể ký chúng ta không thể không nhắc đến Lê Hữu Trác một danh y vô cùng nổi tiếng với bộ Hải Thượng y tông lĩnh cuốn bách khoa toàn thư về y học, đồng thời ông cũng là một nhà văn với tác phẩm “Thượng kinh ký sự” được nhiều người biết đến. Tác phẩm đã đánh dấu sự trưởng thành của thể ký với nội dung kể về cuộc sống xa hoa cùng với quyền uy thế lực ở trong phủ chúa. Tiêu biểu đó chính là đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” nằm ở phần đầu đã ghi chép rất trung thực về sự giàu sang, thâm nghiêm trong Trịnh phủ, qua đó cho thấy được nhân cách và tâm hồn của một nhà y học, nhà văn học.

Mở bài nâng cao Vào phủ chúa Trịnh nâng cao ( mẫu 3)

Thượng kinh ký sự là một tập bút ký rất hiếm và quý trong nền văn học cổ Việt Nam thế kỉ XVIII. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán kể lại tỉ mỉ một chuyến đi của Lê Hữu Trác được chúa Trịnh triệu từ quê hương Hà Tĩnh ra kinh đô để chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm và cho thế tử Trịnh Cán.

Đoạn trích đã kể lại một chuyến đi, theo trình tự không gian như ta thường gặp trong các du ký, từ không gian vòng ngoài là phủ chúa  rồi đến không gian bên trong là cung chúa. Từ nhà trọ cho đến cửa phủ chúa, tác giả đã thấy gì? Nét nổi bật chính là người đầy tớ của quan đầu triều Hoàng Đình Bảo: anh ta gõ cửa rất gấp gáp, thở hổn hển báo tin có thánh chỉ triệu lương y Lê Hữu Trác vào chầu ngay, rồi chạy đằng trước cáng hét đường, cáng chạy giống như ngựa lồng… Tại sao? Vì có lệnh chúa, để thực hiện lệnh của chúa, đủ biết uy quyền của chúa Trịnh ghê gớm đến mức nào.

Mở bài nâng cao Vào phủ chúa Trịnh nâng cao ( mẫu 4)

Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác không chỉ là một danh y vô cùng nổi tiếng, mà còn là một tác giả có rất nhiều tác phẩm văn học có giá trị ở thời trung đại. Lê Hữu Trác đã để lại cho đời một sự nghiệp y học đồ sộ, nổi bật hơn cả đó chính là bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh được coi là cuốn bách khoa toàn thư về y học thế kỉ XVIII. Những tác phẩm của ông không chỉ có giá trị về y học mà còn mang nhiều giá trị văn học vô cùng sâu sắc vì đã ghi lại cảm xúc chân thật cùng như bộc lộ tâm huyết, đức độ của một người thầy thuốc. Thượng kinh ký sự là tập ký sự nổi tiếng trong cuộc đời của Lê Hữu Trác. Tác phẩm kể về cuộc sống xa hoa ở trong phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà chúa cũng như những điều mắt thấy tai nghe nhân dịp được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh cho mình và cho thế tử. Đoạn trích vào Trịnh phủ không chỉ miêu tả về cuộc sống xa hoa ở phủ chúa, mà còn thể hiện rất rõ nét tâm hồn và nhân cách của vị lương y tài hoa đức độ này.

Mở bài nâng cao Vào phủ chúa Trịnh nâng cao ( mẫu 5)

Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác là một danh y tài năng và giàu y đức, sống vào cuối thế kỉ XVIII (thời vua Lê – chúa Trịnh). Ông còn là một nhà văn và nhà thơ đáng kính. Trong cuốn “Thượng kinh ký sự” (viết năm 1782), cùng với ngòi bút kí sự chân thực và sắc sảo, ông đã vẽ lại một bức tranh vô cùng sinh động về cuộc sống xa hoa ở trong phủ chúa Trịnh, về quyền uy và thế lực của nhà chúa, miêu tả về kinh đô Thăng Long lúc bấy giờ nhân dịp ông được chúa Trịnh triệu vào kinh đô để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” là một trong những đoạn thể hiện tập trung rõ nhất về những giá trị của tác phẩm kí sự này. Cũng qua đoạn trích, chúng ta thấy được đôi nét về tâm hồn và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác.

Hy vọng các mẫu mở bài phân tích Vào phủ chúa Trịnh trên đây của Bút Bi sẽ giúp các bạn học tốt hơn trong chương trình ngữ văn lớp 11.