Kinh nghiệm thi THPT Quốc gia môn GDCD

0

Dưới đây là những Kinh nghiệm thi THPT Quốc gia môn GDCD được nhiều thầy cô giáo hướng dẫn cho học sinh của mình và họ đã đạt được kết quả ngoài mong đợi. Vậy tại sao bạn lại không áp dụng thử vào trong quá trình ôn luyện và giải đề của mình nhỉ! Các bạn hãy tham khảo bài viết nhé!

Bài viết tham khảo thêm:

I. Bí quyết để học tốt môn Giáo dục công dân (GDCD)

Phương pháp ghi chép

– Ghi chép là một phương pháp tuyệt vời giúp cho các bạn lưu lại được kiến thức, tránh bị quên. Hãy cố gắng ghi chép một cách đầy đủ nhất có thể những phần kiến thức trọng tâm mà thầy cô đã giảng dạy ở trên lớp, bởi có thể những kiến thức ấy các bạn đã hiểu, nhưng sau một khoảng thời gian hoặc cho đến lúc ôn thi, thì các bạn sẽ quên đi mất kiến thức đó.

– Sử dụng những cuốn sổ nho nhỏ, tiện dụng, giúp các bạn có thể dễ dàng ghi chép bất cứ lúc nào.

Biết hệ thống kiến thức

– Kiến thức của bất kỳ môn học nào cũng là một chuỗi những liên kết. Chương trước làm tiền đề để học tốt cho những chương sau. Do vậy, sau mỗi phần, mỗi chương, các bạn cần phải biết hệ thống lại những kiến thức trọng tâm nhất, quan trọng nhất, tạo nên nền tảng vững vàng để học tốt được những chương sau.

– Sử dụng sơ đồ tư duy để ghi chép được những kiến thức một cách tổng quát,dễ hiểu, dễ nhớ và đơn giản nhất. Ở phần trung tâm là mục của kiến thức, những nhánh nhỏ là những luận đề chính, rồi từ những luận đề triển khai ra phần nội dung, khái niệm, tính chất, dấu hiệu nhận biết, ứng dụng,v.v.

Liên hệ thực tiễn

– GDCD gắn liền với thực tiễn đời sống, đó là phần nội dung về lối sống, đạo đức, giáo dục, tâm lý và pháp luật. Nó trả lời cho câu hỏi: “Mục đích của cuộc sống là gì?” “ Sống như thế nào để có thể trở thành một người công dân tốt, có ích cho xã hội?”. Vì vậy, để có thể ghi nhớ lâu kiến thức, cũng như hiểu rõ hơn về bài học, các bạn cần phải liên hệ với thực tiễn đời sống, những lối sống, hành vi đạo đức hiện có trong xã hội để nhìn nhận được vấn đề một cách tổng quan nhất, hiểu rõ được kiến thức này.

Học nhóm

– Học nhóm là một phương pháp giúp cho các bạn HS trao đổi trực tiếp những kiến thức với bạn bè của mình. Với bộ môn GDCD, mỗi vấn đề đều cần có đa quan điểm, đa ý kiến trao đổi để có thể phát hiện được ra những quan điểm, ý kiến và biện pháp tối ưu, đúng đắn nhất. Học cùng với bạn bè giúp cho các bạn nhìn nhận lại được vấn đề từ nhiều khía cạnh/ phía khác nhau, từ đó có thể phát triển được toàn diện hơn. 

II. “Mẹo” giành điểm cao môn Giáo dục công dân

Tránh học tủ, học lệch

Với phần 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan của bộ môn Giáo dục công dân (tắt: GDCD), mỗi câu hỏi có bốn phương án để lựa chọn và chỉ có duy nhất một phương án trả lời là đúng. Xét tổng thể ở trong đề thi minh họa có những câu hỏi ở từng cấp độ cơ bản, phục vụ cho mục đích xét công nhận tốt nghiệp bậc THPT (thông hiểu: 20%, nhận biết: 40%) và những câu hỏi phân hóa (vận dụng bậc cao: 10%, vận dụng bậc thấp: 30%) phục vụ cho mục đích xét tuyển vào cao đẳng, đại học (CĐ, ĐH). Đề thi này cần đòi hỏi muốn đạt được mục tiêu vào CĐ, ĐH, học sinh cần phải nắm thật chắc phần kiến thức, đặc biệt là những kiến thức để làm được những câu hỏi ở dạng phân hóa.

Theo lời nhiều giáo viên với cách thức ra đề của môn học GDCD như là đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT, giáo viên cùng với học sinh phải thay đổi cách giảng dạy, cách học. Bởi nội dung của đề thi trắc nghiệm nằm ở trong tất cả những bài học trong chương trình lớp 12: “Công dân với pháp luật”. Nếu HS học tủ, học lệch, có ý coi trọng bài này và coi nhẹ bài khác thì sẽ rất dễ dẫn đến một kết quả không tốt.

Cụ thể, giáo viên cùng với học sinh sẽ cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy – học tập theo chiều hướng tích cực hơn: Vận dụng phần nội dung kiến thức bài học vào trong công tác giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống xã hội, phù hợp với từng lứa tuổi thì mới giải quyết được 40% câu hỏi vận dụng. Ở trong quá trình học, mỗi bạn đều cần hình thành những năng lực về tư duy đánh giá, phê bình, năng lực nhận xét, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phân tích – tổng hợp, năng lực thực hiện trách nhiệm của người công dân… phù hợp với các yêu cầu giảng daỵ theo định hướng phát triển năng lực của người học sinh.

Hiểu vấn đề và biết cách vận dụng

Theo đánh giá của chuyên gia giáo dục, đề thi minh họa mà Bộ đã công bố tuy rằng hay nhưng tính vận dụng vẫn còn tương đối hạn chế. Vì thế, cần phải có thêm những câu hỏi xuất phát từ những tình huống thực tế vào trong đề thi cho học sinh. Chỉ có như vậy mới góp phần làm thay đổi triệt để cách thức dạy và học của môn học này, giúp HS học không chỉ để thi mà còn để vận dụng được trong thực tiễn của cuộc sống.

Để làm tốt được bài thi môn học GDCD, trước hết cần phải nắm vững phần kiến thức nền có trong sách giáo khoa, chú trọng vào phần nội dung bài học gắn liền với thực tiễn đời sống, những vấn đề có liên quan tới quyền lợi cũng như nghĩa vụ của người công dân. Một giáo viên đã cho rằng, không nhất thiết phải thuộc lòng từng khái niệm, định nghĩa có trong sách giáo khoa, mà các bạn chỉ cần hiểu được vấn đề và biết cách vận dụng thì như vậy sẽ làm bài thật tốt. Về phương pháp, học sinh cũng cần lưu ý đọc kỹ các câu hỏi, vì thường những câu hỏi phân hóa sẽ bị rơi vào những trường hợp xử lý tình huống và giữa những đáp án thường không khác biệt với nhau nhiều. Nếu chỉ cần đọc lướt qua, có thể HS sẽ phạm phải sai lầm không hề đáng có.

Tuy nhiên, các bạn cũng cần chú ý là không nhất thiết là phải học thuộc tất cả bởi vì thực tế không thể ghi nhớ được hết được các hiến pháp, điều luật. Nhiều thầy cô giáo đã chỉ ra được một số “mẹo” cho thí sinh, chẳng hạn như: đối với những câu hỏi về tình huống nếu không biết cách để xử trí thì các bạn hãy xử sự từ góc độ đạo đức. Hãy đặt bản thân mình vào vị trí của những người bị hại, thông thường thì phương án đúng chính là phương án mà được số đông xã hội đồng tình.

III. Ba lưu ý đặc biệt để ‘ăn’ điểm cao bài thi môn Giáo dục công dân

Trước hết, theo BUTBI, thi môn học Giáo dục công dân hay bất kỳ học môn nào, việc đầu tiên cũng như quan trọng nhất của người thí sinh là đọc kỹ càng đề thi.

Đặc thù riêng của môn học GDCD là những nội dung học luôn gắn liền với cuộc sống bình thường. Bởi vì vậy, những bạn có thể vận dụng sự hiểu biết của mình để giải quyết được vấn đề ở trong bài thi.

Ví dụ, trong tình huống đi đường vượt đèn đỏ đều xảy ra trong cuộc sống đời thường và ở trong pháp luật đã có quy định xử lý.

Thứ hai, khi đang làm bài thi, các bạn HS lựa chọn đáp án quen thuộc đã gặp ở trong quá trình học, chứ không phải sử dụng những kiến thức/ cách nói thông thường.

Thứ ba, là khi làm về tình huống, thí sinh hãy đọc ngược từ phần câu hỏi.

Các bạn HS hãy đọc thật kỹ câu hỏi trước, xem câu hỏi đề cập tới những nhân vật nào, nội dung là gì… rồi mới đọc lên cho đến đoạn tình huống ở phần phía trên. Làm như vậy là để không bị những thông tin khác nhau ở trong những tình huống gây nhiễu, xác định chính xác được nội dung mà mình cần trả lời.

Trên đây là những Kinh nghiệm thi THPT Quốc gia môn GDCD xương máu mà đã được những “vị tiền bối” áp dụng thành công và để lại cho những “hậu bối” đi sau. Các bạn hãy tham khảo và ôn luyện thật vững chắc dựa theo những kinh nghiệm cho trên, để đạt được điểm số như mình mong muốn, xứng đáng với những cố gắng của bản thân nhé!