Mặc dù kỳ thi Đánh giá năng lực Đánh giá năng lực không còn quá xa lạ với các em học sinh cuối cấp, song, vì nhiều yếu tố mà các em vẫn đang dè dặt khi tiếp xúc với một phương thức tuyển sinh mới.
Tự ôn thi trong sự hoang mang
Nguyễn Trang – học sinh lớp 12 đang theo học trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội đã rất hụt hẫng, chán nản sau khi trải qua 2 lần thi Đánh giá năng lực. Trang chia sẻ, lần thi đầu tiên em đạt 93 điểm nhờ làm tốt phần thi Định tính và Định lượng. Tuy nhiên, ở phần Khoa học tự nhiên – Xã hội, em khá đuối vì chưa học xong phần kiến thức của lớp 12. Không bỏ cuộc, em lại tiếp tục lao vào ôn luyện tiếp để chuẩn bị cho đợt thi thứ 2 vào cuối tháng 5, tuy nhiên, em đã rất bất ngờ khi lần 2 thi em chỉ đạt 89 điểm. Tại lần thi này, điểm phần Khoa học đã được cải thiện nhiều hơn, tuy nhiên phần Định lượng lại tụt điểm rõ rệt.
Điều này đã khiến Trang băn khoăn rất nhiều với độ khó của các câu hỏi có thực sự tương đương. Bởi nếu các đề thi có độ khó giống nhau thì khi thi 2 lần gần nhau như Trang khó có thể xảy ra tình trạng chênh lệch điểm theo hướng giảm đi như vậy quá nhiều.
Nguyễn Trang lại tiếp tục đăng ký thử sức với kỳ thi Đánh giá tư duy. Lý do là bởi em muốn thi thử 2 kỳ thi riêng đang được đón nhận rất nhiều hiện nay để xem như thế nào. Một phần nào đó bởi em chưa thực sự “phục” với kết quả của mình hoặc bởi các kỳ thi riêng này quá khác so với kỳ thi Tốt nghiệp THPT truyền thống.
Cùng tình trạng với các bạn học sinh ở phía Bắc, nhiều em học sinh đăng ký dự thi Đánh giá năng lực TP.HCM tại phía Nam vẫn rất lạ lẫm với kỳ thi. Đinh Tiến Dũng – một học sinh lớp 12 tại TPHCM chia sẻ “Em đã tự xoay sở ôn thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM là chính bởi chương trình học ở trên lớp thường tập trung chủ yếu dạy kiến thức nền tảng và ôn luyện phù hợp cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT. Vậy nên, ngoài giờ học trên trường, em cũng đi tìm hiểu các giải pháp luyện thi trên mạng và tự học. Chính vì vậy, em cũng giống như nhiều bạn coi việc tham gia thi Đánh giá năng lực là nơi để thử sức chứ không kỳ vọng có thể dùng điểm thi để xét tuyển vào các trường Đại học.
Giống như Dũng, Tâm Anh mặc dù rất quan tâm đến kỳ thi Đánh giá năng lực và dành nhiều thời gian để tìm hiểu thông tin về kỳ thi ngay từ đầu năm lớp 12, song, em cũng phải tự tìm cách học vì ở trên lớp, các thầy cô cũng “không rành” về cách ra đề cũng như ôn luyện thế nào để đạt được điểm số cao.
Tự tìm hiểu và tham gia nhóm ôn luyện trên facebook để có thể tự học, tuy nhiên, kết quả Tâm Anh nhận được lại không mấy khả quan. Cả 2 đợt thi không lần nào Tâm Anh đạt trên 700 điểm (Điểm tuyệt đối là 1200 điểm). Với mức điểm như vậy, em đã quyết định bỏ luôn và không đăng ký xét tuyển vì biết với số điểm này mình không thể đăng ký xét tuyển vào ngành mà em mong muốn.
Theo thống kê, trong gần 99.000 bài thi đợt 1 của kỳ thi Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, điểm trung bình mà các thí sinh đạt được là 639.2/1200 điểm. Số học sinh đạt trên 1000 điểm là 152 thí sinh.
Thầy cô trên lớp tỏ ra lúng túng
Theo cô H (Giáo viên dạy văn của một trường THPT quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, mặc dù lớp có 20/45 bạn đăng ký tham gia kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức, tuy nhiên, đến ngày thi chỉ còn 10 bạn tham gia thi. Phần lớn các bạn chỉ đạt được mức điểm từ 60 – 70, một bạn đạt được 80 điểm và một bạn đạt được 85 điểm. Gây bất ngờ nhất cho cô H là trường hợp một bạn học sinh có học lực rất tốt trong lớp nhưng chỉ đạt 60 điểm khi thi.
Nhìn vào số điểm này, cô H. cũng khá hoang mang không hiểu vì sao em học sinh giỏi lại đạt kết quả không tốt trong kỳ thi Đánh giá năng lực. Theo cô, nếu có thể biết được lý do vì sao em học sinh có học lực giỏi lại tụt hạng khi thi Đánh giá năng lực thì mới có định hướng để thay đổi cách dạy học và ôn tập cho học sinh hiệu quả. Tuy nhiên, với những dữ liệu để so sánh, đối chiếu như hiện nay thì chưa đủ để làm điều này.
Bởi nhà trường không thể có định hướng để ôn tập cho các em thi Đánh giá năng lực, do đó, xu hướng luyện thi cho các kỳ thi riêng này được các lò luyện thi tiếp quản. Hoàng Trinh – một thí sinh có nhu cầu thi Đánh giá năng lực đã đăng ký học thêm ở lò luyện. Thông thường, các lò luyện sẽ có 2 hình thức: Lớp luyện thi online hoặc nộp học phí để nhận tài khoản truy cập từ 10 – 20 đề thi bám sát cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực.
Với mỗi đề thi, các lò luyện sẽ có video chữa đề đi kèm. Hoặc học sinh cũng thể trao đổi, tương tác trực tiếp với giáo viên cũng như được cung cấp thêm các tài liệu luyện thi. Tất nhiên, với mỗi hình thức sẽ có mức học phí tương ứng, thông thường khoảng từ 900.000 cho đến vài triệu đồng/đợt.
Không chỉ ở miền Bắc, tại phía Nam cũng xuất hiện không ít lò luyện thi Đánh giá năng lực trên mạng đang quảng cáo rầm rộ. Như Hoa, thí sinh đã từng dự thi cho biết, khi tìm hiểu các lò luyện thi Đánh giá năng lực trên mạng, em đã rất bất ngờ bởi đủ loại mời chào như: luyện thi với các tài liệu được cung cấp sẵn hoặc với video bài giảng quay sẵn của giáo viên. Hay có khi là những hình thức học trực tuyến qua Zoom rồi thi thử online,… Bị cuốn vào mê cung luyện thi này, tuy nhiên, Hoa và nhiều bạn khác cũng không thể nâng cao điểm số của mình lên bởi bản thân các em cũng không định hướng cụ thể để chủ động lập kế hoạch ôn tập sao cho phù hợp.
Liệu kỳ thi Đánh giá năng lực có thể trở thành phương thức xét tuyển chính trong tương lai?
Các kỳ thi riêng do trường Đại học tự tổ chức đang được một số chuyên gia giáo dục dự đoán sẽ trở thành tiêu chí quan trọng được sử dụng trong tuyển sinh.
Năm 2023, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, đã có 74 trường Đại học sử dụng điểm thi Đánh giá năng lực của cơ sở này để làm phương thức tuyển sinh. 8 đợt thi năm nay của kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội đã thu hút trên 90.000 lượt thí sinh dự thi và có gần 30.000 thí sinh đăng ký dự thi lần 2.
Theo số liệu trên hệ thống xét tuyển của Đại học Quốc gia TP.HCM, có trên 40.000 thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả của kỳ thi này với hơn 190.000 nguyện vọng. Trong đó, hơn 30.000 thí sinh sử dụng điểm thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM để đăng ký xét tuyển vào các trường của Đại học Quốc gia này.
Kỳ thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa năm nay đã có sự “lột xác” về cả cấu trúc và cách thức thi. Năm nay, có đến 32 cơ sở đào tạo lấy kỳ thi Đánh giá tư duy để làm phương thức tuyển sinh với 19.000 lượt thí sinh đăng ký dự thi.
Như vậy, ta có thể thấy so với con số hơn 1 triệu thí sinh dự thi Tốt nghiệp THPT hàng năm và khoảng 600.000 thí sinh đăng ký xét tuyển Đại học bằng kết quả của kỳ thi này thì sự quan tâm, tham gia và sử dụng kết quả của các kỳ thi riêng để xét tuyển Đại học vẫn chưa nhiều.
Giải pháp luyện thi toàn diện của HOCMAI – chìa khóa giúp 2k6 chinh phục thành công các kỳ thi tuyển sinh Đại học riêng
Với mong muốn giúp các em học sinh 2006 có định hướng mục tiêu và lộ trình ôn tập cụ thể để dành được điểm số cao và có thể nắm chắc tấm vé đỗ Đại học trong tay, HOCMAI đã cho ra mắt giải pháp luyện thi toàn diện đáp ứng mọi kỳ thi và nhu cầu của học sinh.
Các em học sinh sẽ được học tập và ôn luyện theo chu trình 3 giai đoạn trong suốt 8 tháng với mục tiêu xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc, hệ thống toàn bộ kiến thức trọng tâm và luyện đề chuyên sâu, 2k6 không chỉ có thể cải thiện được điểm số trên lớp mà còn gia tăng thêm cơ hội đạt điểm cao trong các kỳ thi tuyển sinh Đại học sắp tới
Phòng luyện đề với hơn 30.000 câu hỏi được nghiên cứu và biên soạn sao cho bám sát với cấu trúc đề thi thật nhất không chỉ giúp 2k6 có thể ôn tập lại kiến thức hiệu quả mà 2k6 còn có thể rèn luyện tâm lý vững vàng để sẵn sàng đi thi thật.
Chưa hết, HOCMAI còn cung cấp rất nhiều dịch vụ hỗ trợ đi kèm như: giải đáp thắc mắc 24/7, dịch vụ tư vấn hướng nghiệp giúp 2k6 có thể xác định được mục tiêu ngành, nghề và trường Đại học phù hợp với sở thích cũng như năng lực của bản thân. Ngoài ra, HOCMAI cũng thường xuyên tổ chức các đợt thi thử để các bạn học sinh có thể đánh giá chính xác năng lực của bản thân cũng như hiểu rõ được điểm số của mình đang ở đâu.
2k6 có thể tham khảo về giải pháp luyện thi toàn diện của HOCMAI tại đây. Với cam kết hoàn học phí 100% nếu học sinh tham gia giải pháp không đỗ các trường Đại học top 10 Việt Nam, giải pháp luyện thi của HOCMAI chính là giải pháp mà 2k6 nên lựa chọn để có thể nắm chắc suất đỗ Đại học trong đợt tuyển sinh sắp tới.