Mẹo giải nhanh trắc nghiệm Lý Hóa Sinh

0

Tổ hợp Khoa học tự nhiên (KHTN) là tổ hợp được rất nhiều học sinh lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều thí sinh còn chưa biết cách cân đối trong quá trình làm bài, nên bỏ lỡ khả năng được điểm cao một cách đáng tiếc. Hãy cùng xem bài viết dưới đây để khám phá ngay các mẹo giải nhanh trắc nghiệm Lý Hóa Sinh nhé!

1. Thí sinh đăng ký tổ hợp KHTN có xu hướng giảm vì khó đạt điểm cao

Như các em đã biết, để xét tốt nghiệp, học sinh ngoài việc phải thi 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Anh còn cần phải chọn lựa giữa 1 trong 2 tổ hợp là Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. 

Thực tế cho thấy, KHTN là khối thi được học sinh ưu ái lựa chọn nhiều hơn, bởi so với môn thiên về lý thuyết thì các môn thiên về tính toán trong tổ hợp KHTN có vẻ “dễ thở” hơn cho các em.

Tuy nhiên, những năm gần đây, lượng thí sinh chọn tổ hợp KHTN lại có xu hướng giảm.

 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là bởi học 3 môn trong tổ hợp này lượng kiến thức quá nhiều và nặng, rất khó để lấy được điểm cao. Không những vậy, độ phân hóa của đề ngày càng cao, để lấy được điểm 9,10 thật sự rất khó nhằn. Vì vậy, có rất nhiều bạn không chịu được áp lực mà muốn “quay xe” để lựa chọn tổ hợp KHXH.

Nhưng điều này thật sự rất khó khăn bởi học thuộc lượng kiến thức khổng lồ như vậy không phải bạn nào cũng làm được. 

Nếu các em đang gặp phải tình trạng như thế thì đừng vội nản, hãy tham khảo ngay những bí kíp để “xử đẹp” 3 môn Lí – Hóa – Sinh dưới đây nhé!

2. Bí kíp chinh phục điểm 9+ tổ hợp KHTN 

Nắm chắc kiến thức cơ bản

Các em cần nắm được toàn bộ kiến thức trọng tâm trong chương trình lớp 12 và bám sát theo đề minh họa của Bộ. Cụ thể: 

Vật lí: Các câu toán khó tập trung ở dao động cơ, sóng cơ và điện xoay chiều. Phần này cần học kỹ lưỡng các công thức, viết nhiều lần mới có thể sử dụng nhanh. Câu thực hành cần biết độ ngờ, sai số của phép đo.

Sinh học: Vì đề thi bao quát tất cả kiến thức sách giáo khoa nên cần chú trọng kiến thức sách giáo khoa trước tiên, sau đó mới mở rộng. Cụ thể, các em cần nắm chắc kiến thức cơ bản, coi kiến thức trong sách giáo khoa là nền tảng để khi gặp câu hỏi vận dụng, dạng bài tập, dạng tích hợp kiến thức nhiều bài thì đã có kiến thức cơ bản để làm được. Ngoài ra, các em cần giảm bớt học thuộc lòng, tăng cường học hiểu, học vận dụng để tối đa hóa điểm số.

Hóa học: Phần cốt lõi của môn Hóa nằm trong hóa tính và điều chế các chất. Sau khi nắm vững các phần này, việc kế tiếp là các em phải hệ thống lại các bài học thì mới có thể vận dụng chúng dễ dàng. Các em nên làm các bài tập lý thuyết như: sơ đồ biến hóa, nhận diện hóa chất, tinh chế hóa chất, viết công thức cấu tạo các chất đồng phân… để nắm vững nền tảng.

– Tìm ra phương pháp làm bài khoa học

  • Luyện đề và rút ra các dạng đề hay gặp phải. 
  • Phân tích và rút ra các dấu hiệu nhận dạng bài và phương pháp giải để hình thành tư duy xử lý nhanh
  • Tìm ra các phương pháp, công thức hay các mẹo tính nhanh như các công thức giải nhanh, mẹo giải nhanh trắc nghiệm Lý – Hóa – Sinh để tối ưu hóa thời gian làm bài.

Để làm được điều này, các em cần phải thật sự đầu tư nhiều thời gian cho môn học và cũng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Do đó, để rút ngắn thời gian học hiệu quả, các em có thể tham khảo thêm cuốn “Mẹo giải nhanh các bài vận dụng và vận dụng cao môn Lí – Hóa – Sinh” xuất bản tại nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. 

Với 3 phần rõ ràng ở mỗi chuyên đề bao gồm: ví dụ, bài tập tự luyện, hướng dẫn chi tiết (theo cách giải thông thường và theo mẹo tính nhanh), cuốn sách này tích hợp tất tần tật các chuyên đề kiến thức, phương pháp làm bài và mẹo giải nhanh các dạng bài vận dụng và vận dụng cao cả 3 môn trong tổ hợp KHTN giúp các em bứt phá điểm số. 

Trong cuốn sách này các thầy cô không chỉ giúp em định hướng tư duy, mẹo giải nhanh bài tập để tăng tốc độ xử lý các câu hỏi khó mà còn lưu ý cho các em những lỗi mà học sinh thường hay mắc phải để tránh mất điểm đáng tiếc. 

Các em có thể khám phá và đọc thử sách ngay TẠI ĐÂY. Chúc các em học tốt.