Phân tích 2 câu luận và 2 câu kết bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương gồm có dàn ý và 4 bài văn mẫu siêu hay, đạt được điểm cao của các bạn học sinh giỏi văn lớp 11. Chắc chắn thông qua 4 bài mẫu phân tích 4 câu thơ cuối bài Tự tình 2 các bạn sẽ có thêm được nhiều tư liệu học tập, rèn luyện, từ đó củng cố kỹ năng viết văn phân tích ngày 1 tiến bộ hơn.
Thông qua bài phân tích 4 câu thơ cuối bài Tự tình 2 chúng ta càng thấy được tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương đã giúp đưa ngôn ngữ dân gian, tiếng nói đời thường vào trong lời ca, bình dị hoá đồng thời Việt hoá thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bà xứng đáng được là “Bà chúa thơ Nôm” trong nền thi ca dân tộc.
Tham khảo thêm:
- Phân tích 2 câu đề và 2 câu thực bài Tự Tình 2
- Phân tích bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương
- Soạn bài tự tình 2
- Soạn văn 11 học kì 1
A. Dàn ý phân tích 2 câu luận và 2 câu kết bài Tự Tình 2
I. Mở bài phân tích 4 câu thơ cuối bài Tự tình 2
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm bài thơ Tự tình 2
– Giới thiệu vị trí của đoạn trích (2 câu luận và 2 câu kết bài Tự tình)
II. Thân bài phân tích 4 câu thơ cuối bài Tự tình 2
1. Phân tích 2 câu luận bài Tự Tình 2
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”
– Những sinh vật trông bé nhỏ như đám rêu kia mà vẫn không cam chịu phận nhỏ bé, hèn mọn, càng không chịu yếu mềm. Tất cả chúng như đang muốn bứt thoát hẳn lên: rêu phải mọc “xiên ngang mặt đất”, đá đã rắn chắc càng phải rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt để có thể “đâm toạc chân mây”.
– Nghệ thuật đảo ngữ ngày càng làm nổi bật sự phẫn uất của đá, của rêu và đó cũng là sự phẫn uất của tâm trạng của con người.
– Kết hợp với việc linh hoạt sử dụng những động từ mạnh (xiên, đâm) với các bổ ngữ rất độc đáo (ngang, toạc) thể hiện được rất rõ sự bướng bỉnh và ngang ngạnh => Đá và rêu như đang oán hờn, như đang phản kháng một cách quyết liệt với tạo hoá.
=> Có thể nói, ở trong hoàn cảnh bi thảm nhất, thơ Hồ Xuân Hương vẫn luôn ẩn chứa mạnh mẽ 1 sức sống – 1 khát khao.
2. Phân tích 2 câu kết bài Tự Tình 2
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
– “Ngán” là chán ngán và là ngán ngẩm. Xuân Hương ngán cái nỗi đời éo le, bạc bẽo chính bởi xuân đi rồi xuân lại lại, tạo hoá đang chơi 1 vòng quay nhàm chán như chính chuyện duyên tình của mỗi con người.
– Từ xuân vừa chỉ tới mùa xuân, vừa được dùng với nghĩa để chỉ tuổi xuân. Về thiên nhiên, xuân đi rồi xuân lại nhưng với mỗi con người thì tuổi xuân đã qua sẽ không bao giờ trở lại. 2 từ “lại” trong cụm từ “xuân đi xuân lại lại” cũng mang 2 nghĩa khác nhau. Từ “lại” đầu tiên là thêm một lần nữa, trong khi đó, từ “lại” thứ 2 nghĩa là trở lại. Mùa xuân trở lại nhưng tuổi xuân thì lại qua đi, đó chính là cái gốc sâu xa của sự chán ngán.
– Ở trong câu thơ cuối, nghệ thuật tăng tiến làm cho nghịch cảnh của nhân vật trữ tình càng thêm éo le hơn: mảnh tình – san sẻ – tí – con con. Mảnh tình – vốn đã quá ít, đã quá bé, đã không trọn vẹn nay lại còn phải “san sẻ” thành ra gần như chẳng còn gì nữa (tí con con) nên càng thêm xót xa, tội nghiệp => Câu thơ đã nói lên cả nỗi lòng của những người phụ nữ trong xã hội xưa, khi đối diện với cảnh chồng chung vợ chạ đó không phải là điều gì đó xa lạ.
III. Kết bài phân tích 4 câu thơ cuối bài Tự tình 2
– Các bạn nêu cảm nhận chung
B. Phân tích 2 câu luận và 2 câu kết bài Tự Tình 2
Dưới đây là một số mẫu phân tích 2 câu luận và 2 câu kết bài Tự Tình 2 (phân tích 4 câu thơ cuối bài tự tình 2) hay nhất để các bạn tham khảo.