Rừng xà nu tác giả tác phẩm | Nguyễn Trung Thành

0

Rừng xà nu tác giả tác phẩm: Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Butbi xin giới thiệu tới các bạn học sinh bài viết về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Trung Thành, để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cuộc đời cũng như các tác phẩm nổi tiếng của ông để học tốt môn Ngữ văn.

Rừng xà nu tác giả tác phẩm | Nguyễn Trung Thành
Rừng xà nu tác giả tác phẩm | Nguyễn Trung Thành

Tham khảo thêm:

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

1, Rừng xà nu tác giả Nguyễn Trung Thành

Nguyễn Trung Thành sinh năm 1932, tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, ngoài ra ông còn có thêm bút danh khác là Nguyên Ngọc. Quê của ông ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, nhưng trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mĩ, ông chủ yếu sống ở Tây Nguyên.

Vì gắn bó mật thiết với con người và cảnh vật ở Tây Nguyên nên ông có vốn hiểu biết sâu sắc về nơi này. Do đó, những thành công lớn nhất trong sự nghiệp văn chương của ông cũng gắn bó với mảnh đất này.

Năm 1950, khi đang học THPT, ông xung phong gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam và chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên – nơi chiến trường chính của Liên khu V lúc bấy giờ. Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông đã làm phóng viên cho báo Quân đội nhân dân liên khu V và lấy bút danh là Nguyên Ngọc.

2, Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trung Thành

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, ông đã tập kết ra Bắc. Tại đây ông viết tiểu thuyết “Đất nước đứng lên”, kể về cuộc kháng chiến chống Pháp của người dân Ba-na, tiêu biểu đó là anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa, dựa trên một câu chuyện có thật của Đinh Núp. Tác phẩm khi xuất bản được rất nhiều độc giả yêu thích và hâm mộ. Sau này cuốn truyện này được dựng thành phim.

Năm 1962 ông quay trở lại miền Nam, lấy bút danh là Nguyễn Trung Thành, tại đây ông hoạt động ở khu V, giữ vai trò là Chủ tịch Chi hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, chuyên phụ trách Tạp chí Văn nghệ quân giải phóng của Quân khu V. Thời gian này ông đã sáng tác ra truyện ngắn “Rừng xà nu.”

Trong thời kỳ Đổi mới và phong trào Cởi Mở, Nguyễn trung Thành đã có những đổi mới rất quan trọng về nội dung tư tưởng của tờ báo và được coi là người có công lớn khi phát hiện, nâng đỡ nhiều nhà văn tên tuổi sau này như Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, … Ông cũng đã dành nhiều tình cảm trân trọng của mình đối với các nhà văn khác như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Thi.

Sau chiến tranh ông được lên làm Phó Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng biên tập báo Văn nghệ.

Tuy nhiên, vào khoảng đầu thập niên 1990, báo Văn nghệ và một số lãnh đạo đảng Cộng sản chính thức bị phê phán là “chệch hướng”. Sau đó, Nguyễn Trung Thành đã từ chức Tổng biên tập và nghỉ hưu. Và người kế nhiệm ông là nhà báo Hữu Thỉnh.

Hiện nay, ông vẫn còn tham gia hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục. Ông đã dịch một số tác phẩm lí luận văn học nổi tiếng như “Độ không của lối viết” (Rollana Barthes) hay “Nghệ thuật tiểu thuyết” (Milan Kundera)…

3, Phong cách sáng tác của Nguyễn Trung Thành

Nguyễn Trung Thành có một khoảng thời gian gắn bó mật thiết với con người và cảnh vật Tây Nguyên nên ông có vốn hiểu biết sâu sắc về nơi này. Do đó, những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông cũng gắn bó với mảnh đất này. Ông là một nhà văn gần gũi, hiểu biết cuộc sống cũng như tinh thần của người dân các dân tộc thiểu số trên mảnh đất này.

Những trang văn của Nguyễn Trung Thành mang đậm âm hưởng sử thi hào hùng của núi rừng Tây Nguyên. Ở đó, chất thơ hoà quyện với độ hoành tráng nên thơ của núi rừng, của những con người bất khuất, can trường, kiên trung với quê hương, đất nước. Sức sống mãnh liệt bất diệt, khả năng trỗi dậy vô tận của con người và sự sống luôn được đề cao trong những tác phẩm của ông.

4, Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trung Thành

Trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trung Thành, ông đã viết lên những tác phẩm tiêu biểu như: 

  • Đất nước đứng lên
  • Rẻo cao
  • Đường chúng ta đi
  • Đất Quảng
  • Rừng xà nu
  • Có một đường mòn trên biển Đông
  • Cát cháy
  • Tản mạn nhớ và quên, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004
  • Nghĩ dọc đường, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005
  • Lắng nghe cuộc sống, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006
  • Bằng đôi chân trần, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008
  • Các bạn tôi ở trên ấy, Nhà xuất bản Trẻ, năm 2013

5, Tác phẩm Rừng xà nu

“Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Nguyễn Trung Thành được đưa vào trong chương trình Văn 12 học kì 2. Truyện ngắn “Rừng xà nu” lần đầu tiênn được ra mắt trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965, sau đó được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Đây là tác phẩm đặc sắc nhất làm lên tên tuổi của Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành) viết trong những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

6, Vị trí và tầm ảnh hưởng của Nguyễn Trung Thành

Nguyễn Trung Thành là một trong số những nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Ông đã đóng góp rất nhiều tác phẩm văn học có giá trị và ghi dấu ấn đậm nét trong nền văn học nước nhà.

7, Tác giả Rừng xà nu phản cách mạng

Nguyễn Trung Thành phản cách mạng: Nguyễn Trung Thành xin ra khỏi Hội Nhà văn, bắt đầu lôi kéo và tập hợp một số nhà văn nhà thơ trong nước và hải ngoại…có tai tiếng trong “làng văn học” để thành lập ra “Văn đoàn Độc lập Việt Nam”. Tổ chức này với danh nghĩa là một tổ chức xã hội dân sự, núp dưới cái bóng văn chương để hoạt động chính trị, với động cơ, mục đích thành lập lên một đảng đối lập, chống đối với Đảng Cộng sản VN, kêu gọi đa đảng, xóa bỏ vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN, và phủ nhận mọi công lao của Hội Nhà văn, đi ngược lại với những đường lối văn nghệ cách mạng của Đảng.

Đã từ lâu Nguyễn Trung Thành đã có những tư tưởng suy thoái, biến chất về tư tưởng và trở thành con cờ của đám dân chủ trong nước và hải ngoại, ông tích cực xuyên tạc lịch sử nhằm mục đích chống phá Đảng và Nhà nước. Gần đây nhất, ông đã cùng một nhóm những kẻ suy thoái trong hội “Văn đoàn Độc lập” của mình xuyên tạc về hình ảnh của vị Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu khiến cho dư luận hết sức bất bình và phẫn nộ.

Quá trình biến chất của nhà văn Nguyễn Trung Thành bắt đầu từ khi ông còn giữ vai trò là Tổng biên tập Báo Văn nghệ và Phó Tổng thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam, ông đã bảo kê cho nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài đăng những tập truyện ngắn, những tiểu luận chửi cả các Danh nhân và Lịch sử Việt Nam. Năm 1988, cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Phạm Thị Hoài được xuất bản tại Hà Nội với nhan đề “Thiên sứ” nhưng ngay sau đó cuốn tiểu thuyết này bị cấm lưu hành. Sau này, khi đã qua Đức sinh sống, bà Hoài đã lập ra Talawas – đây là một diễn đàn trực tuyến được thành lập từ năm 2001 và do bà Hoài làm tổng biên tập, chuyên viết xuyên tạc về lịch sử, chính trị và tình hình đất nước.

Như vậy, Butbi đã giới thiệu tới các bạn những thông tin về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích giúp các bạn hiểu hơn về nhà văn cũng như các tác phẩm văn học của ông. Ngoài ra, chúng tôi đã tổng hợp một số tài liệu văn mẫu, đề bài tập học tốt môn Văn THPT, các bạn có thể tải về miễn phí TẠI ĐÂY nhé

Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta