Soạn bài Nắng đã hanh rồi – Trang 72 sách Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 bao gồm phần tóm tắt nội dung chính, bố cục bài thơ, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt cho tiết văn sắp tới. Hãy tham khảo thật kỹ bài viết để soạn bài cũng như tập trung lắng nghe bài giảng từ giáo viên trên lớp để nắm rõ được nội dung bài học các bạn nhé!
Bài viết Tham khảo thêm:
- Soạn bài Lời má năm xưa
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 71
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ
Tìm hiểu văn bản Nắng đã hanh rồi
1. Tóm tắt
Bài thơ Nắng đã hanh rồi miêu tả một bức tranh thiên nhiên trong một buổi chiều đông hừng sáng, tươi vui, ấm áp và tràn đầy sức sống. Bài thơ bộc lộ tâm trạng vui tươi, yêu đời, yêu người, yêu thiên nhiên cùng những rung cảm của nhân vật trữ tình khi đứng trước khung cảnh thiên nhiên đầy lãng mạn và nên thơ. Bài thơ cũng đồng thời cho thấy được nỗi nhớ và cảm xúc của “anh” đối với “em”.
2. Nội dung chính
Bài thơ Nắng đã hanh rồi miêu tả về khung cảnh thiên nhiên vào mùa đông lồng ghép bên trong đó là dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình đối với người con gái ở nơi phương xa.
3. Bố cục
Bài thơ chia thành 4 phần tương ứng với 4 khổ:
– Khổ 1: Miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trước sân
– Khổ 2: Miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên những mái tranh
– Khổ 3: Miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên núi
– Khổ 4: Thể hiện những hy vọng tương lai của nhân vật trữ tình
4. Tác phẩm
a) Xuất xứ
– In tại trang 33 trong Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian của nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội. 2014
b) Giá trị nội dung
- Bài thơ miêu tả một bức tranh thiên nhiên trong buổi chiều đông tươi vui, hừng sáng, ấm áp và tràn đầy sức sống
- Bài thơ bộc lộ được tâm trạng vui tươi, niềm yêu đời, yêu thiên nhiên cũng như các rung cảm của nhân vật trữ tình khi đứng trước khung cảnh lãng mạn và nên thơ. Bài thơ cũng đã khéo léo lồng ghép được nỗi nhớ và cảm xúc của nhân vật “anh” đối với “em”,
c) Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ: Bảy chữ
- Giọng thơ: Lúc thì vui tươi, lúc lại thủ thỉ tâm tình đi vào lòng người
- Sử dụng ngôn từ thuần Việt, giàu cảm xúc
5. Sơ đồ tư duy
Soạn bài Nắng đã hanh rồi | Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 72, SGK Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo Tập 1)
Thiên nhiên trong bài thơ đã được tác giả quan sát, miêu tả ở thời điểm nào? Hãy chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện được điều đó trong bài thơ.
Trả lời:
Thiên nhiên trong bài thơ được tác giả miêu tả vào một buổi chiều mùa đông có nắng hanh:
- Nắng hanh: Vừa nắng nhưng vẫn lạnh. Đây là kiểu thời tiết rất đặc trưng của mùa đông “Nắng đã vàng hanh như phấn bay”.
- Tiếng sếu vọng sông ngày: Tiếng sếu kêu là sự báo hiệu cho mùa đông tới.
- Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua: Câu thơ chỉ ra rằng mùa xuân sắp tới. Từ câu thơ này, ta thấy được hiện tại chính là mùa đông.
Câu 2 (trang 72, SGK Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo Tập 1)
Bài thơ Nắng đã hanh rồi là lời của ai nói với ai? Những câu thơ có tác dụng thế nào trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình?
Trả lời:
Bài thơ Nắng đã hanh rồi như lời bày tỏ của nhân vật trữ tình “anh” đến nhân vật “em” thông qua các miêu tả, cảm nhận về cảnh vật thiên nhiên xung quanh. Những câu từ trong bài thơ như một lời mời gọi, mời “em” đến với không gian, cảnh quan thiên nhiên ngày nắng hanh mùa đông. Điều này khiến cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trở nên thêm độc đáo và giàu màu sắc, cảm xúc hơn.
Câu 3 (trang 72, SGK Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo Tập 1)
Em hãy nhận xét về cách gieo vần và tác dụng của cách gieo vần được tác giả sử dụng trong bài thơ.
Trả lời:
Qua 4 khổ thơ, chúng ta thấy được tác giả chú trọng về việc gieo vần ở cuối mỗi câu thơ. Điều này đã tạo nên một nhịp cố định xuyên suốt cả bài thơ. Ví dụ, ở khổ 1, tác giả đã gieo vần “ay” ở cuối câu: bay, gày, hay. Hay ở khổ 2 với vần “anh”: tranh, lành cành. Mỗi vần thường sẽ được gieo ở câu số 1, 2 và 4 của khổ thơ. Từ đó, ta có thể dễ dàng bắt được nhịp điệu và âm tiết của bài thơ.
Câu 4 (trang 72, SGK Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo Tập 1)
Em hãy xác định chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ có tác dụng quan trọng trong việc thể hiện chủ đề và cảm hứng ấy.
Trả lời:
- Chủ đề: Không gian thiên nhiên vào một buổi chiều mùa đông có nắng hanh
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Những rung cảm trước không gian thiên nhiên xen lẫn với các cảm xúc trong tình yêu của nhân vật trữ tình.
2 câu thơ ”Nắng đã vàng hanh” và ”tiếng sếu vọng sông gày” đã thể hiện được cảm hứng của bài thơ với sự miêu tả những dấu hiệu của một ngày vừa nắng vừa se lạnh
”Em ở nhà xa, em có hay”: thể hiện được tâm sự của tác giả. Ở nơi kia, liệu người đó có biết nỗi niềm. Khung cảnh nắng hanh, mây trôi như mở ra không gian, như một lời nhắn của ”anh” đến với ”em”.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết Soạn bài Nắng đã hanh rồi được BUTBI biên soạn gửi tới các bạn học sinh lớp 10. Hãy thường xuyên theo dõi butbi.hocmai.vn để cập nhật những bài soạn văn mới nhất nhé!