Soạn bài Ông già và biển cả | Ngữ văn 12

0

Soạn bài Ông già và biển cả – Hê-minh-uê đầy đủ, chi tiết. Đoạn trích “Ông già và biển cả” được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn mà chúng ta học đã  khắc họa hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc nhưng vô cùng dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời đó là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình chinh phục thiên thiên gian khổ của con người. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn những kiến thức chung về tác giả Hê-minh-uê, tác phẩm “Ông già và biển cả”  và giúp các bạn trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 12 chi tiết nhất, cùng tham khảo nhé.

Soạn bài Ông già và biển cả | Ngữ văn 12
Soạn bài Ông già và biển cả | Ngữ văn 12

Tham khảo thêm: 

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

I, Soạn bài Ông già và biển cả phần tác giả

– Ơ-nít Hê-minh-uê sinh năm 1899 – mất năm 1961, là một nhà văn nổi tiếng người Mỹ, ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trong nền văn xuôi hiện đại phương Tây.

– Ông sinh ra trong một gia đình tri thức ở Chicago, ông là người thích thiên nhiên hoang dã, thích đi phiêu du khắp nơi.

– Sau khi tốt nghiệp trung học, ông làm nhà báo, làm phóng viên mặt trận cho tới khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.

– Ông là cha đẻ của nguyên lý sáng tác “Tảng băng trôi” (3 phần nổi, 7 phần chìm).

– Các tác phẩm nhất của Hê-minh-uê: 

  • Mặt trời vẫn mọc (năm 1926), 
  • Giã từ vũ khí (năm 1929), 
  • Chuông nguyện hồn ai (năm 1940)…

– Năm 1954, ông vinh dự được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học – một giải thưởng vô cùng danh giá. 

II, Soạn bài Ông già và biển cả phần nội dung tác phẩm

1, Hoàn cảnh sáng tác

Hê-minh-uê đã sáng tác truyện ngắn “Ông già và biển cả” vào năm 1952, sau gần 10 năm sinh sống ở CuBa

– Bối cảnh truyện là ngôi làng nhỏ bên cảng La-ha-ba-na, nguyên mẫu của nhân vật Xan-ti-a-go trong tác phẩm là người thủy thủ trên tàu của ông.

– Vị trí đoạn trích: Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc phần cuối truyện, kể về hành trình ông lão Xan-ti-a-go đuổi theo và bắt con cá kiếm.

2, Bố cục đoạn trích

Gồm 2 phần:

  • + Phần 1: Từ đầu đến đoạn “…. nước bắn tung trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền”: Cuộc chiến đấu gian khổ của ông lão Xan-ti-a-go với con cá kiếm.
  • + Phần 2. Còn lại: Hành trình đưa con cá kiếm trở về của ông lão Xan-ti-a-go.

3, Giá trị nội dung truyện ngắn Ông già và biển cả

Đoạn trích kể về hành trình chinh phục con cá kiếm khổng lồ của ông lão Xan-ti-a-gô. Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm, kiên trì săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình đầy gian lao, khổ cực để biến ước mơ thành hiện thực. Qua đó, người đọc cảm nhận được nhiều lớp ý nghĩa, đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi, chinh phục ước mơ giản dị nhưng vô cùng to lớn của đời mình.

4, Giá trị nghệ thuật truyện ngắn Ông già và biển cả

+ Lối viết giản dị, câu văn có nhiều “khoảng trống”.

+ Hình tượng được lựa chọn một cách kĩ lưỡng, mang tính biểu tượng và đa nghĩa.

+ Nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm đặc sắc.

III, Soạn bài Ông già và biển cả – Hướng dẫn luyện tập

Câu số 1 (trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được miêu tả lặp đi lặp lại trong đoạn văn mang nhiều hàm ý:

– Mặc dù đã ba ngày hai đêm theo đuổi con cá kiếm nhưng ông lão Xan-ti-a-go vẫn chưa nhìn thấy con cá.

– Ông chỉ cảm nhận được tình trạng của con cá qua sợi dây, qua vòng những lượn từ rộng tới hẹp, từ gần tới xa, điều đó cho thấy ông lão là một người rất giàu kinh nghiệm.

– Mặt khác những vòng lượn ấy còn cho ta thất được sự cố gắng của con ca, mặc dù đã mắc câu nhưng nó vẫn luôn vùng vẫy để thoát khỏi sự bủa vây của con người => con cá kiếm rất kiên trì.

 – Hình ảnh của con cá chính là khát vọng, hoài bão là mơ ước của con người, con người luôn theo đuổi ước mơ của mình một cách kiên trì, bền bỉ.

Câu số 2 (trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Bằng sự nhạy bén và với những kinh nghiệm của mình, ông lão đã huy động mọi giác quan để tham gia cuộc chiến:

  • Thị giác: ban đầu ông lão chỉ có thể phán đoán con cá qua đường bơi của nó, qua độ nghiêng và sức căng của sợi dây.
  • Xúc giác: ông không trực tiếp tiếp xúc với con cá kiếm nhưng ông cảm nhận qua những vật trung gian, ông lão vẫn có thể cảm nhận được từng cử động cụ thể của nó.

– Những chi tiết này đã gợi lên sự tiếp nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể: Những cảm nhận và quan sát từ xa tới gần từ khi con cá còn đang cố vùng vẫy để thoát khỏi mắc câu đến khi nó gần kiệt sức và bị kéo về sát mạn thuyền.

Câu số 3 (trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Đoạn trích: ông lão cảm nhận con cá với cảm xúc của một kẻ đi săn, muốn giết đối thủ nhưng lại coi đối thủ như một người xứng tầm, người anh em và cảm phục nó:

  • Lời thoại thân mật với con cá kiếm: đừng nhảy, cá ơi, tao chưa từng thấy … anh em ạ

→ Coi con cá như một con người.

  • Chiêm ngưỡng và thưởng thức vẻ đẹp của con cá kiếm.
  • Thán phục hành động chấp nhận cuộc chiến của con cá ( nó có thể làm làm đứt dây câu, hoặc lật thuyền)

– Mối quan hệ giữa ông lão và con cá: là mối quan hệ đa chiều, phức tạp:

  • Người đi câu với con mồi được câu
  • Là hai đối thủ cân sức, cần tài
  • Là hai người bạn chí cốt
  • Cái đẹp và người thưởng thức cái đẹp
  • Cách đối xử của con người với thiên nhiên

Câu 4 (trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Con cá trước khi bị ông lão chiếm được Con cá sau bị ông lão chiếm được
– Khổng lồ, xinh đẹp với cái đuôi lớn hơi hai lưỡi hái lớn, màu tím hồng cùng thân hình đồ sộ.

– Phẩm chất: khôn ngoan, kiên cường và sức chịu đựng rất tốt

→ Mang tầm vóc, vẻ đẹp của sự oai hùng, kì vĩ, duyên dáng

– Vẫn mang dáng vẻ kiêu hùng:

+ Cố vùng vẫy, nhô lên mặt nước để phô diễn cái đẹp, không chấp nhận cái chết.

+ Da các chuyển sang màu tía ánh bạc, cũng những sọc dài màu tím như đuôi của nó, …

→ Nó vẫn vẫn kiêu hùng, kì vĩ.

Sự khác nhau này chứa đựng một hàm ý vô cùng sâu sắc:

  • Do vẻ đẹp, sự cao quý của con cá và do thái độ, mối quan hệ giữa người đi săn với con mồi, nên đối tượng đi săn ở đây mang một ý nghĩa trừu tượng hơn: nó không cong là một con cá, là một con mồi nữa mà ở đây nó còn tượng trưng cho ước mơ, lý tưởng mà con người theo đuổi.
  • Sự khác nhau của con cá trước và sau khi ông lão chiếm được nó cho chúng ta một suy nghĩ: phải chăng đó là sự chuyến biến từ ước mơ sang hiện thực, nó không còn khó nắm bắt, quá xa vời nữa.

Trong đoạn trích này con cá Kiếm có thể được coi như một biểu tượng cũng chính bởi những ý nghĩa trên đây.

IV, Soạn bài Ông già và biển cả – phần Luyện tập

Bài số 1 (trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Ngoài việc miêu tả bằng lời kể chuyện, còn có một ngôn ngữ khác trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm đó là ngôn ngữ độc thoại nội tâm của ông lão Xan-ti-a-gô, cũng như cuộc đối thoại giữa ông và con cá:

– Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp đó là:

  • Cho người đọc hình dung được sự việc đang diễn ra một cách trực tiếp.
  • Hình thức đối thoại này cho thấy Xan-ti-a-go coi con cá kiếm như một con người.
  • Vẻ đẹp của con người sau khi theo đuổi, chinh phục và hoàn thiện giấc mơ của mình.

→ Hình tượng ông lão và con cá Kiếm khổng lồ ấy mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm nó còn gợi lên triết lí tảng băng trôi của tác giả.

Câu số 2 (Trang 315 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Cách dịch “Ông già và biển cả” – “The old man and the sea”. Nhan đề này tạo ra sự đối xứng cho tiêu đề “ông già” với “biển cả”. Đồng thời qua đó cũng tạo nên sự đối lập giữa hai đối tượng trung tâm của tác phẩm đó là ông già – một người già cả, sức yếu, cô độc với biển cả bao la, mênh mông, dữ dội. Qua đó ca ngợi sức mạnh phi thường của con người trước thiên nhiên kỳ vĩ.

Mong rằng thông qua bài  Soạn bài Ông già và biển cả sẽ giúp các bạn có bước chuẩn bị bài ở nhà dễ dàng hơn, qua đó cũng thuận lợi hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng của thầy cô trên lớp.