Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội – trang 38 sách Ngữ văn 10 Cánh Diều tập 1 bao gồm các phần định hướng và thực hành.
Bài viết tham khảo thêm:
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
- Soạn bài Tự đánh giá Nữ Oa
1. Định hướng | Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội Ngữ văn Cánh diều Tập 1
– Ở phần Viết, các em học sinh đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội ở buổi học trước. Buổi học này, các em sẽ tiếp tục được rèn luyện để có thể thuyết trình về một vấn đề xã hội. Yêu cầu chính của bài học này chính là các em có thể trình bày được những nhận xét, đánh giá, bàn luận,… của mình về một vấn đề nào đó trước những người nghe.
– Để có thể thuyết trình tốt về một vấn đề xã hội nào đó, các em cần:
- Lựa chọn được chủ đề, vấn đề mà các em muốn thuyết trình
- Xác định cụ thể thời gian thuyết trình và đối tượng thính giả để có thể lựa chọn ra được nội dung, cách trình bày phù hợp nhất
- Chuẩn bị kỹ lưỡng dàn ý của bài thuyết trình cùng các tư liệu, tranh ảnh và thiết bị hỗ trợ để buổi thuyết trình trở nên sinh động hơn
- Tập luyện sử dụng ngôn ngữ kèm nét mặt, giọng điệu, ánh mắt sao cho phù hợp với nội dung bài thuyết trình
2. Thực hành | Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội Ngữ văn Cánh diều Tập 1
Câu hỏi: Chọn một trong hai vấn đề dưới đây để làm chủ đề thuyết trình trước lớp:
– Vấn đề 1: Em nghĩ thế nào về vấn đề nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác hiện nay.
– Vấn đề 2: Làm thế nào để con người có thể vượt lên trên số phận của chính mình trong cuộc sống?
a) Chuẩn bị
– Đọc kĩ đề bài, xác định được rõ ràng yêu cầu và lựa chọn được vấn đề thuyết trình phù hợp với bản thân.
– Lựa chọn hình thức thuyết trình sẽ sử dụng (có thể kết hợp sử dụng slide trình chiếu, hình ảnh, sơ đồ, …).
– Tập thuyết trình sao cho nhuần nhuyễn và trôi chảy nhất trước khi thuyết trình chính thức.
b) Tìm ý và lập dàn ý cho bài thuyết trình
Lập dàn ý cho bài thuyết trình về một vấn đề xã hội theo chủ đề đã lựa chọn
Mở đầu | Giới thiệu khái quát về vấn đề sẽ thuyết trình. |
Nội dung chính | Thuyết trình theo thứ tự nội dung đã chuẩn bị trước một cách logic, hợp lí. |
Kết thúc | Nêu ra được vấn đề em đang quan tâm, gợi ra các vấn đề cần thảo luận và bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ từ người nghe. |
c) Thực hành tập nói và nghe
– Người chủ trì: Nêu ra được chủ đề/vấn đề thuyết trình, thống nhất về cách thức trình bày, thảo luận (ví dụ: mục đích, nội dung chính, yêu cầu, …), mời người nói đứng lên trình bày ý kiến của mình.
Người nói |
Người nghe |
– Giới thiệu chung về bài thuyết trình theo dàn ý đã được chuẩn bị sẵn.
– Thuyết trình rành mạch, rõ ràng, âm lượng phù hợp; Hạn chế đọc bài viết đã được chuẩn bị sẵn; kết hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ nói và cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ. Có thể sử dụng hình ảnh, sơ đồ minh hoạ (nếu cần) để bài thuyết trình trở nên sinh động, thu hút hơn: đảm bảo thời gian thuyết trình đúng quy định. – Đảm bảo được sự thống nhất giữa nội dung và hình thức thuyết trình, sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho bài thuyết trình phù hợp. Chú ý về cách diễn đạt làm sao để có thể tạo được sự hấp dẫn về vấn đề thảo luận, …. – Giải đáp các thắc mắc, câu hỏi của người nghe (nếu có). |
– Lắng nghe, xác định và ghi chép lại các thông tin chính của bài thuyết trình. Ghi chú lại những nội dung cần hỏi sau khi người thuyết trình hoàn thành việc thuyết trình
– Thể hiện thái độ chú ý, tập trung lắng nghe, sử dụng các yếu tố như cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để có thể khích lệ người nói, tăng độ tự tin cho người nói. – Hỏi và thảo luận lại với người nói về những quan điểm chưa rõ (nếu cần); có thể trao đổi thêm, nêu lên các quan điểm cá nhân về nội dung chủ đề của bài thuyết trình. |
– Thảo luận: Sau khi người nói trình bày xong phần thuyết trình của mình, người chủ trì sẽ mời người nghe đứng lên phát biểu ý kiến hoặc nêu câu hỏi, tranh luận,…
– Kết thúc thảo luận: Người chủ trì sẽ tổng hợp lại toàn bộ ý kiến của cả nhóm về vấn đề vừa được thảo luận, những luận điểm đã thống nhất và những luận điểm vẫn còn tranh luận (nếu có).
*Bài nói mẫu tham khảo
Một trong những tư duy của những người thành công chính là việc tự nhận trách nhiệm về bản thân mình, tránh trách móc, đổ lỗi cho người khác.
Phần lớn chúng ta, ai cũng có dù ít dù nhiều đều có khuynh hướng đổ lỗi lên người khác cho những thiếu sót, những hạn chế trong mọi việc như nuôi dạy con, việc làm kinh tế gia đình hay sự thăng tiến công việc,… của chính mình. Chẳng hạn, nếu đứa con của bạn có khuyết điểm gì đó thì bạn sẽ thường có xu hướng đổ lỗi cho chồng (hoặc vợ) bạn. Một ông chồng thấy đứa con học kém, không nghe lời người lớn như những đứa trẻ khác thì sẽ đổ lỗi cho vợ mình đầu tiên như: Tại vì vợ hay bênh con, ít quan tâm đến con nên nó mới thế đấy… hay nặng hơn là đổ lỗi cho ông bà, cho họ hàng: ông bà chiều cháu quá, mọi người làm hư cháu quá…Hay thậm chí còn đổ lỗi cho nhà trường, cho cô giáo chủ nhiệm hoặc cho ngành giáo dục,…
Số đông con người chúng ta đều có xu hướng tự nhận về bản thân mình những điều hay, điều tốt là do công sức của mình tạo ra, do “gen nhà mình”,… Chẳng hạn, con học giỏi là do bản thân dạy bảo cho con nhiều, do gen bên nhà tôi, con xinh đẹp là do con giống tôi,…. Rất ít người dám tự nhận trách nhiệm về mình khi bắt gặp một sự cố, một sự thiếu sót nào đó trong cuộc sống. Số đông luôn tự nhận mình là phiên bản tốt rồi, những điều xảy ra không tốt đều là do người khác và mình không có trách nhiệm gì về những việc tiêu cực đó cả.
Nếu con trẻ chúng ta sống trong môi trường mà người lớn luôn đổ lỗi cho những lý do khác nhau, chỉ nhận về cho mình những cái hay cái tốt thì rồi các con cũng sẽ trở nên như thế. Những đứa trẻ sống trong môi trường như vậy sẽ chẳng bao giờ biết cách tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề mà luôn mải mê tìm cách để có thể đổ lỗi cho người khác. Đầu óc của chúng sẽ chỉ chất chứa đầy sự oán trách, thù hằn và vô vọng. Điều này sẽ gây ra tình trạng con trẻ không còn sự sáng suốt để có sự chọn lựa khôn ngoan. Việc đổ lỗi cho người khác sẽ trở thành thói quen và trở thành sự bào chữa cho sự thiếu trách nhiệm của riêng ta.
Việc thường xuyên không nhận trách nhiệm về mình và luôn đổ lỗi cho người khác sẽ khiến con người chúng ta không thể hoàn thiện được bản thân mình, không thể tiến bộ lên và những điều tiêu cực sẽ xảy ra thường xuyên và hạn chế những thành công trong tương lai của những đứa trẻ.
Vì vậy, để có thể giúp con, rèn cho con cái của mình biết cách chịu trách nhiệm với những việc mà chúng làm, cha mẹ hãy giữ thái độ luôn sẵn sàng nhận trách nhiệm về mình để làm gương cho con trẻ. Ví dụ, khi con bị điểm kém, bị thầy cô phê bình, bố mẹ không nên đổ lỗi cho thầy cô hay kiến thức khó mà hãy nói với thầy cô giáo của con rằng: “Đó là lỗi của tôi”, hoặc nói với con rằng “Đó là lỗi của bố/mẹ…”, sau đó, hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và giúp con tiến bộ. Trong trường hợp này nếu bố/mẹ về nhà lại trách mắng con, đổ lỗi cho con là “lười học, ngu, dốt, …” thì kết quả sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều…
Đặc biệt, bố mẹ nên tuyệt đối tránh việc đổ lỗi cho nhau hoặc đổ lỗi, chê trách thầy cô giáo, đổ lỗi cho ông bà, … trước mặt con cái. Cần nhớ rằng, khi các con còn nhỏ, trách nhiệm dạy dỗ con cái là thuộc về bố mẹ, vì vậy mỗi sai sót của con cái, hoặc của các thành viên trong gia đình đều có phần trách nhiệm của các thành viên còn lại.
Nếu ai cũng tự nhận một phần trách nhiệm về bản thân mình thì mọi rắc rối sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều, khi đó mọi thành viên trong một gia đình, một cộng đồng, một cơ quan, đơn vị, … sẽ có thiện cảm với nhau hơn. Người tự nhận trách nhiệm cũng là người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đây là hình mẫu của những người chủ, những người lãnh đạo…
Vì vậy, hơn hết, bất luận việc gì xảy ra mỗi người hãy tự nhận một phần trách nhiệm về mình, tránh trách móc, đổ lỗi cho người khác.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Người nói |
Người nghe |
– Rút kinh nghiệm về bài thuyết trình vừa qua:
+ Đã thuyết trình đầy đủ các nội dung được chuẩn bị sẵn trong dàn ý chưa? + Cách thức thuyết trình, phong thái, giọng điệu, ngôn ngữ,… đã phù hợp chưa? + Các phương tiện hỗ trợ có đạt được hiệu quả như mong đợi không? – Đánh giá chung: + Em cảm thấy điều gì trong bài thuyết trình khiến em hài lòng? + Em có mong muốn thay đổi điều trong bài thuyết trình đó không? |
– Kiểm tra kết quả nghe:
+ Nội dung nghe và ghi chép lại đã đúng và chính xác chưa? + Em rút ra được những bài học gì về nội dung, chủ đề và cách thức thuyết trình về một vấn đề xã hội của bạn? – Rút kinh nghiệm về thái độ nghe: + Em đã chú ý và tôn trọng người thuyết trình trong quá trình lắng nghe chưa? + Em có đặt được câu hỏi và tham gia ý kiến trong quá trình thảo luận không? |
Trên đây là bài hướng dẫn chi tiết Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1 Cánh diều. Các bạn hãy tham khảo thật kỹ và chuẩn bị bài soạn sắp tới thật tốt nhé!