Soạn bài Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng | Ngữ văn 10 Cánh Diều

0

Soạn bài Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng – trang 105 sách Ngữ văn 10 Cánh diều tập 1 giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt cho tiết văn sắp tới. Hãy tham khảo bài viết để soạn bài cũng như tập trung lắng nghe bài giảng từ giáo viên trên lớp các bạn nhé!

soan-bai-viet-ban-noi-quy-huong-dan-noi-cong-cong

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Bài viết tham khảo thêm:

1. Định hướng viết bài | Soạn bài Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng

– Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng là loại văn bản do các cơ quan, tổ chức, đơn vị hay cá nhân tự xây dựng. Bản nội quy thường có chủ đề tập trung nêu ra các quy định, yêu cầu đối với độc giả còn bản hướng dẫn sẽ đưa ra các chỉ dẫn về phương hướng, cách thức thực hiện các hoạt động tại nơi công cộng.

Ví dụ: Phần đọc của văn bản “Những điều cần chú ý khi tham gia Lễ hội Đền Hùng 2019 hay văn bản “Nội quy tham quan Di sản Hoàng Thành Thăng Long”

– Để có thể viết bản nội quy hoặc hướng dẫn nơi công cộng, các em cần:

  • Xác định được mục tiêu và đối tượng mà văn bản cần hướng tới
  • Xác định được nội dung chính theo từng loại văn bản
  • Xác định được cách sắp xếp trật tự theo đúng thứ tự của các quy định, hướng dẫn
  • Xác định cách thức trình bày văn bản

2. Thực hành | Soạn bài Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng

Bài tập (trang 106 SGK Ngữ văn lớp 10 Cánh Diều, Tập 1): Hãy viết một văn bản hướng dẫn cho du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan tại một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương ở nơi em sinh sống.

a) Chuẩn bị (đề 1) 

Đọc kĩ đề và xác định đúng yêu cầu của đề:

– Mục tiêu của văn bản: Giúp cho các du khách hiểu rõ được các quy định của Ban Tổ chức lễ hội hoặc Ban Quản lý các khu di tích lịch sử, văn hóa, từ đó, du khách sẽ có thái độ và  hành vi đúng mực, văn minh, lịch sự khi tham gia lễ hội hoặc đến tham quan

– Đối tượng: Các du khách có nhu cầu muốn tham gia lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa tại địa phương.

– Nội dung: Các yêu cầu, chỉ dẫn cần được viết cụ thể, chi tiết cho du khách khi tham gia lễ hội hoặc tham quan di tích lịch sử, văn hóa dễ đọc, dễ hiểu.

– Hình thức: Văn bản viết có thể sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ,…

b) Tìm ý và lập dàn bài

* Tìm các ý cần có cho bài viết theo gợi dẫn: Cần có những quy định nào đối với du khách tham gia:

– Về trang phục, ngôn ngữ, hành vi?

→ Trang phục khi tham gia lễ hội hoặc tham quan các di tích lịch sử, văn hóa cần phải chỉn chu, gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; Sử dụng ngôn ngữ trong quá trình tham gia phải lịch thiệp, không phát ngôn những lời không hay trong lễ hội; có các hành vi đúng, chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung.

– Về đồ lễ và việc thắp hương:

→ Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy theo tâm nguyện. Lễ chay bao gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn bao gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…

– Về các vật dụng du khách được mang theo và việc sử dụng đồ dùng cá nhân?

→ Du khách được quyền mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh mang những vật dụng có hại dễ gây sát thương cho những người xung quanh; có ý thức bảo quản đồ cá nhân.

– Về ý thức và thái độ của du khách về việc bảo vệ các giá trị vật chất của di tích?

→ Cần có ý thức và trách nhiệm cao đối với các sản vật – giá trị vật chất của khu vực tham quan. Không được phá bỏ, không làm hư hại tài sản của khu vực chung…

– Về việc liên hệ với Ban Tổ chức khi các sự cố xảy ra?

→ Khi du khách gặp phải một số sự cố không may tại khu vực tham quan, tổ chức lễ hội có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ làm việc và phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của khu vực để có thể giải quyết các sự cố không may.

* Lập dàn ý cho bài viết:

– Phần đầu văn bản

+ Nêu tiêu đề của văn bản.

– Phần nội dung văn bản

Lần lượt trình bày các quy định và chỉ dẫn chi tiết, cụ thể. Có thể sắp xếp các quy định, hướng dẫn theo trật tự khác nhau tùy thuộc vào mục đích và tính chất của lễ hội hoặc đặc điểm của di tích cũng như theo các mức độ vi phạm phổ biến của người tham gia. Cũng có thể sắp xếp theo hai nhóm: i) Những quy định, yêu cầu bắt buộc, ii) Những chỉ dẫn, gợi ý.

– Phần kết thúc văn bản

Ban Tổ chức lễ hội… / Ban Quản lí di tích

c) Viết 

– Viết văn bản theo như dàn ý đã xây dựng. 

– Sử dụng kết hợp thêm các hình ảnh, sơ đồ, kí hiệu (nếu cần thiết).

* Bài viết mẫu tham khảo: 

NHỮNG ĐIỀU DU KHÁCH CẦN LƯU Ý KHI THAM GIA LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG

Lễ hội chùa Hương là một trong các lễ hội lớn ở Việt Nam. Lễ hội được tổ chức tại khu thắng cảnh chùa Hương (hay Hương Sơn) thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Khu thắng cảnh chùa Hương là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo bao gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp của nhân dân ta từ xa xưa. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương. Chùa Hương nằm bên trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Đây là một lễ hội lớn được ban quản lý và nhà nước tổ chức đều đặn hằng năm, thu hút số lượng đông đảo các tăng ni, Phật tử trên cả nước tham gia hành hương.

Tháng 3 năm Canh Dần (1770), Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam cùng với các quần thần. Chúa đã có dịp đi vào động Hương Tích thắp hương, vãn cảnh và đề lên vách đá tại cửa động năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Động Hương Tích đã là nơi linh địa, lại được Nhà Chúa ca ngợi “Nam Thiên Đệ Nhất Động” thì lại càng trở nên đắc địa với lòng người. Hơn nữa, động Hương Tích cũng là nơi thờ Phật Bà Quán Thế Âm, do đó, động trở thành chỗ dựa tinh thần của lòng dân để cầu bình an và mọi điều tốt lành.

Chùa Hương là một trong những địa điểm du lịch tâm linh đầy hấp dẫn tại miền Bắc, đặc biệt là vào dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội chùa Hương thường diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch và có sức hút rất lớn đối với các phật tử cũng như khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Thời gian khai hội chùa Hương thường vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch những đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 âm lịch.

Sau đây là một số lưu ý khi tham gia lễ hội:

Thứ nhất, về trang phục, ngôn ngữ và hành vi của du khách khi tham gia lễ hội chùa Hương: Trang phục của du khách phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không nói những lời không hay trong lễ hội; hành vi của du khách cần phải đảm bảo sự chuẩn mực, không xả rác bừa bãi,…

Thứ hai, về đồ lễ đem đến lễ hội: Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn, tùy thuộc vào mong muốn của du khách.

Thứ ba, về các vật dụng được mang theo và việc sử dụng đồ cá nhân trong quá trình tham gia lễ hội: chỉ nên mang theo những vật dụng cá nhân thật sự cần thiết, tránh đem những vật dụng có hại dễ gây sát thương đến lễ hội để ngăn ngừa các trường hợp đáng tiếc xảy ra; có ý thức bảo quản đồ dùng cá nhân

Thứ tư, về ý thức thái độ của khách trong việc bảo vệ các giá trị vật chất của đền: Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, …

Thứ năm, về vấn đề giải quyết sự cố: Du khách khi gặp các sự cố không may khi tham gia lễ hội có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ làm việc, kết hợp cùng trung tâm phát thanh của khu di tích để có thể hỗ trợ, giải quyết các sự cố không may.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại toàn bộ văn bản đã viết. Đối chiếu với định hướng và dàn ý trên đây để tự phát hiện và sửa lỗi, cụ thể:

Nội dung kiểm tra

Yêu cầu cụ thể

Bố cục  – Phần mở bài: Đã nêu được nhan đề của văn bản chưa?

– Phần thân bài:

+ Có nêu được những yêu cầu, chỉ dẫn chi tiết, dễ hiểu cho du khách khi tham gia lễ hội hoặc tham quan di tích lịch sử, văn hóa hay không?

+ Đã sắp xếp các yêu cầu, chỉ dẫn theo trật tự nhất định hợp lý chưa?

– Phần kết thúc: Đã nêu được tên tổ chức, cá nhân (Ban Tổ chức lễ hội… / Ban Quản lí di tích… ) đã đề ra bản hướng dẫn chưa?

Các lỗi mắc phải Tham khảo những yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35).
Đánh giá chung Tham khảo những yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35).

 

Trên đây là bài hướng dẫn chi tiết Soạn bài Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1 Cánh diều. Các bạn hãy tham khảo thật kỹ và chuẩn bị bài soạn sắp tới thật tốt nhé!