Thuốc Lỗ Tấn tác giả tác phẩm | Ngữ văn 12

0

Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Lỗ Tấn. Butbi xin giới thiệu tới các bạn học sinh bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà văn Lỗ Tấn – một nhà văn lỗi lạc của văn học Trung Hoa, qua đó giúp các bạn hiểu rõ hơn về cuộc đời ông và các tác phẩm văn học của ông.

Thuốc Lỗ Tấn tác giả tác phẩm | Ngữ văn 12
Thuốc Lỗ Tấn tác giả tác phẩm | Ngữ văn 12

Tham khảo thêm:

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

1, Tiểu sử về cuộc đời của nhà văn Lỗ Tấn

Lỗ Tấn sinh năm 1881 và mất năm 1936, ông là một nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc. Tuy ông sáng tác không nhiều và tập trung chủ yếu vào thể loại truyện ngắn và tạp văn nhưng ông vẫn xứng đáng là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất Trung Quốc ở thế kỉ XX và là bậc thầy truyện ngắn thế giới.

Lỗ Tấn có tên thật là Chu Thụ Nhân. Ông sinh ngày 25/ 9/ 1881 tại phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Cha ông mất vì bị bệnh nặng khi ông 16 tuổi. Năm 18 tuổi, ông đến Nam Kinh để thi vào trường Hàng hải. Tại đây, ông được tiếp xúc với nhiều thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội tiến bộ của nhân loại. Đó cũng chính là khởi đầu để ông tiến hành quá trình nhận thức lại xã hội và dấn thân vào con đường cách mạng.

Ông là giáo sư của nhiều trường đại học nổi tiếng và là linh hồn của nhiều tổ chức sinh viên yêu nước. Lỗ Tấn là người kiên trì bảo vệ những sáng tác thuộc nền văn học vô sản trong sáng tạo nghệ thuật và phê bình lí luận. 

Cuối cùng Lỗ Tấn mất ngày 19 tháng 10 năm 1936 tại Thượng Hải.

2, Con đường sự nghiệp của Lỗ Tấn

Lỗ Tấn là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Trung Quốc đầu thế kỉ XX. Ông là người tiên phong khởi xướng đổi mới hình thức thể loại truyện ngắn và phát triển thể loại tạp văn.

Nguồn gốc về bút danh – Lỗ Tấn: bút danh này được ghép từ họ mẹ đó là bà Lỗ Thụy và chữ Tấn lấy trong chữ tấn hành có nghĩa là đi nhanh lên, do lúc nhỏ ông thường đi học muộn, bị thầy giáo phê bình, nên ông đã khắc lên bàn hai chữ tấn hành để tự nhắc nhở bản thân cần đi nhanh hơn; sau này để ghi nhớ kỉ niệm đó và cũng để nhắc nhở mình nên ông đã lấy bút danh là Lỗ Tấn.

Vào cuối thế kỉ XIX, do sự xâm lược và chia cắt thô bạo của các nước đế quốc (đó là Nga, Nhật, Anh, Pháp, Đức) nên Trung Quốc trở thành một nước nửa phong kiến một nửa thuộc địa, ốm yếu, què quặt, lạc hậu, nghèo nàn. Thanh niên Trung Quốc giai đoạn cuối XIX – đầu XX đều trăn trở tìm đường “cứu vong” cho dân tộc và Lỗ Tấn là một trong những người tiên phong đó. Tuổi trẻ, ông đã nhiều lần đổi nghề, đổi công việc của mình để tìm một con đường cống hiến cho tương lai dân tộc: lúc đầu vì mong ước được đi nhiều nơi nên ông đã chọn học nghề hàng hải, sau đó ông thấy đất nước có rất nhiều tài nguyên và nghĩ rằng khai thác tài nguyên sẽ làm giàu cho đất nước nên ông đổi sang nghề khai mỏ.

Và rồi nhờ thành tích học tập tốt nên ông đã được học bổng sang Nhật, lúc này ông chứng kiến có rất nhiều người bệnh nghèo chết vì không có thuốc chữa trị, một số người chết vì những phương thuốc lạc hậu, mê tín (giống như cha ông cũng vì lạc hậu mà chữa bệnh phù thũng bằng phương thuốc dân gian truyền miệng là rễ cây mía kinh sương 3 năm và một đôi dế đủ cả con đực, con cái) nên ông đã chọn học nghề y với hi vọng về nước sẽ dùng chính năng lực của mình để chạy chữa cho những con bệnh vì ngu dốt, lạc hậu, ngu muội bị lừa bịp mà chết, lúc chiến tranh sẽ xin vào quân y.

Nhưng rồi trong một lần xem phim thời sự giữa giờ học, Lỗ Tấn thấy cảnh một người Trung Quốc đang bị quân Nhật trói ở giữa để chuẩn bị xử chém, xung quanh là những kẻ hớn hở đứng xem, người nào người nấy thân thể khỏe mạnh còn vẻ mặt thì đần độn vô cùng. Từ đó ông nhận thấy việc học thuốc không còn quá quan trọng nữa vì dân mà còn ngu muội, còn hèn nhát thì dù thân thể có khoẻ mạnh, cường tráng đến đâu cũng chỉ có thể làm thứ người mà người ta đem ra chém đầu thị chúng và là thứ người đứng xem vô vị, vô cảm như thế kia mà thôi. Cho nên điều trước tiên là phải thay đổi tinh thần, tư tưởng họ. Và theo ông để làm điều đó con đường duy nhất đó chính là sử dụng văn nghệ nên cuối cùng ông đã theo nghề viết văn để thức tỉnh quốc dân đồng bào.

Con đường gian nan và lối suy nghĩ thời thượng để chọn ngành chọn nghề của Lỗ Tấn vừa mang dấu ấn của lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại vừa thể hiện tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc.

Chủ đề nổi bật trong các sáng tác của nhà văn Lỗ Tấn đó là ông chọn đề tài từ chính cuộc sống của những người nghèo khổ, bất hạnh trong xã hội mắc bệnh tật, với mục đích lôi hết bệnh tật của họ ra, làm cho mọi người chú ý và tìm cách chạy chữa. Trong sự nghiệp sáng tác của ông có 16 tập tạp văn và 75 bài thơ…

Bác Hồ thời trẻ cũng rất thích đọc những tác phẩm của nhà văn Lỗ Tấn vì ở đây có sự gặp gỡ, đồng điệu của lí tưởng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, sự đồng điệu giữa hai tâm hồn nghệ sĩ, sự gặp gỡ của 2 ngòi bút châm biếm, phê phán chính trị… Quách Mạc Nhược – nhà thơ, nhà phê bình văn học Trung Quốc từng nói: “Trước Lỗ tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn.” Câu nói này cho thấy tầm ảnh hưởng của Lỗ Tấn đối với văn hóa, văn nghệ Trung Quốc vô cùng lớn lao.

3, Những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Lỗ Tấn

Tuy sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn không đồ sộ như những nhà văn khác, nhưng mỗi tác phẩm của ông để lại đều mang những giá trị to lớn. Những tác phẩm tiêu biểu của ông được kể đến như:

+ Tác phẩm “Nhật kí người điên” được viết vào năm 1918,  đây là phát đạn có sức công phá mạnh mẽ vào thành trì của xã hội Trung Quốc cũ. 

+ Tiếp tục, Lỗ Tấn cho in nhiều truyện ngắn xuất sắc khác như AQ chính truyện (năm 1921), Thuốc (năm 1919)… Tất cả đều được tập hợp trong ba tập truyện là Gào thét, Bàng hoàng và Chuyện cũ viết lại. Những tập truyện này được nhà văn Lỗ Tấn sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1918 – 1935.

Đỉnh cao trong sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn đó là khi ông phát hiện ra được chân lý của xã hội đương thời đó là chính sự ngu dốt lạc hậu mê muội của người dân đã ăn mòn sự sống của đất nước này.

Những tác phẩm của Lỗ Tấn thường nói về những nghịch lý đáng sợ của người dân Trung Hoa thời bấy giờ. Đó là một không gian u mê, tăm tối, ngu muội giống như thời cổ đại. Quan hệ giữa con người với con người là quan hệ ăn thịt nhau. Chú vì lợi ích trước mắt mà đã nhẫn tâm bán cháu lấy tiền thưởng, người làng vì ngu muội mà ăn/uống cả máu nhau.

Viết về chủ đề này, Lỗ Tấn đã cho ra đời truyện ngắn Thuốc, viết vào năm 1919 đây cũng là thời điểm cuộc vận động Ngũ Tứ diễn ra – Phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ của học sinh, sinh viên Bắc Kinh.

Câu chuyện kể về những người dân quê ngu muội, mê tín trong một vùng quê u ám, tối tăm, tù đọng lạc hậu. Trên cơ sở cảm nhận ánh sáng cách mạng của phong trào đấu tranh này, Lỗ Tấn viết lên tác phẩm này với kỳ vọng giải thiêng nỗi mê muội cho dân tộc mình.

Tác phẩm này đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn 12 – THPT.

4, Những thành tựu Lỗ Tấn đã đạt được

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Lỗ Tấn từng được đề cử làm ứng viên của giải thưởng Nô-ben về văn học nhưng ông đã từ chối với lời tâm sự cùng bạn bè rằng: “Nếu lấy tiền thưởng rồi không viết được gì hay hơn thì thật xấu hổ; chi bằng cứ sống nghèo khổ không tiếng tăm gì nhưng nhàn tâm mà hơn”. 

Năm 1981, Lỗ Tấn vinh dự được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Ông còn được xem là “linh hồn dân tộc” của Trung Hoa.

Hy vọng, với những thông tin trên về cuộc đời và sự nghiệp của Lỗ Tấn (Thuốc Lỗ Tấn tác giả tác phẩm | Ngữ văn 12) các bạn đọc sẽ hiểu hơn về nhà văn lỗi lạc này, đồng thời sẽ có những cảm nhận tốt hơn về những tác phẩm mà ông để lại, đặc biệt đối với tác phẩm “Thuốc” mà bất kỳ bạn học sinh nào cũng sẽ phải học qua. Ngoài ra, chúng tôi đã tổng hợp một số tài liệu, văn mẫu, đề bài tập học tốt môn Văn THPT, các bạn có thể tải về miễn phí TẠI ĐÂY. Chúc các bạn học tốt nhé!