Mở bài Câu cá mùa thu là tài liệu vô cùng hữu ích mà Bút Bi muốn giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 11 tham khảo. Thông qua 15 mẫu mở bài Câu cá mùa thu này, các bạn có thêm nhiều tư liệu để tham khảo và trau dồi vốn từ củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng viết mở bài phân tích Câu cá mùa thu một cách ngắn gọn và xúc tích nhất. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi.
Tham khảo thêm:
1. Mở bài Câu cá mùa thu trực tiếp
Mở bài Câu cá mùa thu trực tiếp ( mẫu 1)
Bài thơ Câu cá mùa thu chính là một trong ba bài thơ thu nổi tiếng thuộc chùm thơ thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Bài thơ Thu điếu được tác giả sáng tác khi ông lui về ở ẩn nơi quê nhà. Bài thơ Câu cá mùa thu được miêu tả giống như một bức tranh thiên nhiên tuyệt tác về vẻ đẹp của mùa thu ở chốn nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thiên nhiên và quê hương đất nước của tác giả Nguyễn Khuyến cũng như nỗi lòng đau xót của tác giả trước vận mệnh của nước nhà.
Mở bài Câu cá mùa thu trực tiếp ( mẫu 2)
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng của nền thơ ca Việt Nam, ông là nhà thơ của quê hương, những sáng tác mà ông viết đậm chất vùng quê Bắc Bộ. Thơ của ông nói về tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu gia đình, bạn bè và phản ánh cuộc sống thuần khổ, chất phác của nông dân, châm biếm đả kích những tầng lớp thống trị, bọn thực dân xâm lược, đồng thời bộc lộ được tấm lòng ưu ái với dân, với nước. “Câu cá mùa thu” là một trong số những tác phẩm đặc sắc đó. Đây chính là bài thơ hay về mùa thu của đất nước, trong bài thơ tác giả đã nói lên được những cung bậc cảm xúc của mùa thu đất nước.
Mở bài Câu cá mùa thu trực tiếp ( mẫu 3)
Trong nền thơ ca dân tộc có rất nhiều bài thơ tuyệt hay nói về mùa thu. Riêng Nguyễn Khuyến đã có chùm thơ ba bài đó là: Thu vịnh, Thu ẩm và Thu điếu. Bài thơ nào cũng hay, cũng đẹp đã cho thấy một tình quê dào dạt. Riêng bài thơ “Thu điếu”, nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. “Thu điếu” là một bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc: Cảnh đẹp mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên và yêu mùa thu đẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết.
Mở bài Câu cá mùa thu trực tiếp hay ( mẫu 4)
Thu điếu nằm trong chùm thơ thu gồm ba bài nổi tiếng nhất về thơ Nôm của Nguyễn Khuyến. Bài thơ đã nói lên một nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, biểu lộ một mối tình thu đẹp mà cô đơn của một nhà Nho nặng tình với quê hương, đất nước. Thu điếu cũng như Thu ẩm và Thu vịnh chỉ có thể được tác giả Nguyễn Khuyến viết vào thời gian sau khi ông đã từ quan về ở ẩn nơi quê nhà (1884).
Mở bài Câu cá mùa thu trực tiếp hay nhất( mẫu 5)
Nguyễn Khuyến là một người có cốt cách thanh cao và giàu lòng yêu nước, ông một lòng không hợp tác cùng với kẻ thù. Nguyễn Khuyến được mệnh danh là “nhà thơ của dân tình, làng cảnh Việt Nam”. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm thơ hay và đặc biệt đó là chùm ba bài thơ thu điển hình cho làng quê và phong cảnh Việt Nam. Trong đó nổi bật hơn tất cả chính là bài Câu cá mùa thu.
2. Mở bài Câu các mùa thu gián tiếp
Mở bài Câu cá mùa thu gián tiếp ( mẫu 1)
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, tưởng chừng cùng với sự kết thúc của chế độ xã hội phong kiến suy tàn và lạc hậu, thì nền văn học Việt Nam trung đại sẽ rơi vào ngõ cụt của sự bế tắc cùng với một phương thức phản ánh đã lỗi thời. Nhưng thật kỳ lạ là trong sự suy thoái tưởng chừng đã đến đỉnh điểm ấy thì lại xuất hiện một tài năng thơ ca vào hàng xuất chúng như Nguyễn Khuyến. Ông giống như một dấu cảm thán khẳng định về tính cổ điển có sức lay động được lòng người của văn học trung đại vào giai đoạn cuối cùng của thời kỳ văn học dài hàng chục thế kỷ này. Ông đã để lại cho quê hương, cho đất nước một di sản văn chương vô cùng phong phú, đồ sộ. Nhưng nói đến nhà thơ Nguyễn Khuyến, người đọc đã mệnh danh ông là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, vì ông đã viết rất nhiều bài thơ hay về cảnh làng quê. Đặc biệt đó chính là chùm thơ thu của ông, trong đó có bài thơ Thu điếu.
Mở bài Câu cá mùa thu gián tiếp ( mẫu 2)
Trời vào thu với màu sắc thê lương và vô cùng ảm đạm, với gió heo may xe sắt lạnh lùng và những chiếc lá vàng nhẹ rơi bỏ lại mình thân cây trơ trọi, não nề. Mùa thu có lẽ làm cho người ta bâng khuâng và hoài cảm nhiều nhất và cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho những người nghệ sĩ. Quay ngược bánh xe lịch sử chúng ta sẽ bắt gặp những mùa thu tuyệt vời ngập tràn ở trong những trang thơ của bao thế hệ. Nhắc tới mùa thu không thể không nhắc tới “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến – một bức tranh mùa thu mà Xuân Diệu đã từng nhận xét là: “Là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”.
Mở bài Câu cá mùa thu gián tiếp ( mẫu 3)
Đi câu là một cái thú tao nhã của các bậc trí giả. Ngồi trên bờ ai mà nghĩ được đến chuyện năm châu bốn biển, nghĩ về thế sự đảo điên. Thế nhưng đã có bậc đại nhân vác cần đi câu để hưởng thụ thú nhàn tản, hòa hợp cùng với thiên nhiên, suy tư trong trạng thái thư giãn. Nguyễn Khuyến chính là đi câu theo kiểu này. Ông đã mở hết các giác quan để cảm nhận về mùa thu, cũng chính là mùa câu của xứ Bắc. Như những đứa trẻ trong xóm, ông câu cá cũng rất chăm chú, cũng hồi hộp và cũng say mê. Kết quả của cuộc chơi ấy là ông đã sáng tác được một bài thơ “Thu điếu” vào loại kiệt tác của nền văn học nước nhà thời bấy giờ.
Mở bài Câu cá mùa thu gián tiếp hay ( mẫu 4)
Viết về đề tài mùa thu nếu như ở văn học Trung Quốc có bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ là tiêu biểu và đặc sắc nhất thì nền văn học dân tộc Việt không thể không nhắc tới chùm thơ thu của nhà thơ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Chùm thơ thu gồm có ba bài “Thu vịnh”, “Thu điếu” và “Thu ẩm” mùa thu hiện lên qua cái nhìn đa tình của tác giả. Đặc biệt chính là bài thơ“Thu điếu” (Câu cá mùa thu) mang một nét đặc sắc riêng “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”, đằng sau cảnh thu, tình thu chính là tâm trạng, nỗi niềm thầm kín của tác giả.
Mở bài Câu cá mùa thu gián tiếp hay nhất ( mẫu 5)
Nhắc đến mùa thu, thường gợi cho chúng ta nghĩ đến vẻ đẹp dịu dàng, êm ả mà bàng bạc một nỗi sầu khắc khoải, mà lại man mác một nỗi niềm tha thiết. Bởi vậy, thu đi vào những trang thơ của một người nghệ sĩ vừa đẹp cảnh lại vừa đẹp tình. Trong kho tàng văn thơ thời trung đại Việt Nam, đã nhắc đến mùa thu thì không thể không thể kể đến chùm thơ thu của “ông hoàng mùa thu” – Nguyễn Khuyến. Qua bức tranh “Thu điếu” (Câu cá mùa thu) chúng ta cùng đến với cái tình của Nguyễn Khuyến – một bầu tâm sự nói mấy cũng không thể nào vơi, nhìn vào đâu cũng thấy thơ và cũng có thể bắt vào thơ.
3. Mở bài Câu cá mùa thu nâng cao
Mở bài Câu cá mùa thu nâng cao ( mẫu 1)
Mùa thu vốn là một đề tài rất quen thuộc trong thơ ca Việt Nam. Thu thường mang đến cho những thi sĩ một nỗi buồn man mác, gợi nhớ hay nuối tiếc về một cái gì đó rất xa xôi, đầy bí ẩn. Dường như không ai vô tình mà không nhắc đến cảnh thu, tình thu khi đã là một thi sĩ! Đến với Nguyễn Khuyến, chúng ta sẽ thấy rõ về điều đó. Cảnh mùa thu trong thơ của ông không phải là mùa thu ở bất cứ miền nào hay thời nào, mà là mùa thu ở vùng quê ông, vùng đồng chiêm Bắc Bộ lúc bấy giờ. Chỉ với một bầu trời “xanh ngắt” (Thu vịnh), cùng với cái nước “trong veo” của ao cá (Thu điếu), và cùng với cái “lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, làn ao lóng lánh bóng trăng loe” (Thu ẩm). Nguyễn Khuyến đã làm say đắm lòng của biết bao thế hệ! Khi nhận xét về bài thơ Thu điếu của nhà thơ Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu có viết: “Bài thơ Thu vịnh là có thần hơn hết, nhưng ta vẫn phải nhận bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. Vậy chúng ta thử đi tìm hiểu xem thế nào mà “Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”?
Mở bài Câu cá mùa thu nâng cao ( mẫu 2)
Cảnh vật thiên nhiên và cảnh sắc tiết trời chính là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thơ, nhà văn và đặc biệt là các mùa của một năm, mùa thu là một trong những mùa nằm trong rất nhiều đề tài lớn nhỏ của thi ca nhân loại nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng. Trong số các tác giả kiệt xuất cùng với những bài thơ về mùa thu thì tác giả Nguyễn Khuyến đã ôm trọn cho mình chùm ba bài thơ thu, “Câu cá mùa thu” là một trong ba bài thơ thu đó và được coi là điển hình cho nền thơ ca về mùa thu ở Việt Nam.
Mở bài Câu cá mùa thu nâng cao ( mẫu 3)
Nguyễn Khuyến là một người học rộng, tài cao, nhưng ông chỉ ra làm quan hơn mười năm rồi trở về quê hương để dạy học. Ông để lại sự nghiệp sáng tác vô cùng phong phú hơn hơn 800 bài chủ yếu là thơ , trên cả mảng thơ chữ Hán và chữ Nôm. Một đề tài khá quan trọng ở trong sáng tác của ông đó là thơ viết về làng quê và một trong những bài thơ đó không thể không nhắc tới bài “Câu cá mùa thu”.
Mở bài Câu cá mùa thu nâng cao hay ( mẫu 4)
Nếu như Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng của thơ tình thì Nguyễn Khuyến được mệnh danh là một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Thật vậy thơ của ông luôn tràn ngập những hình ảnh quen thuộc của làng quê đất nước Việt Nam ta. Nguyễn Khuyến làm quan được một thời gian thì trở về quê hay chính là ông đã lui về ở ẩn. Sở dĩ như vậy là do ông đã chán ghét những ngang tai trái mắt khi quân ta bị thực dân Pháp xâm lược. Và chính quyết định đó đã quyết định đến sáng tác của ông, về ở ẩn nhà thơ cũng giống như bao nhà nho khác tìm tới thiên nhiên, làm bạn với thiên nhiên. Chính vì vậy mà Nguyễn Khuyến được biết đến là một nhà thơ trữ tình của thiên nhiên làng cảnh Việt Nam. Có thể nói thơ của ông không chỉ có cảnh mà còn có tình, cảnh có đẹp bao nhiêu thì tình nặng bấy nhiêu. Đặc biệt hơn ông rất nổi tiếng cùng với chùm thơ thu của mình, và tất nhiên ở trong chùm thơ ấy vừa có cảnh lại vừa mang đậm chất tình. Một trong những bài thơ đó chính là bài “Câu cá mùa thu”.
Mở bài Câu cá mùa thu nâng cao hay nhất ( mẫu 5)
Nhà thơ Xuân Diệu đã từng khẳng định về bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu điếu) là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. “Thu điếu” chính là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc: cảnh đẹp về mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đẹp gắn liền cùng với tình yêu quê hương tha thiết.
Hy vọng bài viết trên đây của Bút Bi sẽ giúp các bạn học tốt hơn trong chương trình ngữ văn lớp 11.
Tham khảo thêm: