Kinh nghiệm thi THPT Quốc gia môn Lịch sử

0

Ở bài viết này, BUTBI xin được gửi tới các bạn thí sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học những Kinh nghiệm thi THPT Quốc gia môn Lịch sử. Đây là những kinh nghiệm xương máu đã được nhiều thầy cô và nhiều tiền bối đi trước của các bạn truyền lại cho các bạn thế hệ sau. Tại sao lại như vậy? Chúng thật sự có hiệu quả hay không? Các bạn hãy trực tiếp tham khảo và áp dụng để kiểm chứng nhé!

Bài viết tham khảo thêm:

I. KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP ÔN THI LỊCH SỬ THPT QUỐC GIA HIỆU QUẢ

1. Xây dựng sơ đồ tư duy

Đây là phương pháp học được giáo viên khuyến khích học sinh của mình sử dụng nhiều nhất. Bởi phương pháp này rèn luyện học sinh cách tư duy sử dụng cả hai bán cầu não (vẽ → não phải,và viết → não trái); hệ thống lại những kiến thức đã học (chắt lọc các ý, mốc thời gian, sự kiện quan trọng, cần ghi nhớ). Qua đó, học sinh vừa có thể ghi nhớ được lâu hơn, và nếu có quên thì cũng dễ dàng tra cứu lại vì mọi thông tin quan trọng đều được tóm tắt hết trong sơ đồ..

kinh-nghiem-thi-thpt-quoc-gia-mon-lich-su-hinh-1

2. Lập bảng, liệt kê sự kiện theo trình tự thời gian

Môn lịch sử là môn học có lượng thông tin tương đối lớn. Học sinh vừa phải ghi nhớ mốc thời gian và địa điểm xảy ra sự kiện, nội dung của sự kiện, ảnh hưởng qua lại giữa sự kiện trong nước và quốc tế,v.v. Vậy nên, khi học sinh sắp xếp lại sự kiện lần lượt theo mốc thời gian từ quá khứ đến hiện tại, thì học sinh sẽ không thấy rối nữa, mà thay vào đó, học sinh sẽ cảm thấy thật dễ hiểu, nguyên nhân kết quả của tình huống/ vấn đề thật rõ ràng.

kinh-nghiem-thi-thpt-quoc-gia-mon-lich-su-hinh-2

3. Phân tích rõ từng khía cạnh của sự kiến

Bạn phải phân biệt rõ đâu là mục tiêu, đâu là chiến lược, hay ý nghĩa của các trận đánh. Thoạt đầu nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực ra bước này rất quan trọng, bởi vì khi làm đề mà chưa hiểu rõ thì sẽ cảm thấy các sự kiện giống na ná nhau, dễ gây lúng túng và lẫn lộn.

Cho nên, trong khi đang ôn tập, bạn nên phân biệt rõ từng khía cạnh của sự kiện, nằm lòng những ý chính của khía cạnh đó. Khi đã thực hiện tốt công tác chuẩn bị này rồi, thì không thử thách nào trong đề thi có thể làm khó được bạn nữa.

4. Không gian học yên tĩnh, gọn gàng

Để tập trung được vào bài vở, bạn cần ở trong một không gian gọn gàng và yên ắng để tỉnh táo, tránh bị sao nhãng, dễ dàng tập trung làm bài. Những tác động bên ngoài sẽ ảnh hưởng xấu đến sự tập trung của tâm trí; những tiếng ồn, hình ảnh sẽ đánh lạc hướng sự chú tâm của bạn. Vậy nên, lựa chọn học tập ở một không gian yên tĩnh và gọn gàng là điều vô cùng cần thiết.

5. Luyện đề thường xuyên

Học sinh sẽ có được những lợi thế này khi luyện đề thường xuyên:

  • Làm quen với cấu trúc của đề thi
  • Hình thành được phản xạ phân tích đối với những câu nâng cao
  • Kiểm soát và phân bổ thời gian
  • Kiểm tra kiến thức đã học
  • Ghi nhớ kiến thức lâu hơn

Không nên làm quá nhiều đề trong cùng 1 ngày, tối đa chỉ nên 2 đề/ ngày. Trong khi luyện đề nên bấm giờ và nghiêm túc làm bài để đánh giá kiến thức của bản thân và làm quen với tâm lý phòng thi.

6. Tránh học tủ – học vẹt

Một trong những sai lầm đáng sợ mà nhiều học sinh gặp phải hiện nay chính là “học tủ – học vẹt” khiến nhầm lẫn giữa nội dung những sự kiện với nhau. Thường những đáp án trong bài thi có phần tương tự với nhau, thí sinh không nắm vững kiến thức rất dễ bị đánh lừa và chọn đáp án sai.
Ví dụ: Sự kiện 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không và sự kiện chiến thắng Điện Biên Phủ, hoặc nội dung giữa Hiệp định Paris và Hiệp định Giơ-ne-vơ. Chính vì vậy, thí sinh học tới đâu nên ghi nhớ kiến thức đến đó và nắm chắc kiến thức ngay tại thời điểm học để không bị nhầm lẫn mất điểm oan.

7. Liên hệ những sự kiện trên thế giới có ảnh hưởng trực tiếp đến lịch sử Việt Nam trong cùng thời kỳ

Lịch sử Việt Nam là một bộ phận của lịch sử thế giới. Trong tất cả các dạng đề thi, các bạn sẽ gặp câu hỏi liên quan giữa lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.

Ví dụ những bạn biết được những thắng lợi của quân Đồng minh từ cuối năm 1944 đến giữa tháng 8/1945 sẽ hiểu rõ tác động của những thắng lợi đó đối với Cách mạng Việt Nam (điều kiện khách quan góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945)…

8. Ôn tập theo công thức “5W – 1H”

Công thức “5W – 1H” là cách viết tắt của những “từ để hỏi” trong tiếng Anh, gồm:

  • What – Sự kiện gì?,
  • When – khi nào?,
  • Where – ở đâu?,
  • Who – gắn với ai?,
  • Why – Lý do tại sao?,
  • How: Như thế nào?

Việc vận dụng được công thức “5W – 1H” này giúp cho các bạn có thể dễ dàng hình dung cụ thể về những yếu tố xoay quanh được một sự kiện, không còn bị nhầm lẫn sang những sự kiện khác. Tuy nhiên cũng không cần thiết quá máy móc khi phân tích, bởi vì trong một vài trường hợp sự kiện lịch sử không nhất thiết phải chi tiết, cụ thể về ngày/tháng/năm mà chỉ cần mang “tính tương đối”.

kinh-nghiem-thi-thpt-quoc-gia-mon-lich-su-hinh-3

9. Ôn tập bằng nhiều hình thức, trên nhiều nền tảng

Có thể trao đổi với bạn bè thông qua mạng xã hội như Facebook, Youtube…. Điều đó giúp cho việc học lịch sử trở lên cuốn hút và hấp dẫn, thú vị hơn nhiều. Trên Facebook cũng có nhiều diễn đàn, nhóm lịch sử. Bạn cũng có thể tham khảo kiến thức lịch sử qua Youtube, gồm những kênh riêng về Lịch sử được biên tập dưới video hay audio giúp bạn có thể xem, nghe và ghi nhớ những nhân vật, sự kiện… Nắm được những hình ảnh, trận chiến, nhân vật lịch sử qua phim ảnh, video… từ đó dễ dàng hình dung, và nhớ được lâu hơn kiến thức khô khan trong sách vở.

Hiện nay, ngoài học từ trường lớp và thầy cô, thì các bạn thí sinh có thể tiếp thu, trao đổi kiến thức với nhiều phương tiện khác nhau:

  • Học hỏi, trao đổi kiến thức ở những diễn đàn, hội nhóm “đam mê lịch sử” trên Facebook.
  • Rất nhiều kênh youtube đã và đang đăng tải nhiều video về lịch sử Việt Nam và thế giới, có những thông tin ngầm mà các bạn sẽ không được dạy trên trường.
  • Nếu không cần nhìn hình mà các bạn chỉ muốn nghe audio thì có thể lựa chọn nghe podcast ở những nền tảng như Spotify, apple podcast,v.v.
  • Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo kiến thức qua những bộ phim tư liệu, phim lịch sử, kịch lịch sử,v.v.

II. CHIẾN THUẬT LÀM BÀI THI THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ ĐẠT ĐIỂM CAO

Trong quá trình thi, các thí sinh nên đọc câu hỏi, gạch chân từ khoá xác định yêu cầu đề; rà soát những phương án trả lời, vận dụng kiến thức đã học để tìm ra được đáp án đúng. Trước khi khoanh đáp án thì hãy đọc kỹ và xác định được nội dung, thời gian của sự kiện, qua đó lý giải đáp án…

Lưu ý với thí sinh khi làm bài thi là các bạn cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản và hoàn thành đúng những câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, để nắm chắc điểm 7.

Với câu hỏi hóc búa hơn ở mức độ vận dụng và vận dụng cao, thí sinh cần kết hợp nhiều kiến thức khác nhau, có thể sử dụng kỹ năng phương án loại trừ để chọn ra câu trả lời đúng nhất.

BUTBI khuyên thí sinh đọc kỹ đề bài và đáp án để tìm ra từ khóa và tránh nhầm lẫn các sự kiện với nhau. Đồng thời, với môn Lịch sử thi hình thức trắc nghiệm nên làm chắc ở đâu tô đáp án ở đó để tránh những trường hợp bỏ sót đáng tiếc. Về cách sắp xếp thời gian làm bài, thí sinh cần phải ưu tiên “câu dễ làm trước, câu khó làm sau”, phân chia quãng thời gian hợp lý để làm hết đề.

Mẹo khoanh trắc nghiệm môn Lịch sử khi đi thi THPT Quốc gia

  • Sau khi nhận đề, bạn cần phải đọc kỹ và hiểu rõ nội dung câu hỏi.
  • Chú ý đến từ khóa chính trong câu để tìm ra đáp án thích hợp.
  • Đọc một lượt qua bốn đáp án và loại bỏ các đáp án không đúng.
  • Kiểm tra lại những dữ kiện trong câu hỏi với đáp án mà bạn cảm thấy đúng nhất.
  • Những câu hỏi bạn chưa tìm ra đáp án thì nên bỏ qua và làm những câu tiếp theo. Khi còn dư thời gian bạn mới quay lại giải quyết chúng sau.
  • Tập trung, bình tĩnh khi làm bài để tránh mắc phải sai sót.

Trên đây là bài viết tổng hợp những Kinh nghiệm thi THPT Quốc gia môn Lịch sử mà BUTBI muốn gửi gắm tới các bạn thí sinh. Thí sinh hãy tham khảo, đọc thật kỹ và áp dụng những kỹ năng/ kiến thức này vào trong quá trình ôn thi, luyện đề và cả khi đang trong phòng thi để đạt điểm thật cao các bạn nhé!