Ôn thi THPT môn Hóa đạt điểm cao

0

Dưới đây là bài viết Đề cương ôn thi THPT môn Hóa mà BUTBI muốn gửi gắm tới các bạn học sinh để các bạn có thể tự tin ôn thi. Những kiến thức, phương pháp ôn, phương pháp giải đề, và bài tập ôn luyện đều được BUTBI tổng hợp rất chi tiết và chất lượng. Các bạn học sinh tham khảo nhé!

Bài viết tham khảo thêm:

A. KIẾN THỨC MÔN HÓA ÔN THI THPT QUỐC GIA

I. Hóa học vô cơ

+ Nguyên tử và bảng tuần hoàn, liên kết, phản ứng oxi hoá – khử, tốc độ phản ứng – cân bằng hoá học (khoảng từ 2 – 4 câu): Những chuyên đề này chứa tương đối nhiều lý thuyết và đây là phần dễ ở trong đề thi, học sinh cần phải lưu ý nắm vững kiến thức cơ bản trong Sách giáo khoa để không bị mất điểm đáng tiếc.

+ Sự điện ly và phi kim (khoảng từ 4 – 7 câu): Những chuyên đề này có nhiều câu hỏi lý thuyết ở mức độ trung bình, một số ít câu hỏi tính toán ở mức độ khó. Tuy nhiên, ở phần kiến thức này có nhiều nội dung được gắn liền với đời sống thực tế và đã được đưa vào thực hành trong rất nhiều thí nghiệm. Do vậy, học sinh cần học lý thuyết gắn liền với thực hành và thực tế.

+ Đại cương kim loại và kim loại kiềm, kiềm thổ (khoảng từ 5 – 8 câu): Chuyên đề này có nhiều câu hỏi tính toán, các câu hỏi bắt đầu có tính phân loại, các câu khó bắt đầu xuất hiện ở phần này. Để làm tốt được những bài tập thuộc trong phần kiến thức này, ngoài việc nắm vững được kiến thức lý thuyết, học sinh cần phải luyện lại những dạng bài tập đã từng xuất hiện ở trong đề thi Cao đẳng – Đại học những năm trước đây.

+ Bài tập Cu, Fe và tổng hợp nội dung kiến thức hóa học vô cơ thuộc trong chương trình phổ thông (khoảng từ 9 – 13 câu): Chuyên đề này có tỉ lệ câu hỏi lý thuyết và bài tập là tương đương. Có thêm tương đối nhiều dạng bài khó mới xuất hiện. Ở phần này đã có sự phân loại mức độ câu hỏi một cách rõ rệt, với học sinh nắm vững kiến thức cơ bản thì vẫn có thể làm được một số ít câu, nhưng để làm được hết thì cần những học sinh có hệ thống kiến thức tốt, khả năng tư duy logic cao.

II. Hóa học hữu cơ

+ Đại cương hóa học hữu cơ hidrocacbon (khoảng từ 2 – 3 câu): Các câu này ở mức độ dễ và trung bình. Học sinh chỉ cần nắm chắc lý thuyết và một số dạng bài trong SGK và sách bài tập là có thể tự tin giành trọn điểm số.

+ Ancol-phenol, andehit, axit cacboxylic (khoảng từ 3 – 8 câu): Để làm tốt bài tập thuộc phần kiến thức này học sinh ngoài việc học lý thuyết cần làm lại đến thành thạo các dạng bài tập đã từng xuất hiện trong đề thi ĐH-CĐ những năm trước đây.

+ Este-lipit, amino axit, protein, amin (khoảng từ 6 – 8 câu): Những chuyên đề này có nhiều câu hỏi tính toán ở mức độ trung bình, một số ít ở mức độ khó và cực khó. Đặc biệt, xu hướng sẽ có nhiều dạng bài khó mới xuất hiện cho chuyên đề này.

+ Polime và cacbonhidrat (2 câu): những câu đã từng ra ở chuyên đề này ở mức độ dễ. Học sinh chỉ cần nắm được khái niệm, công thức, tính chất và tên gọi cũng như một số dạng bài đơn giản về Cacbohidrat và polime trong Sách giáo khoa và Sách bài tập là có thể hoàn thành tốt.

+ Tổng hợp hoá hữu cơ (khoảng từ 4 – 8 câu) có nhiều câu hỏi dạng bài tập hỗn hợp những chất hữu cơ và nằm ở mức độ khó đến cực khó. Ngoài ra, cũng có một số ít câu lý thuyết tổng hợp ở mức độ dễ và trung bình.

Để nắm được chi tiết kiến thức hóa học thi THPT Quốc gia, các bạn tham khảo bài viết:

Tổng hợp kiến thức Hóa học thi THPT Quốc gia

B. PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI THI MÔN HÓA THPT QUỐC GIA ĐẠT ĐIỂM CAO

Cách ôn tập:

1) Hệ thống lại những kiểu thực nghiệm thường được khai thác (phân tích thực nghiệm; chúng thường được sử dụng như thế nào; trong tình huống nào; khai thác xuôi, ngược ra sao; có những kỹ năng đặc biệt gì trong cách khai thác những thực nghiệm này; thường được sử dụng ở trong những loại câu hỏi nào?…).

Đối với phần hữu cơ thì cần phải chú ý đến những quy luật, quy tắc được áp dụng (như quy tắc thế vào vòng thơm, quy tắc cộng vào nối bội,…).

Đối với phần câu hỏi định lượng: chú ý một vài thủ thuật hay được sử dụng như đại lượng trung bình, bảo toàn điện tích ở trong phản ứng oxi hóa – khử hoặc trong dung dịch; tăng giảm khối lượng…

Đối với phần câu hỏi mang tính chất tái hiện kiến thức cần chú ý tới độ chính xác của nội dung được sử dụng.

2) Phân dạng những loại câu hỏi định lượng và định tính theo từng chủ đề.

3) Khi học bài, lần đầu thì phải viết ra, phân tích xem câu hỏi này thuộc vào loại chủ đề nào? Khai thác những kiến thức gì? Những kỹ năng gì? Sau một số lần rồi mới làm nhanh để khống chế thời gian…

Cách làm bài:

Khi đọc câu hỏi phải định dạng nhanh xem câu này thuộc vào loại nào? Cách xử lý thế nào? Nếu là câu bài tập thì có thuộc vào dạng quen thuộc không?

Phải kết hợp cả đáp án vì trong nhiều trường hợp nhìn vào đáp án có thể định dạng nhanh kết quả mà bản thân cần tìm.

Nếu gặp câu lạ thì tạm thời để lại đó rồi quay lại làm sau.

Bài viết tham khảo thêm:

Kinh nghiệm thi THPT Quốc gia môn Hóa

C. BÀI TẬP ÔN TẬP HÓA HỌC THPT QUỐC GIA

Bài tập môn Hóa trong đề thi THPT Quốc gia sẽ được phân hóa vào 9 dạng bài như sau:
– Dạng 1 → Kim loại, oxit kim loại, bazo, muối tác dụng với các axit không có tính oxi hóa
– Dạng 2 → Kim loại, oxit kim loại, bazo, muối tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh
– Dạng 3 → Kim loại tác dụng với dung dịch muối – Dạng 4: Hợp chất lưỡng tính
– Dạng 5 → Bài tập về điện phân
– Dạng 6 → Bài tập về phản ứng của SO2, CO2 với dung dịch kiềm
– Dạng 7 → Bài tập về phản ứng của H2, C, CO, Al với oxit kim loại

– Dạng 8 → Bài tập xác định công thức hóa học
– Dạng 9 → Bài tập về hiệu suất

D. MA TRẬN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN HÓA

ma-tran-de-thi-thpt-mon-hoa

E. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT MÔN HÓA

Trên đây là những tư liệu cần thiết mà BUTBI muốn gửi tới các bạn học sinh để Ôn thi THPT môn Hóa hiệu quả, đạt kết quả cao. Hóa là một môn học tương đối khó nên yêu cầu rất nhiều sự chăm chỉ của học sinh. Vậy nên các bạn học sinh hãy kiên nhẫn và đầu tư nhiều thời gian vào ôn tập nhé!