Phép biến hình – Môn Toán lớp 11

0

Tham khảo thêm:

1. Định nghĩa phép biến hình là gì

Phép biến hình trong mặt phẳng là khi ứng với mỗi điểm M của mặt phẳng ta được một điểm xác định duy nhất M’ của mặt phẳng đó.

Kí hiệu: F(M)=M’ với phép biến hình là F.

Chú ý:

  • Mỗi điểm M chỉ có một ảnh M’ duy nhất.
  • Có nhiều điểm khác nhau cùng có chung một ảnh.

2. Nhận xét về phép biến hình

Nếu H là một hình nào đó trong mặt phẳng, kí hiệu H’=F(H). Để chứng minh H’ là ảnh của H qua phép biến hình F ta chứng minh rằng M ∈ H <=> F(M)∈H’.

Ta được một phép biến hình khi thực hiện liên tiếp hai phép biến hình, phép biến hình này là hợp thành của hai phép biến hình đã cho.

Phép đồng nhất là phép biến hình biến điểm M thành chính nó.

Hi vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học lớp 11.