Soạn bài Hồn trương ba da hàng thịt | Ngữ văn 12

0

Bài soạn bài Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ dưới đây bao gồm những kiến thức cơ bản nhất về tác giả, tác phẩm cùng những gợi ý giúp các bạn trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa ở phần hướng dẫn học bài và luyện tập. Qua nội dung bài soạn, các bạn sẽ nắm được những kiến thức trọng tâm nhất mà tác phẩm này truyền đạt. Chúc các bạn có bước soạn bài ở nhà thật tốt để thuận tiện hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng của thấy cô hiệu quả nhất.

Soạn bài Hồn trương ba da hàng thịt | Ngữ văn 12
Soạn bài Hồn trương ba da hàng thịt | Ngữ văn 12

Tham khảo thêm:

I, Soạn bài Hồn trương ba da hàng thịt phần tác giả

– Lưu Quang Vũ sinh năm 1948, mất năm 1988, quê gốc của ông ở Đà Nẵng nhưng ông được sinh ra ở Phú Thọ trong một gia đình trí thức.

– Cha của ông là nhà viết kịch nổi tiếng Lê Quang Thuận, chính vì vậy nên ngay từ khi  còn nhỏ Lưu Quang Vũ đã sớm bộc lộ tài năng của mình.

– Từ năm 1965 – 1970, Lưu Quang Vũ vào bộ đội và phục vụ trong quân chủng Phòng không – Không quân.

– Từ 1970 – 1978, ông xuất ngũ rồi làm nhiều nghề để sinh sống.

– Từ 1978 – 1988, Lưu Quang Vũ là biên tập viên của tạp chí Sân khấu, thời điểm này ông bắt đầu sáng tác kịch nói.

– Trước khi đến với kịch nói, ông đã từng làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh.

– Vở kịch đầu tay của ông là “Sống mãi với thủ đô” (ông viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ).

– Lưu Quang Vũ nổi lên như một hiện tượng của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX, ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam.

– Ngày 29 tháng 8 năm 1988, giữa lúc tài năng đang ở giai đoạn nở rộ nhất thì ông đã qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ 5, cùng với người bạn đời của mình là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.

– Năm 2000, Lưu Quang Vũ được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

* Một số tác phẩm tiêu biểu:

– Thơ thì gồm các tác phẩm như: 

  • Hương cây ( viết năm 1968, in chung trong tập Hương cây – Bếp lửa với nhà thơ Bằng Việt), 
  • Mây trắng của đời tôi (viết năm 1989), 
  • Bầy ong trong đêm sâu (viết năm 1993)…

– Kịch: 

  • Lời nói dối cuối cùng, 
  • Nàng Xi-ta, 
  • Chết cho điều chưa có, 
  • Nếu anh không đốt lửa, 
  • Lời thề thứ 9, 
  • Khoảnh khắc vô và vô tận, 
  • Tôi và chúng ta…

II, Soạn bài Hồn trương ba da hàng thịt nội dung tác phẩm

1, Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm

– Hồn Trương Ba, da hàng thịt được viết vào năm 1981 nhưng mãi cho đến năm 1984 mới ra mắt công chúng.

– Đây là một trong những vở kịch đặc sắc và nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ, được công diễn nhiều lần cả trong nước và ngoài nước.

– Đoạn trích chúng ta học trong SGK được trích từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.

2, Bố cục đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Gồm 3 phần:

+ Phần 1. Từ đầu đến đoạn “Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này”: Cuộc đối thoại nảy lửa giữa hồn và xác.

+ Phần 2 . Đoạn tiếp theo đến “Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần”: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và các thành viên trong gia đình.

+ Phần 3. Đoạn còn lại: Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích và quyết định cuối cùng của Trương Ba.

3, Giá trị nội dung của tác phẩm

+ Tác phẩm gửi gắm một thông điệp ý nghĩa: Được sống làm người đã là vô cùng quý giá, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mà mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn nhiều lần. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người ta được sống tự nhiên với sự hòa hợp giữa thể xác và tâm hồn. Nếu thiếu đi một trong hai yếu tố đó thì cuộc sống của con người chẳng còn giá trị gì nữa.

+ Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch ảnh và với chính bản thân mình, chống lại sự dung tục, rẻ mạt để hoàn thiện nhân cách cao đẹp và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

+ Tuy vậy, nhưng con người ta cũng không nên chỉ biết chăm lo tới đời sống tâm hồn mà bỏ qua những nhu cầu thiết yếu của thể xác. Bởi đó là những nhu cầu cơ bản, nhu cầu theo bản năng, đã tồn tại vốn dĩ bên trong chúng ta. Con người phải biết dung hòa hai điều ấy

4, Giá trị nghệ thuật của tác phẩm

+ Xây dựng tình huống truyện kịch độc đáo:  Nhà văn đã đẩy căng thẳng đạt đến cao trào rồi giải quyết mâu thuẫn đó một cách logic, hợp lí, thỏa đáng.

+ Xây dựng nghệ thuật đối thoại, độc thoại sắc nét, điều đó không chỉ giúp nhân vật bộc lộ bản chất, suy nghĩ của cá nhân mình mà còn giúp cho người đọc, người xem suy ngẫm, chiêm nghiệm về những triết lý sâu sắc được gửi gắm trong mỗi câu thoại của các nhân vật.

+ Có sự kết hợp tinh tế giữa những vấn đề thời sự và vấn đề muôn thuở: Đó là lối sống giả dối, giả tạo của con người hiện đại, giữa những dục vọng dung tục thấp hèn với những khát khao cao cả….

III, Soạn bài Hồn trương ba da hàng thịt – Hướng dẫn luyện tập

Câu số 1 (trang 153 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương ba với xác anh hàng thịt, tác giả muốn gửi gắm thông điệp:

  • Xác anh hàng thịt: Bi kịch con người khi không được sống là chính mình mà phải sống nhờ, sống nương tựa vào người khác.
  • Hồn Trương Ba: Tạo ra hình ảnh người có tâm hồn thanh cao, thuần khiết trú ngụ trong thể xác cục cằn, thô lỗ, đầy sự dung tục thấp hèn, sự hoán đổi không hợp lí này đã tạo nên vấn đề mà tác giả đặt ra cho người đọc
  • Trương Ba đối thoại với anh hàng thịt, ông đã chán ngấy cái thể xác kềnh càng, thô tục và muốn thoát khỏi sự chung đụng này nhưng ông lại không thể thay đổi được tình thế.

Cuộc đối thoại nảy lửa này làm bật lên sự mâu thuẫn, đặt ra vấn đề có tính triết lí nhân văn sâu sắc rằng không nên sống nương nhờ vào người khác, khi không được là chính mình thì ắt hẳn sẽ có nhiều đắng cay và cuộc sống cũng mất đi ý nghĩa.

Câu số 2 (trang 154 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Điều khiến cho người thân và chính bản thân Trương Ba cảm thấy đau khổ nhất đó chính là:

  • Trương Ba lâm vào hoàn cảnh trớ trêu, dở khóc dở cười: tâm hồn thanh cao thuần khiết lại trú ngụ trong cái xác tầm thường, dung tục.
  • Dù không muốn nhưng đôi khi Trương Ba vẫn phải làm những điều trái ngược lại với tư tưởng của bản thân khi thể xác đòi hỏi.
  • Sự thay đổi này của ông khiến cho người thân cũng phải chịu đựng, chứng kiến những mâu thuẫn.
  • Và chính bản thân Trương Ba cũng không còn nhận ra mình, đó cũng là sự thật khi con người để nhu cầu thể xác thấp hèn lấn át đi tâm hồn thanh cao.

Trương Ba rơi vào tình trạng bị xa lánh, hắt hủi, không ai yêu quý cũng chẳng ai thấu hiểu cho nỗi khổ của ông.

Câu số 3 (trang 154 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Sự khác nhau trong quan niệm sống của của Trương Ba và Đế Thích:

– Trương Ba: mượn thân xác của người khác để trú ngụ là điều không nên, sống trong người khác cũng sẽ làm cho bản tính của mình bị mờ nhạt dần.

– Đế Thích lại cho rằng: chỉ cần được sống là tốt, mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường. 

– Lời trách móc của Trương Ba với Đế Thích – người đã đem lại sự sống cho ông:

  • Mượn thân xác của người khác để sống sẽ khiến cho tính cách của mình bị mai mọt dần.
  • Tâm hồn của Trương Ba rất đau khổ khi phải sống trong thân xác của kẻ khác.

⇒ Ý nghĩa:

  • Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người có sự thống nhất hài hòa giữa tâm hồn và thể xác. Con người bị chi phối bởi những nhu cầu là bản năng, không thể chỉ đổ lỗi cho thân xác mà lại vỗ về bằng những hình ảnh đẹp siêu hình của tâm hồn.
  • Sống nhờ gửi, chắp vá, nương tựa và người khác mà không được là chính mình là điều nhạt nhẽo và vô nghĩa nhất trên cuộc đời.

Qua đoạn đối thoại này nhân vật ý thức được hoàn cảnh, thân phận trớ trêu, bi kịch của mình. 

Câu số 4 (trang 154 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Trương Ba kiên quyết đòi trả lại thân xác cho anh hàng thịt, Đế Thích tỏ ý muốn cho hồn Trương Ba nhập vào xác của thằng cu Tí, nhưng Trương Ba một lần nữa không đồng ý sống vào thân xác người khác:

  • Trương Ba đã thấm thía được nỗi đau khi không được là chính mình, bên ngoài và bên trong không có sự đồng nhất.
  • Ông không muốn trú ngụ nhờ thân xác của người khác bởi điều đó sẽ làm cho tâm hồn ông mờ nhạt hơn.
  • Trương Ba không muốn tiếp tục sống trong những ngày không phải là chính mình.

– Vì thương cu Tị nên Trương Ba dứt khoát nhường lại sự sống cho cu Tị, còn ông thì xin được chết hẳn.

Câu số 5 (trang 154 sgk ngữ văn 12 tập 2)

– Đoạn kết của vở kịch mang ý nghĩa thúc đẩy nhận thức của con người về cách sống và tránh những tổn thương về tâm hồn.

– Được sống là điều vô cùng quý giá, nhưng được sống là chính mình, sống trọn vẹn với những giá trị vốn có của bản thân còn quý giá hơn.

IV, Soạn bài Hồn trương ba da hàng thịt – Luyện tập

Câu số 1 (trang 154 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Giả định hồn Trương Ba tiếp tục trú ngụ trong xác cu Tí để được sống tiếp:

– Mẹ cu Tí chắc chắn sẽ không chấp nhận sự thật cu Tí – đứa con duy nhất mà mình yêu thương lại là ông Trương Ba.

– Trương Ba cũng không được quay về sống bên vợ con mà phải sống ở nhà chị Tí với thân phận của một đứa trẻ.

– Trương Ba vẫn không giữ nguyên được cách ứng xử của ông trước cái Gái – cháu nội của ông.

– Khi Trương Ba trở về nhà mình, sẽ lại một lần nữa làm chó mọi người một phen bị náo loạn.

– Mọi người trong gia đình Trương Ba cũng sẽ không chấp nhật sự thật Trương Ba sống lại trong thân thể của một người khác.

Câu số 2 (trang 154 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Cần trình bày được những nội dung như sau:

a) Khái quát chung:

– Giới thiệu khái quát về tác giả (Lưu Quang Vũ), tác phẩm (Hồn Trương Ba, da hàng thịt).

– Giới thiệu nội dung đoạn trích: chính là lời phát biểu cho một quan niệm sống của nhà văn được thể hiện qua những đối thoại của hồn Trương Ba với tiên cờ Đế Thích.

b) Quan niệm sống của hồn Trương Ba:

– Thể hiện khát vọng được giải thoát của hồn Trương Ba, muốn được làm chính mình cho dù khổ đau và mất mát.

+ Trương Ba kiên quyết từ chối và không chấp nhận sống với cảnh “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, ông muốn được sống là chính mình một cách trọn vẹn.

+ Trương Ba một lần nữa từ chối để Đế Thích sửa sai bằng cách cho hồn mình nhập vào xác của thằng cu Tị, ông không chấp nhận cách sống giả tạo, sống mà còn “khổ hơn là cái chết”.

 + Câu nói thể hiện ý nghĩa triết lí sâu sắc trong cuộc sống con người, con người không thế chấp nhận một cách sống tạm bợ, bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được.

– Con người là một thể thống nhất, không thể có một tâm hồn thanh cao, thuần khiết trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Sống thực cho ra một con người quả là không dễ dàng, đơn giản.

– Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, sống nương tựa vào người khác, sống mà không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Điều đó nói lên tình trạng con người phải sống giả tạo, không dám và cũng không được sống là chính bản thân mình, đấy là nguy cơ đẩy con người ta đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.

– Hồn Trương Ba đã nhận ra bi kịch của cuộc đời mình khi phải sống nương tựa, sống nhờ trong thân xác phàm tục của anh hàng thịt. Nhận ra bi kịch đó chứng tỏ hồn Trương Ba đã không thể nào chấp nhận được sự thỏa hiệp giữa hai cuộc sống đối nghịch này. Đồng thời, chứng tỏ bản lĩnh của nhân vật khi đã chấp nhận cái chết thực sự còn hơn là phải sống trong sự giày vò, đau khổ của lương tâm và sự ghẻ lạnh, hắt hủi của người thân vì sự tha hóa của chính mình.

c) Kết luận:

Khẳng định điều này, nhà văn Lưu Quang Vũ đã thể hiện cái nhìn khá sâu sắc trong đời sống tâm hồn của con người trước tình trạng con người ta sống vội, sống gấp, sống mà không có phong cách, sống mà quên mất đi cả bản thân mình…

Như vậy, Butbi vừa chia sẻ cho các bạn toàn bộ kiến thức cơ bản nhất của tác phẩm Hồn Trương B, da hàng thịt và trả lời chi tiết các câu hỏi trong SGK, mong rằng với những kiến thức trên sẽ giúp các bạn phần nào đó trong việc soạn và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã tổng hợp một số tài liệu, văn mẫu học tốt môn Văn THPT, các bạn có thể tải về miễn phí TẠI ĐÂY. Chúc các bạn học tốt nhé!