BUTBI xin gửi tới các bạn học sinh bài soạn ngữ văn 10 chương trình học mới, theo bộ sách Chân trời sáng tạo. Dưới đây là bài viết Soạn bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê. Các bạn hãy vừa tham khảo bài viết và vừa tập trung nghe giảng từ thầy cô trên lớp để nắm rõ được nội dung bài học nhé!
Bài viết tham khảo thêm:
Nội dung chính của Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê
Văn bản đã giúp cho người đọc hình dung ra được chi tiết hình ảnh ngôi nhà truyền thống của người Ê – đê.
Tóm tắt văn bản: “Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê”
Văn bản “Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê” đã giúp cho độc giả hình dung ra được khá chi tiết, rõ ràng về những đặc điểm từ bên trong ra phía ngoài. Chẳng hạn như đặc điểm bên trong ngôi nhà, nguyên liệu và chiếc cầu thang – hình ảnh đặc biệt. Tất cả những đặc điểm ấy đều in đậm ý nghĩa văn hóa sâu sắc linh thiêng, biểu trưng cho chế độ mẫu hệ của những người Ê-đê.
Tác giả – tác phẩm bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê
I. Tác giả “Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê”
– Lan Anh – Một nhà báo của đài truyền hình VOV.
– Phong cách nghệ thuật: Giàu sức thuyết phục, giàu hình ảnh và chân thực
– Sáng tác chính là: Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê,…
II. Tác phẩm bài “Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê”
1) Thể loại:
Thể loại của “Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê” → Báo chí.
2) Phương thức biểu đạt:
Phương thức biểu đạt “Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê” → Thuyết minh
3) Người kể chuyện:
Ngôi kể của “Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê” → Ngôi thứ 3
4) Bố cục:
– Phần một (từ đầu … ông Ama Ha) ⇒ Bên ngoài của ngôi nhà người Ê-đê
– Phần hai (Trong ngôi nhà …lên xuống) ⇒ Bên trong của ngôi nhà người Ê-đê
– Phần ba (Còn lại) ⇒ Ý nghĩa của ngôi nhà người Ê-đê
5) Giá trị nội dung:
– Miêu tả ngôi nhà của những người Ê đê
– Giá trị của ngôi nhà ở trong đời sống của người dân Ê-đê
6) Giá trị nghệ thuật:
– Ngôn ngữ hợp lý, thuyết phục.
– Miêu tả rõ ràng, chi tiết.
Sau văn bản: Soạn bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê
Nội dung chính:
Nội dung nói về những ngôi nhà truyền thống của người dân Ê- Đê, một hình tượng cổ xưa, biểu tượng của nền văn hóa dân tộc, chứa đựng biết bao nhiêu nét đẹp văn hóa, đặc sắc và tràn ngập niềm tự hào của người dân Ê-đê.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 49 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1)
Từ hình ảnh minh họa trên, em hãy chỉ ra những chi tiết, yếu tố mà văn bản đã đề cập (cầu thang, nhà dài, hoa văn chạm khắc,…).
Trả lời:
1) Nhà dài
– Có hình dáng của cái thuyền, đó là nét đẹp đặc trưng cho chế độ mẫu hệ của người dân Ê-đê.
– Nhà dài của người dân Ê-đê chính là những ngôi nhà sàn, được làm bằng gỗ, tre nứa; vách tường bao quanh nhà và mặt sàn được làm bằng gỗ của thân tre già đập dập hoặc thân cây bương, mái lợp thì có tranh.
– Độ dài được ước tính bằng số lượng của dầm ngang (đê), thì tương ứng với một đôi cột…
2) Cầu thang
– Gắn liền với hai cửa của ngôi nhà dài, cửa phía trước thì dành cho nam giới và khách, cửa phía sau thì dành cho nữ giới. Được đặt tên là: cầu thang cái và cầu thang đực.
– Cầu thang cái thì bao giờ cũng có hình ảnh giống với bầu sữa mẹ và hình ảnh vầng trăng khuyết.
– Cầu thang đực thì không được chạm khắc nhiều, thường sẽ chỉ là một cái cây gỗ, sau đó đục đẽo, chạm khắc ra những bậc thang để lên xuống.
3) Hoa văn chạm khắc
– Chạm khắc nên nhiều hình động vật, chẳng hạn như cua, cá, voi… lên xà của nhà.
– Thể hiện được sự giàu có của chủ ngôi nhà.
Câu 2 (trang 50 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1)
Ngôi nhà và khung cảnh sinh hoạt của người dân Ê-đê đã được miêu tả ở trong văn bản này, đã gợi nhớ cho chúng ta những chi tiết nào ở trong văn bản “Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây”?
Trả lời:
Những chi tiết ở trong văn bản “Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây” đã được gợi nhớ đến là:
– Nhà của tên Mtao Mxây đầu sàn hiên đẽo hình thù mặt trăng, đầu của cầu thang đẽo những hình chim ngói. Ngôi nhà của tên nahf giàu lão tù trưởng này trông quả thực là rất đẹp. Cầu thang rộng tầm một lá chiếu, người người nối đuôi nhau khiêng một ché đuê thì vẫn không sợ chật.
– “Hãy đánh lên tất cả để cho phần dưới vỡ toác những cái cây đòn ngạch, cho phần trên gãy nát những cây xà ngang,..”
Câu 3 (trang 50 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1)
Vì sao ngôi nhà được nói đến ở trong văn bản thì được gọi là: “ngôi nhà truyền thống của cả người Ê-đê”?
Trả lời:
– Ngôi nhà ấy mang đậm tính đặc trưng của chế độ mẫu hệ của người dân Ê-đê.
– Vì ngôi nhà chính là nơi gắn kết được bao nhiêu thế hệ dòng dõi của người Ê-đê, từ đời cụ tổ, ông bà, bố mẹ cho đến đời con, đời cháu. Căn nhà này sẽ kéo dài mãi, tiếp tục che chở cho cuộc sống của bao thế hệ về sau. Không những thế, ngôi nhà còn là nơi để thể hiện những lễ nghi, tập tục của người dân Ê-đê, thể hiện được trọn vẹn hồn cốt thiên liêng đại ngàn của người dân Ê-đê.
Trên đây là bài Soạn bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê mà BUTBI muốn gửi gắm tới các bạn học sinh lớp 10. Mỗi kiến thức của bài học đều là vô giá, đều giúp các bạn có thêm những cách nhìn nhận, đánh giá mới, rộng mở hơn với đời sống. Các bạn hãy liên tục cập nhật butbi.hocmai.vn để tra cứu những bài soạn văn 10 Chân trời sáng tạo mới nhất nhé!