Kiến thức Tiếng Anh thi THPT Quốc gia

0

Kiến thức trọng tâm mà các bạn thí sinh cần ôn luyện trong kỳ thi tốt nghiệp THPT là những gì? Để giải đáp được câu hỏi này, các bạn hãy tham khảo bài viết Kiến thức tiếng Anh thi THPT Quốc gia dưới đây của BUTBI nhé! Bài viết bao gồm Từ vựng, Ngữ pháp và những lưu ý quan trọng trong quá trình ôn thi của các bạn.

Bài viết tham khảo thêm:

I. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN TIẾNG ANH

Để hoàn thành tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia thì các bạn học sinh cần bỏ ra rất nhiều thời gian để ghi nhớ được lượng lớn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh và vận dụng chúng vào giải đề.

Vậy vùng kiến thức tiếng Anh trọng tâm mà các bạn cần chú trọng là gì? Hãy tham khảo danh sách BUTBI liệt kê dưới đây nhé!

1. Từ vựng tiếng Anh thi THPT Quốc gia

Từ vựng được sử dụng trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia đều là trong những chủ điểm (topic) mà các bạn đã và đang học xuyên suốt 3 năm cấp ba. Đó chính là:

  • Topic 1: People and Society
  • Topic 2: Change and Technology
  • Topic 3: Weather and Environment
  • Topic 4: The media
  • Topic 5: Change and Nature
  • Topic 6: Work and Business
  • Topic 7: Education and Learning
  • Topic 8: Health and Fitness
  • Topic 9: Entertainment
  • Topic 10: The law and Crime

Tham khảo chi tiết bộ Từ vựng tiếng Anh ôn thi THPT Quốc gia tại bài viết:

Từ vựng tiếng Anh thi THPT Quốc gia

2. Ngữ pháp tiếng Anh thi THPT Quốc gia

Các bạn thí sinh để có thể ôn thi tiếng Anh THPT hiệu quả thì cần phải nắm chắc mọi Chuyên đề ngữ pháp đã học trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Từ những kiến thức cơ bản nhất cho đến cao siêu, phức tạp. Các bạn hãy tham khảo danh sách những chuyên đề đó bên dưới đây.

  • Chuyên đề 1: Tenses (Các thì trong tiếng Anh)

1) Simple present: Thì hiện tại đơn

2) Present Continuous: Thì hiện tại tiếp diễn

3) Present Perfect: Thì hiện tại hoàn thành

4) Present Perfect Continuous: Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn

5) Past Simple: Thì quá khứ đơn

6) Past Continuous: Thì quá khứ tiếp diễn

7) Past Perfect: Thì quá khứ hoàn thành

8) Past Perfect Continuous: Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn

9) Simple Future: Thì tương lai đơn

10) Future Continuous: Thì tương lai tiếp diễn

11) Future Perfect: Thì tương lai hoàn thành

12) Future Perfect Continuous: Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn

  • Chuyên đề 2: Gerund and infinitive – Các dạng thức của động từ

1) Gerund: V-ing

2) To-Infinitive 

  • Chuyên đề 3: Modal verbs: Động từ khuyết thiếu
  • Chuyên đề 4: Types of words – Các loại từ

1)Nouns: Danh từ

– Common nouns: Danh từ chung

– Proper nouns: Danh từ riêng

– Abstract nouns: Danh từ trừu tượng

– Collective nouns: Danh từ tập thể

– Countable nouns: Danh từ đếm được

– Uncountable nouns: Danh từ không đếm được

2)Pronouns: Đại từ

– Personal pronouns: Đại từ nhân xưng

– Indefinite pronouns: Đại từ bất định

– Possessive pronouns: Đại từ sở hữu

– Reflexive pronouns: Đại từ phản thân 

– Relative pronouns: Đại từ quan hệ 

– Demonstrative pronouns: Đại từ chỉ định

– Interrogative pronouns: Đại từ nghi vấn 

3)Verbs: Động từ

– Physical verbs: Động từ chỉ thể chất

– Stative verbs: Động từ chỉ trạng thái

– Mental verbs: Động từ chỉ hoạt động nhận thức

– Ordinary verb: Động từ thường

– Auxiliary verb: Trợ động từ

– Intransitive verbs: Nội động từ

– Transitive verbs: Ngoại động từ    

4)Adjective: Tính từ

– Descriptive adjective: Tính từ mô tả

– Limiting adjective: Tính từ chỉ giới hạn

– Positive adjectives: Tính từ sở hữu

5)Adverb: Trạng từ

– Manner: Trạng từ chỉ cách thức

-Time: Trạng từ chỉ thời gian

– Frequency: Trạng từ chỉ tần suất

– Place: Trạng từ chỉ nơi chốn

– Grade: Trạng từ chỉ mức độ

– Quantity: Trạng từ chỉ số lượng

– Questions: Trạng từ nghi vấn

– Relation: Trạng từ liên hệ

6)Prepositions: Giới từ

-Time: Giới từ chỉ thời gian

– Place: Giới từ chỉ nơi chốn

– Reason: Giới từ chỉ nguyên nhân

– Intention: Giới từ chỉ mục đích

7)Conjunctions: Liên từ

– Coordinating conjunctions: Liên từ kết hợp

– Correlative conjunctions: Tương liên từ

– Subordinating conjunctions: Liên từ phụ thuộc

8)Interjections: Thán từ

9)Articles: Mạo từ

  • Chuyên đề 5: Comparison – So sánh

1) Equal Comparison: So sánh ngang bằng

2) Comparative: So sánh hơn

3) Superlative: So sánh nhất

4) Double Comparative: So sánh kép

  • Chuyên đề 6: Passive voice – Câu bị động
  • Chuyên đề 7: Reported speech – Câu gián tiếp
  • Chuyên đề 8: Subject & Verb agreement – Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
  • Chuyên đề 9: Subjunctive – Câu giả định

Part A: Conditional sentences – Câu điều kiện

1) Conditional sentences type 1: Câu điều kiện loại 1

2) Conditional sentences type 2: Câu điều kiện loại 2

3) Conditional sentences type 3: Câu điều kiện loại 3

Part B: WISH / IF ONLY – Câu điều ước 

4) Present wish: Ao ước ở hiện tại

5) Past wish: Ao ước ở quá khứ

6) Future wish: Ao ước ở tương lai

  • Chuyên đề 10: Inversions – Đảo ngữ
  • Chuyên đề 11: Word formation – Cấu tạo câu
  • Chuyên đề 12: Collocations – Sự kết hợp từ
  • Chuyên đề 13: Clauses – Mệnh đề

1) Adverbial clauses: Mệnh đề trạng ngữ

2) Relative clause: Mệnh đề quan hệ       

3) Nouns clause: mệnh đề danh ngữ

  • Chuyên đề 14: Phonetics – Ngữ âm
  • Chuyên đề 15: Reading – Đọc hiểu

Tham khảo chi tiết Ngữ pháp tiếng Anh ôn thi THPT Quốc gia tại bài viết:

Tổng hợp Ngữ pháp tiếng Anh trọng tâm trong kỳ thi THPT Quốc gia

II. MỘT SỐ LƯU Ý KHI ÔN LUYỆN KIẾN THỨC TIẾNG ANH THI THPT QUỐC GIA

Để đảm bảo được kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia đạt tiêu chuẩn cao, BUTBI lưu ý, học sinh cần bám sát chuẩn kiến thức THPT và tập trung phần lớn thời gian vào chương trình lớp 12. Chú ý ôn luyện từ cơ bản đến nâng cao theo từng chuyên đề, topic. Cụ thể như sau:

– Kiến thức ngôn ngữ, phần động từ (verbs), lưu ý:

Các thì của động từ và sự hòa hợp giữa các thì (tenses and sequence of tenses): Học sinh cần phải chú ý vào ý nghĩa đặc biệt của từng thì. Ví dụ như cách sử dụng của thì  hiện tại đơn hoặc thì hiện tại tiếp diễn để diễn đạt hành động ở tương lai hay là cách sử dụng của động từ trong mệnh đề thời gian khi ám chỉ về tương lai …

– Dạng bị động (Passive Voice): Ngoài những dạng bị động cơ bản tương ứng với những thì ở câu chủ động, cần lưu ý các loại hình bị động đặc biệt như: Bị động vô nhân xưng, bị động nguyên thể, dạng câu cầu khiến bị động( have something done), bị động dùng sau giới từ ( pre+ being + PII), bị động dạng mệnh lệnh,…

– Danh động từ và động từ nguyên thể (Gerund and infinitive): Cần ghi nhớ những (cụm) động từ/ một số thành ngữ/ giới từ luôn ghép sau bởi V-ing; một số động từ khác/ một số tính từ đi sau với V/ to V…

– Hiện tại phân từ và quá khứ phân từ (present participle and past participle): Phân biệt hiện tại phân từ và quá khứ phân từ.

– Ôn tập và nắm vững sự hòa hợp giữa chủ ngữ với động từ (subject – verb agreement): Thông thường, chủ ngữ số ít thì động từ cũng chia dạng số ít, chủ ngữ số nhiều thì động từ cũng chia dạng số nhiều; tuy nhiên chủ ngữ ở trong tiếng Anh không phải lúc nào cũng dễ xác định theo số ít hoặc số nhiều vì vậy khi xác định thành phần chủ ngữ, cần phải lưu ý những trường hợp đặc biệt.

– Nắm vững được cách sử dụng một số động từ có hai hoặc ba từ đã học ở trong chương trình (phrasal verbs).

– Về Modal verbs, học sinh cần: Nắm được dạng và cách sử dụng của các Modal verbs: must, should, can, may,… biểu đạt những suy đoán cho hiện tại; phàn nàn, than phiền hoặc suy đoán về một việc trong quá khứ.

– Danh từ (Nouns), lưu ý: Danh từ đếm được (số ít, số nhiều) và không đếm được; ngữ cảnh cho danh từ; một số cách hình thành danh từ bằng cách cho thêm các hậu tố: -tion, – ment, -er, the + tính từ…

– Tính từ (Adjectives), lưu ý: Vị trí của tính từ ở trong câu, trật từ các tính từ ở trong câu (khi câu có nhiều tính từ đi liền với nhau), so sánh tính từ và những trường hợp đặc biệt.

– Trạng từ (Adverbs): Vị trí của trạng từ ở trong câu; so sánh trạng từ và những trường hợp đặc biệt.

– Đại từ (Pronouns): Cách dùng của những đại từ quan hệ (Relative pronouns): who, that, which… và những trường hợp đặc biệt (Ví dụ: những trường hợp không sử dụng đại từ quan hệ “that”, khi nào thì bắt buộc dùng “that”…).

– Quán từ (Articles): Sử dụng các quán từ: the, a, an và khi không dùng quán từ.

– Giới từ (Prepositions): Cách sử dụng các giới từ: Giới từ chỉ thời gian, chỉ vị trí, phương hướng, mục đích,…

– Ngữ âm: Sự khác biệt giữa các nguyên âm và (hoặc) phụ âm gần kề; Cách phát âm âm cuối “-s/es” “–ed”; Trọng âm trong từ đa âm tiết.

– Về phần câu và mệnh đề, thí sinh cần tập trung vào các loại câu đơn cơ bản với những dạng tường thuật, phủ định và nghi vấn, trật tự từ trong những loại câu; cách sử dụng những câu ghép, câu phức với cách dùng những liên từ, đại từ quan hệ đã được học;

– Cách sử dụng những câu điều kiện loại I, II và III và những trường hợp đặc biệt (Ví dụ: đảo ngữ của câu điều kiện, câu điều kiện hỗn hợp…); câu hỏi trực tiếp, gián tiếp và những trường hợp đặc biệt ( gián tiếp dạng khuyên nhủ, đề nghị, mệnh lệnh…);

Nắm được một vài dạng câu giả định; dạng đảo ngữ để nhấn mạnh…

– Về kỹ năng đọc hiểu: Đọc hiểu nội dung chính và nội dung chi tiết các văn bản có độ dài tầm khoảng 300 từ về những chủ điểm đã học trong chương trình, chủ yếu là trong chương trình lớp 12.

– Phần viết cần lưu ý 3 nội dung: Viết chuyển đổi câu sử dụng những cấu trúc câu đã học; viết nối câu, ghép câu và xác định lỗi sai ở trong câu liên quan đến kỹ năng viết.

Trên đây là toàn bộ Kiến thức Tiếng Anh thi THPT Quốc gia, bao gồm chi tiết Từ vựng và Ngữ pháp, cấu trúc tiếng Anh có trong đề thi tốt nghiệp THPT, đề thi Đại học. Trước khi sang tới bước luyện đề, các bạn thí sinh hãy học thật chắc những kiến thức nêu trên nhé!