Soạn bài Rừng Xà Nu | Ngữ văn 12

0

Soạn bài Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành đầy đủ, chi tiết. Hướng dẫn soạn bài “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành dưới đây giúp các em học sinh cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng rừng xà nu trong cuộc sống đau thương nhưng kiên cường, bất khuất và anh dũng cùng câu chuyện bi tráng về cuộc đời người anh hùng Tnú và trả lời chi tiết các câu hỏi trong SGK Ngữ Văn 12.

Soạn bài Rừng Xà Nu | Ngữ văn 12
Soạn bài Rừng Xà Nu | Ngữ văn 12

Tham khảo thêm:

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

I, Soạn bài Rừng xà nu phần tác giả Nguyễn Trung Thành

– Nguyễn Trung Thành sinh năm 1932 tên khai sinh của ông là Nguyễn Văn Báu, ngoài ra ông còn bút danh khác là Nguyên Ngọc.

– Sinh ra ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

– Năm 1950, ông tham gia vào bộ đội và sau đó làm phóng viên cho báo Quân đội nhân dân Liên khu V. Những năm tháng hoạt động và lăn lội trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Liên khu V đã giúp ông có thêm những hiểu biết sâu sắc về Tây Nguyên.

– Sau 1954, ông đóng góp nhiều sáng tác phục vụ cho công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc.

– Năm 1962, ông xung phong tình nguyện trở về chiến trường miền Nam, hoạt động chủ yếu ở Quảng Nam và Tây Nguyên.

– Nguyễn Trung Thành từng giữ chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam  và là Tổng biên tập báo Văn nghệ.

– Một số tác phẩm nổi bật trong sự nghiệp của ông:

  • Đất nước đứng lên ( đây là tiểu thuyết đầu tay của ông và được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1954 -1955)
  • Rẻo cao (tập truyện, viết năm 1961)
  • Trên quê hương những anh hùng hiện ngọc (tập truyện và kí, viết năm 1969)
  • Đất Quảng (tiểu thuyết, viết năm 1971 – 1974)

II, Soạn bài Rừng xà nu phần nội dung tác phẩm

1, Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Rừng xà nu

– Tác phẩm được viết năm 1965 và được in lần đầu tiên số trên số 2/1965 trong Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền Trung Trung Bộ.

– Sau đó lại được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng điện ngọc”.

– Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng, tiêu biểu nhất của Nguyễn Trung Thành trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

2,  Bố cục của bài

Gồm 3 phần:

  •  Phần 1. Từ đầu đến đoạn  “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa….đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”: Hình ảnh rừng xà nu hùng vĩ – biểu tượng của dân làng Xô Man.
  • Phần 2. Tiếp theo đến đoạn “Hà hà… được!”: Người anh hùng Tnú sau ba năm đi lực lượng trở về thăm làng.
  • Phần 3. Đoạn còn lại: Cụ Mết kể lại cuộc đời bi tráng anh dũng của Tnú và cuộc đấu tranh quyết liệt của dân làng Xô Man.

3, Giá trị nội dung truyện ngắn Rừng xà nu

Tác phẩm đã tái hiện lên một bức tranh sinh động giúp người đọc hình dung ra một thời kỳ lịch sử đau thương mà anh dũng bất khuất của dân tộc. Thông qua câu chuyện về những con người ở bản làng xa xôi, hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, rộng lớn bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại đó là: để giành được độc lập, để cho sự sống của nhân dân của đất nước mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí để chống lại kẻ thù tàn ác, đấu tranh vũ trang và sự đoàn  kết dân tộc là con đường tất yếu và duy nhất để chiến thắng kẻ thù.

4, Giá trị nghệ thuật truyện ngắn Rừng xà nu

  • Câu chuyện được kể theo hình thức truyện lồng truyện vô cùng độc đáo, truyện của một đời người của anh hùng Tnú lại được kể trong một đêm qua lời kể hấp dẫn của cụ Mết
  • Xây dựng được không khí sử thi hào hùng, tráng lệ với lối kể khan của cụ Mết đã tạo nên sự gắn kết liền mạch giữa quá khứ, hiện tại và truyền thuyết.
  • Xây dựng được những hình tượng độc đáo mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, đó là hình tượng của cây xà nu vững chãi kiên cường; hình tượng những thế hệ xà nu – những thế hệ của dân làng Xô Man, của mảnh đất Tây Nguyên cằn cỗi đầy tình người; hình tượng người anh hùng Tnú.
  • Ngôn ngữ đặc sắc, mộc mạc, giản dị, mang đậm chất Tây Nguyên

III, Hướng dẫn luyện tập

Câu số 1 (trang 48 SGK ngữ văn 12 tập 2)

Câu a. Nhan đề “Rừng xà nu” là hình tượng trung tâm của truyện ngắn.

– Ý nghĩa tả thực: đây là loài cây xuất hiện nhiều ở vùng đất Tây Nguyên, cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống thường ngày của người dân nơi đây (gỗ xà nu làm củi, khói xà nu xông làm bảng nứa đen, nhựa xà nu làm đuốc để thắp sáng).

– Ý nghĩa biểu tượng: Rừng xà nu như một nhân vật của tác phẩm, Rừng xà nu như một chứng nhân lịch sử đã chứng kiến những sự kiện có ý nghĩa vô cùng trọng đại của dân làng Xô Man; Rừng xà nu tượng trưng cho phẩm chất tốt đep của con người Tây Nguyên.

Câu b.

– Xà nu đau thương cũng giống như con người Tây Nguyên cũng phải chịu nhiều đau thương, thể hiện qua hình ảnh: “Hàng vạn cây xà nu không có cây nào không bị thương… trận bão”.

– Sức sống vô cùng mãnh liệt của cây xà nu: “Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt…”

Câu c.

– Ngợi ca sức sống mãnh liệt, bất diệt không gì có thể phá hủy, tiêu diệt được cây xà nu. 

– Tin tưởng và khẳng định sự trường tồn của nhân dân, của đất nước.

Câu số 2 (trang 49 SGK ngữ văn 12 tập 2)

Câu a, Người anh hùng được cụ Mết kể đó là: Tnú. Người anh hùng ấy với những phẩm chất, tính cách:

  • Gan dạ, dũng cảm, kiên cường, trung thực (ngay từ khi còn nhỏ đã cùng Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết).
  • Một lòng trung thành với Đảng, với cách mạng được bộc lộ qua những lần anh bị giặc bắt, tra tấn dã man nhưng anh vẫn gan góc không nói ra một lời. 

– Số phận bi thương: chứng kiến vợ con chết mà không cứu được, bản thân bị bắt, bị tra tấn một cách dã man (bị đốt mười ngón tay).

– Kiên cường, gan cường đứng dậy cầm vũ khí để tiêu diệt kẻ thù.

– Anh hùng Tnú may mắn hơn thế hệ đàn anh mình như anh hùng Núp và A Phủ thể hiện ở việc:

  • Không phải sống kiếp tù đày cam chịu.
  • Được giác ngộ lí tưởng cách mạng ngay từ khi còn nhỏ.

b, Câu chuyện bi tráng về cuộc đời người anh hùng Tnú:Tnú không cứu được vợ con”- cụ Mết nhắc đi nhắc lại tới bốn lần để nhấn mạnh sự đau thương mất mát.

  • Khi chưa cầm vũ khí đứng lên chiến đấu, thì ngay cả những người thân yêu Tnú không giữ được.
  • Cụ Mết khẳng định rằng đấu tranh cần có vũ khí, đó là con đường duy nhất có thể bảo vệ được những điều thân yêu, thiêng liêng.

– Chân lí cách mạng được đúc rút từ chính thực tế xương máu của dân tộc, những chân lí này phải được ghi nhớ và truyền dạy cho thế hệ sau

c, Câu chuyện của Tnú với dân làng Xô man đã nói lên chân lí lớn của thời đại đó là: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, phải đứng lên chống lại mọi kẻ thù xâm lược, kể cả phải cầm vũ khí, phải hi sinh tính mạng.

d, Vai trò của nhân vật

– Cụ Mết, Mai, Dít và bé Heng là sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật lên tinh thần bất khuất của dân làng Xô Man nói riêng và của Tây Nguyên nói chung.

– Mai, Dít là những người ở thế hệ hiện tại, trong Dít có Mai của thời trước, vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.

– Bé Heng là thế hệ tiếp nối, tiếp tục kế tục cha anh, để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.

– Cuộc chiến tàn khốc cần đòi hỏi mỗi người Việt phải có sức sống mạnh mẽ.

Câu số 3 (trang 49 SGK ngữ văn 12 tập 2)

– Thời thơ ấu của anh hùng Tnú được thể hiện qua hình ảnh: khói xà nu dùng để hun tấm bảng đen để học chữ, nhựa xà nu thì làm đuốc để thắp sáng…

– Khi trưởng thành:

  • Xà nu đã chứng kiến những biến cố đầy đau đớn, những bài học xương máu (nhựa xà nu đã đốt cháy mười đầu ngón tay Tnú, chứng kiến cảnh Tnú không cứu được vợ con).
  • Rừng xà nu cùng dân làng Xô Man chào đón người anh hùng Tnú trở về sau mấy năm đi lực lượng chiến đấu (đuốc xà nu soi sáng đêm anh đoàn tụ với buôn làng ở nhà cụ Mết).

⇒ Xà nu và Tnú luôn được miêu tả đối chiếu để làm nổi bật lẫn nhau, Tnú như một cây xà nu đã trưởng thành mạnh mẽ, gan góc và đầy sức sống. Sức sống mạnh mẽ của xà nu cũng là phẩm chất bất khuất, kiên cường anh hùng của Tnú.

Câu số 4 (trang 49 SGK ngữ văn 12 tập 2)

* Nét đặc sắc nghệ thuật của truyện:

– Mang đậm đà chất sử thi hùng tráng, hào hùng. Chất sử thi ấy toát lên ngay từ nhan đề, xuyên suốt cốt truyện và qua nhân vật, hình ảnh thiên nhiên, giọng điệu:

  • Đề tài gắn với lịch sử: cuộc đấu tranh anh dũng của dân làng Xô Man chống bọn Mỹ Diệm.
  • Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, mĩ lệ, hoành tráng của rừng xà nu làm nền cho bức tranh về cuộc đấu tranh chống giặc của nhân dân ta.
  • Các nhân vật tiêu biểu trong truyện được miêu tả trong bối cảnh trang nghiêm, hùng vĩ,  mang đậm chất Tây Nguyên với phẩm chất của người anh hùng thời đại.

– Kết cấu vòng tròn: Mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh của rừng xà nu, cùng với sự trở về của người anh hùng Tnú sau ba năm xa cách.

– Cách trần thuật: giọng kể chuyện trang trọng của cụ Mết bên bếp lửa, như truyền cho con cháu ta phải biết những trang sử bi thương hào hùng và người anh hùng của dân tộc.

– Ngôn ngữ mộc mạc, chân thật,  giọng điệu đậm chất sử thi, hùng tráng.

IV, Luyện tập

Bài số 1 (trang 49 SGK ngữ văn 12 tập 2)

Tìm và đọc trọn vẹn tác phẩm.

Bài số 2 (trang 49 SGK ngữ văn 12 tập 2)

Đôi bàn tay của người anh hùng Tnú mang nhiều ý nghĩa:

– Đôi bàn tay kiên trung, trung thành với cách mạng.

– Đôi bàn tay đã phải chịu nhiều những đau thương, ghi lại những chứng tích, tội ác mà kẻ thù gây ra.

– Đôi bàn tay của nghĩa tình, của trụ cột trong gia đình.

– Chính đôi bàn tay đầy thương tích ấy đã đứng lên cầm vũ khí chiến đấu chống lại kẻ thù, đôi bàn tay ấy đã thể hiện dũng khí, tinh thần kiên cường, bất khuất của cách mạng.

⇒ Đôi bàn tay của Tnú mang ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh của cộng đồng, sức mạnh của người anh hùng Tây Nguyên, đó là đôi bàn tay chất chứa ý chí, sức mạnh vượt qua kẻ thù.

Chúng tôi đã tổng hợp một số tài liệu, văn mẫu, đề bài tập học tốt môn Văn THPT, các bạn có thể tải về miễn phí TẠI ĐÂY! Butbi chúc các em có bước soạn bài ở nhà thật tốt để thuận lợi hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng của thầy cô trên lớp.