Điểm chuẩn đánh giá năng lực 2022 Đại học Quốc Gia TP.HCM

0

Điểm chuẩn của ngành học là thang đánh giá để các thí sinh tự đánh giá bản thân và nỗ lực để có thể trúng tuyển vào ngôi trường đại học  mơ ước. Trong bài viết này, BUTBI đã tổng hợp Điểm chuẩn đánh giá năng lực 2022 Đại học Quốc Gia TP.HCM để gửi tới các bạn. 

Tham khảo thêm:

 

GIẢI PHÁP ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HCM

banner-inpost-hcmlive-2k6

Điểm chuẩn đánh giá năng lực 2022 Đại học Quốc Gia TP.HCM 

Đến nay, đã có hơn 80 trường đại học, cao đẳng đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh (ĐHQG TPHCM) tổ chức.

Điểm chuẩn các trường, khoa thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM 2022

Tất cả trường, khoa thuộc ĐHQG TP.HCM đã công bố điểm chuẩn cho phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, phần lớn đều có sự tăng nhẹ so với năm ngoái.

Trường Đại học Bách khoa TP.HCM

Đại học Bách khoa TP.HCM công bố với 9 ngành có điểm chuẩn > 900 ( theo thang điểm 1.200).

Khoa học máy tính là ngành có điểm cao nhất 974 điểm, tiếp đó là ngành Khoa học máy tính (chất lượng cao) 972 điểm, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng (chất lượng cao) là 953 điểm, ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp (đại trà) 945 điểm.

So với năm ngoái, mức điểm chuẩn của Đại học Bách khoa TP.HCM tăng mạnh.

⇒ Xem điểm chuẩn Đại học Bách khoa TP.HCM

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM

Điểm trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi ĐGNL của Đại học Khoa học Tự nhiên tăng nhẹ so với năm 2021. Điểm chuẩn từ 610 tới 977 điểm. 

Một số ngành có điểm chuẩn cao nhất gồm có: 

  • Khoa học máy tính (tiên tiến): 977 điểm; 
  • Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin: 930 điểm; 
  • Khoa học dữ liệu: 910 điểm; 
  • Công nghệ thông tin (chất lượng cao): 870 điểm; 
  • Công nghệ sinh học: 850 điểm; 
  • Hoá học: 811 điểm.

⇒ Xem điểm chuẩn: ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM

Đại học Công nghệ Thông tin

Tại ĐH Công nghệ Thông tin, nhiều ngành có mức điểm chuẩn tăng nhẹ so với năm 2021. Ngành có điểm chuẩn cao nhất là Khoa học máy tính (hướng Trí tuệ nhân tạo) với 950 điểm, ngành Khoa học máy tính (đại trà) với 920 điểm. Năm ngoái, điểm chuẩn của hai ngành này lần lượt là 900 điểm và 870 điểm.

⇒ Xem điểm chuẩn: Đại học Công nghệ Thông tin

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM

Tại trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, mức điểm chuẩn xét tuyển theo phương thức này dao động trong khoảng 601 đến 905. Những ngành học có điểm chuẩn cao nhất gồm: 

  • Truyền thông đa phương tiện: 905 điểm
  • Ngôn ngữ Anh (hệ chuẩn, hệ chất lượng cao): 880 điểm 
  • Quan hệ Quốc tế (hệ chất lượng cao): 865 điểm 
  • Tâm lý học: 865 điểm  
  • Quan hệ quốc tế (hệ chuẩn): 860 điểm  
  • Báo chí (hệ chất lượng cao): 835 điểm  
  • Báo chí (hệ chuẩn): 830 điểm 

⇒ Xem điểm chuẩn: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM

Trường Đại học Kinh tế – Luật

13 chương trình đào tạo của trường Đại học Kinh tế – Luật có điểm trúng tuyển chuẩn năm 2022 từ 900 điểm, cao nhất là ngành Kinh doanh quốc tế với 931 điểm.

Một số ngành học mới hệ chất lượng cao bằng tiếng Anh của Đại học Kinh tế – Luật cũng có điểm trúng tuyển cao: 

  • Kinh tế đối ngoại: 920 điểm 
  • Marketing: 918 điểm
  • Thương mại điện tử: 850 điểm 
  • Toán ứng dụng trong kinh tế, quản trị và tài chính: 766 điểm 
  • Luật Dân sự: 702điểm 

⇒ Xem điểm chuẩn: Đại học Kinh tế – Luật

Đại học Quốc tế

Đại học Quốc tế công bố mức điểm chuẩn phương thức xét tuyển theo điểm ĐGNL từ 600 đến 870 điểm. Trong đó, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là ngành có điểm chuẩn cao nhất là 870 điểm, tiếp đó là ngành Quản trị kinh doanh với 860 điểm và Ngôn ngữ Anh là 860 điểm.

⇒ Xem điểm chuẩn: Đại học Quốc tế

Khoa Y

Khoa Y (ĐHQG TP.HCM) công bố điểm chuẩn ĐGNL: 

  • Y khoa (chất lượng cao): 966 điểm; 
  • Dược học (chất lượng cao): 971 điểm; 
  • Răng hàm mặt (chất lượng cao): 979 điểm. 

Năm 2022, khoa Y có tổng cộng 330 chỉ tiêu ở 3 ngành trên.

Trường Đại học An Giang

Trường Đại học An Giang cũng công bố điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực. Có 23 ngành đều lấy mức 600 điểm.

Điểm chuẩn các trường đại học/cao đẳng ngoài Đại học Quốc gia TP.HCM 2022

1 Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu 600 – 750
2 Trường Đại học Bạc Liêu 500
3 Trường Đại học Bình Dương 500
4 Trường Đại học Buôn Mê Thuột 500 – 700
5 Trường Đại học Công nghệ Miền Đông 600 – 650
6 Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn 600 – 700
7 Trường Đại học Công nghệ TP.HCM 650 – 800
8 Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 600 – 750
9 Trường Đại học Đà Lạt 15 – 20 (Theo thang điểm 30)
10 Trường Đại học Đồng Tháp 615 – 701
11 Trường Đại học Gia Định 600 – 700
12 Trường Đại học Giao thông vận tải – TP.HCM 650 – 890
13 Trường Đại học Hoa Sen 600
14 Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM 500
15 Trường Đại học Kiên Giang 550 – 710
16 Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An 550 – 650
17 Trường Đại học Kinh tế – Tài Chính TP.HCM 600
18 Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ 600 – 738
19 Trường Đại học Khánh Hòa 450 – 670
20 Trường Đại học Lạc Hồng 600
21 Trường Đại học Nam Cần Thơ 620 – 700
22 Trường Đại học Nha Trang 600 – 725
23 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 550 – 650
24 Trường Đại học Phạm Văn Đồng
25 Trường Đại học Phan Châu Trinh 500 – 650
26 Trường Đại học Phan Thiết 500 – 550
27 Trường Đại học Phú Yên
28 Trường Đại học Quang Trung
29 Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM 650 – 800
30 Trường Đại học Quốc tế Miền Đông 600
31 Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn 600 – 870
32 Trường Đại học Quy Nhơn
33 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
34 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
35 Trường Đại học Tài chính – Marketing 723 – 876
36 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
37 Trường Đại học Tân Tạo
38 Trường Đại học Tây Đô 500 – 600
39 Trường Đại học Tây Nguyên 600 – 850
40 Trường Đại học Tiền Giang 600 – 720
41 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 650 – 870
42 Trường Đại học Thái Bình Dương 550
43 Trường Đại học Thủ Dầu Một 550 – 800
44 Trường Đại học Trà Vinh 400 – 800
45 Trường Đại học Văn Lang  —
46 Trường Đại học Yersin Đà Lạt 600
47 Trường Đại học Xây dựng Miền Trung 600
48 Trường Cao đẳng Miền Nam  —
49 Trường Cao đẳng Sài Gòn Gia Định  —
50 Trường Cao đẳng Viễn Đông  —
51 Các trường thực thuộc Đại học Đà Nẵng  —
Đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng 720 – 839
Đại học bách khoa Đà Nẵng 606 – 951
Đại học sư phạm Đà Nẵng 600 – 700
Đại học Kinh tế Đà Nẵng 800 – 900
Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh
– Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng

– Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Hàn

 —
52 Đại học kiến trúc TPHCM 17,22 – 21,94 (Thang điểm 30)

Trong năm 2023, điểm của bài thi ĐGNL ĐHQG TP.HCM (APT) đã có thể quy đổi sang điểm của kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội (HSA) theo công thức: HSA = 0,1103 x APT (0,1103 là hệ số). Đây vừa là cơ hội để các đơn vị giáo dục thu hút sinh viên cũng như tăng thêm cơ hội, giảm áp lực thi cử và chi phí cho thí sinh.

 

Trên đây là bài viết chi tiết về Điểm chuẩn đánh giá năng lực 2022 Đại học Quốc Gia TP.HCM. Dự kiến trong những năm tiếp theo, danh sách các đơn vị sử dụng bài thi này sẽ còn tiếp tục mở rộng và có nhiều sự thay đổi.

TÌM HIỂU GIẢI PHÁP PAT (VNU-HCM)

GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN CHO KỲ THI ĐGNL ĐH QUỐC GIA TP.HCM 2023

  • Lộ trình đạt 900+ điểm rõ ràng
  • Chương trình học trực tuyến DUY NHẤT được chứng nhận hợp chuẩn với CTGDPT2018
  • Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu trên 15 năm kinh nghiệm
  • Chuyên gia tư vấn, hỗ trợ và đôn đốc học tập 24/7
  • Hoàn tiền 100% nếu học viên không đạt 850+ trở lên
  • 100 học bổng cho 100 học viên đạt điểm thi cao nhất