Đề cương ôn thi học kì 1 ngữ văn lớp 10 Cánh diều do HOCMAI biên soạn là tài liệu giúp các em học sinh ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm phần Văn học, Phần thực hành tiếng việt, Phần tập làm văn giúp các em ôn tập lại lý thuyết và luyện tập qua đề thi để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em học sinh tham khảo đề cương chi tiết.
I. PHẦN VĂN HỌC – ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 NGỮ VĂN LỚP 10 CÁNH DIỀU
1. Thần thoại và sử thi
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung |
Nghệ thuật |
Hê-ra-clét đi tìm táo vàng | Tác giả dân gian | Thần thoại Hy Lạp | Văn bản “Hê-ra-clét đi tìm táo vàng” kể về cuộc hành trình đi tìm táo vàng của người anh hùng Hê-ra-clét theo mệnh lệnh của vua Ơ-ri-xtê. Trải qua biết bao nhiêu khó khăn và vất vả Hê-ra-clét nhanh trí, tương kế tựu kế để thoát khỏi cái bẫy của thần Át-lát và mang được táo vàng trở về. | – Nghệ thuật phóng đại, tưởng tượng
– Vẻ đẹp lãng mạn, cổ đại, thể hiện được mơ ước, khát vọng của nhân dân về người anh hùng. |
Chiến thắng Mtao Mxây | Tác giả dân gian | Sử thi Đăm Săn | Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” thuật lại cuộc chiến đấu đầy khốc liệt giữa tù trưởng Đăm Săn và tù trưởng Mtao Mxây khi vợ Hơ Nhị của Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt đi. | – Ngôn ngữ của người kể linh hoạt biến hóa, hướng tới nhiều đối tượng;
– Ngôn ngữ đối thoại được khai thác nhiều góc độ. Ngôn ngữ trang trọng, kết hợp với ngôn ngữ kể, tả của người dẫn truyện và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, ngôn ngữ giàu tính âm thanh và hình ảnh. – Nghệ thuật kể xem lẫn tả – Các biện pháp nghệ thuật: So sánh, phóng đại, cường điệu, đối lập |
Thần trụ trời | Tác giả dân gian | Thần thoại suy nguyên | Sự lý giải của con người dựa vào yếu tố tâm linh, thần kỳ để giải mã các hiện tượng xung quanh cuộc sống. | Sử dụng thành công yếu tố kì ảo hoang đường. |
Ra – ma buộc tội
|
Tác giả dân gian | Sử thi Ra-ma-ya-na | Đoạn trích cho thấy được quan niệm của người ấn Độ cổ đại về người anh hùng, về bậc quân vương mẫu mực và về người phụ nữ lý tưởng trong xã hội. | – Ngôn ngữ: phong phú, trang trọng, biểu cảm.
– Xây dựng nhân vật lý tưởng với tâm lý, hành động, tính cách, cử chỉ, ngôn ngữ – Xây dựng tình huống đầy mâu thuẫn và kịch tính – Giàu yếu tố sử thi |
2. Thơ Đường luật
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung |
Nghệ thuật |
Cảm xúc mùa thu | Đỗ Phủ | Thất ngôn bát cú đường luật. | Bài thơ vẽ nên một bức tranh của mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của vùng núi rừng và sông nước Quỳ Châu. Đồng thời, bài thơ còn là bức tranh tâm trạng buồn lo của tác giả trong hoàn cảnh loạn ly: Nỗi lo cho đất nước, nỗi nhớ về quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của chính mình. | – Tứ thơ trầm lắng, u uất
– Lời thơ buồn, đầy tâm trạng, câu chữ tinh luyện – Bút pháp đối lập, tả cảnh ngụ tình – Ngôn ngữ ước lệ mang nhiều tầng ý nghĩa. |
Tự tình II | Hồ Xuân Hương | Thất ngôn bát cú Đường luật. | Bài thơ nói lên bi kịch về gia đình, tình yêu của người phụ nữ xã hội phong kiến xưa; cho thấy khát vọng được sống, khát vọng được hạnh phúc của Hồ Xuân Hương nói riêng và tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. | – Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị.
– Hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc. – Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc,… |
Câu cá mùa thu | Nguyễn Khuyến | Thất ngôn bát cú Đường luật | Bài thơ là một bức tranh đẹp về mùa thu tại làng quê Việt Nam, một không gian trời thu trong trẻo, thanh sạch và yên bình với những hình ảnh, đường nét xinh xẻo. Trong bài thơ còn xuất hiện lên hình ảnh nhân vật trữ tình với đầy tâm sự. | – Cách gieo vần đặc biệt: Vần “eo” (tử vận) khó làm, được Nguyễn Khuyến sử dụng một cách thần tình, độc đáo, góp phần diễn tả nên một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.
– Lấy động để tả tĩnh – nghệ thuật thơ cổ phương Đông. – Vận dụng tài tình nghệ thuật đối. |
3. Kịch bản chèo và tuồng
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung |
Nghệ thuật |
Xúy Vân giả dại | Trích chèo Kim Nhan | Chèo | Thể hiện khát vọng muốn được hạnh phúc của Xúy Vân là chính đáng nhưng không thực hiện được ở trong chế độ phong kiến gia trưởng. | – Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý phức tạp nhân vật Thúy Vân
– Nghệ thuật diễn tả: tác giả đan xen những lời thật, lời điên thể hiện sự mâu thuẫn trong tâm trạng. – Sử dụng các làn điệu hát và nói khác nhau để thể hiện sự thay đổi trong tâm lý, tâm trạng nhân vật. |
Mắc mưu Thị Hến | Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến | Tuồng hài | – Lên án và tạo tiếng cười sâu sắc, chua cay ở trong tác phẩm.
– Đưa ra bài học còn có ý nghĩa đến ngày nay, cảnh tỉnh con người không nên mê muội, tham lam, sa đọa vào những thói hư tật xấu. – Thể hiện sự lên án, phê phán và cười chê với những thói dung tục, xấu xa, đam mê tửu sắc của con người. |
– Nghệ thuật xây dựng nên tuyến nhân vật cùng với tính cách đa dạng thể hiện được mọi góc nhìn về xã hội đương thời
– Tình huống tuồng đắt giá giúp cho những nhân vật bộc lộ hết bản chất Nhiều nhân vật, diễn tích ở trong vở trở thành những thành ngữ thông dụng trong dân gian. |
Thị Mầu lên chùa | Trích chèo Quan Âm Thị Kính | Chèo | – Thể hiện được cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để bày tỏ và thể hiện bản thân, Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của những người phụ nữ xưa.
– Đồng thời khẳng định được phẩm chất liêm chính của Tiểu Kính |
– Ngôn ngữ, hành động và lời thoại thể hiện đặc sắc trong vở chèo
– Những câu hát tập trung thể hiện được tính cách nhân vật |
4. Văn bản thông tin
Văn bản |
Tác giả | Thể loại | Nội dung |
Nghệ thuật |
Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam | Trần Quốc Vượng | Văn bản thông tin | – Ca ngợi nền văn hóa, nét đẹp lâu đời của Hà Nội
– Giới thiệu về sự hình thành và nếp sống thanh lịch của con người Hà Nội |
– Các biện pháp tu từ được dùng linh hoạt, sáng tạo.
– Giọng văn nhẹ nhàng và sâu sắc. – Sử dụng sáng tạo kết hợp cùng các phương thức biểu đạt để phân tích đánh giá văn bản. |
Lễ hội Đền Hùng | Trích từ báo Lao Động | Bản tin | – Giới thiệu Lễ Hội đền Hùng
– Giới thiệu Khu di tích đền Hùng – Nêu thông tin cần biết khi tới khu di tích đền Hùng |
– Hình ảnh sinh động và chân thực
– Ngôn ngữ thực tế, rõ ràng |
Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận | Đào Bình Trịnh | Văn bản thông tin | Ca ngợi văn lễ hội Ka-tê của người Chăm, một nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của họ. | – Thông tin được trình bày rất rõ ràng và cụ thể.
– Ngôn từ phổ thông dễ hiểu, mạch lạc |
II. PHẦN THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 NGỮ VĂN LỚP 10 CÁNH DIỀU
1. Sửa lỗi dùng từ
a) Lỗi lặp từ
– Trường hợp một từ hoặc một cụm từ được dùng nhiều lần ở trong một câu, một đoạn khiến câu, đoạn văn đó trở nên nặng nề, rườm rà được xem là lỗi lặp từ.
– Cần phân biệt giữa lỗi lặp từ và phép lặp trong liên kết câu và lặp tu từ (điệp ngữ) mà bạn đã học. Lỗi lặp từ chỉ thể hiện sự thiếu cẩn thận, sự vụng về trong việc sử dụng ngôn ngữ.
– Cách sửa lỗi lặp từ là bỏ từ ngữ bị lặp hoặc thay thế bằng đại từ hay những từ đồng nghĩa.
b) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
– Hiện tượng mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa bắt nguồn từ việc người viết không hiểu đúng nghĩa của từ ngữ mình sử dụng, nhất là các từ Hán Việt, thành ngữ, thuật ngữ khoa học.
– Cách sửa: Tra từ điển Hán Việt, từ điển tiếng Việt, từ điển thuật ngữ chuyên ngành có uy tín.
c) Lỗi trật tự từ
– Nhiều cụm từ, câu trong tiếng Việt chỉ khác nhau bởi trật tự sắp xếp giữa các từ, đôi khi do người viết đảo trật tự từ mà khiến cho từ ngữ trong ngữ cảnh trở nên sai nghĩa.
– Cách sửa: Nắm vững được quy tắc ngữ pháp, hiểu được mục đích giao tiếp, cần phải thường xuyên luyện tập tiếng Việt.
2. Cách sử dụng những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản.
– Những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ ở trong văn bản: Trích dẫn, chú thích các số liệu, hình ảnh hoặc sơ đồ,…
– Tác dụng của những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ:
- Giúp người đọc có thể tìm kiếm được các thông tin nhanh chóng và hiệu quả hơn
- Giúp độc giả xác định được mối quan hệ và vị trí của các luồng thông tin dễ dàng hơn để có thể hiểu được nội dung của văn bản.
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN – ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 NGỮ VĂN LỚP 10 CÁNH DIỀU
1. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
a) Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu về vấn đề xã hội cần bàn luận
b) Thân bài:
– Giới thiệu khái quát một số tấm gương tiêu biểu, rồi rút ra vẻ đẹp chung
– Giải thích những khái niệm liên quan
– Nêu những biểu hiện cụ thể
– Lý giải tầm quan trọng của vấn đề nghị luận
– Chứng minh: Nêu lên và phân tích các ví dụ ở trong cuộc sống và trong văn học
– Bình luận:
- Đề cao vai trò của vấn đề nghị luận
- Liên hệ và nêu lên phương hướng rèn luyện bản thân
c) Kết bài: Đánh giá khái quát và khẳng định lại vấn đề đã bàn luận.
2. Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
a) Mở bài: Dẫn dắt và nêu lên vấn đề của bài viết
b) Thân bài:
– Giải thích các khái niệm liên quan
– Giải thích những lí do để chúng ta từ bỏ thói quen hay quan niệm đó
– Dự đoán lập luận của những thói quen|quan niệm
– Nêu lên các biện pháp để từ bỏ thói quen|quan niệm
c) Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
IV. ĐỀ THI ÔN TẬP CUỐI HK1 NGỮ VĂN LỚP 10 CÁNH DIỀU
Dưới đây là 5 đề ôn thi học kì I ngữ văn 10 bộ sách Cánh Diều do HOCMAI tổng hợp gửi đến học sinh. Để sử dụng bộ tài liệu tốt nhất, các em hãy photo ra giấy để có thể thực hành trực tiếp nhé!
⇒ Tham khảo thêm:
- Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Toán
- Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Lý
- Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Hóa
- Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Sinh
- Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn Tiếng Anh
- Đề cương ôn thi HK1 lớp 10 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo
- Đề cương ôn thi HK1 lớp 10 môn Ngữ văn Kết nối tri thức
Trên đây là Đề cương ôn thi học kì 1 ngữ văn lớp 10 Cánh diều phần Văn học, phần Thực hành tiếng việt và phần Tập làm văn mà các em học sinh cần phải lưu ý. Hy vọng các em học sinh sẽ ôn tập thật kĩ và chuẩn bị thật tốt để tự tin trong kỳ thi HK1 sắp tới nhé!