Đề cương ôn thi học kì 1 ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức

0

Đề cương ôn thi học kì 1 ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức do HOCMAI biên soạn là tài liệu giúp cho các em học sinh ôn tập lại toàn bộ kiến thức. Tài liệu gồm các phần kiến thức trọng tâm các tác phẩm Văn học, Phần thực hành tiếng việt, Phần tập làm văn để các em chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em học sinh khối 10 tham khảo đề cương chi tiết.

de-cuong-thi-hoc-ki-1-ngu-van-lop-10-ket-noi-tri-thuc

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

I. PHẦN VĂN HỌC – ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 NGỮ VĂN LỚP 10 KẾT NỐI TRI THỨC

BÀI 1: SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ

Văn bản

Tác giả Thể loại Nội dung

Nghệ thuật

Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới Tác giả dân gian Việt Nam Thần thoại Việt Nam Truyện kể về vị thần đã có công tạo nên đất trời. – Kết cấu của truyện rõ ràng, dễ hiểu

– Thể hiện sự tưởng tượng của con người về những nhân vật hư cấu

– Các nhân vật là những vị thần của tự nhiên.

Tản Viên từ phán sự lục Nguyễn Dữ  Truyền kì Câu chuyện kể về hành động dũng cảm, dám đứng lên đối đầu với tên tướng giặc xấu xa của nhân vật Ngô Tử Văn. – Xây dựng cốt truyện kịch tính với cấu trúc chặt chẽ.

– Dẫn dắt câu chuyện khéo léo, lồng ghép nhiều chi tiết có thể gây ra sự chú ý, tăng độ thú vị, hấp dẫn.

– Sử dụng nhiều yếu tố mang tính kì ảo, nhưng vẫn có những nét chân thực.

Chữ người tử tù Nguyễn Tuân Truyện ngắn Câu chuyện kể về tình huống cho chữ đầy éo le giữa hai nhân vật có sự tương phản, đối lập với nhau là Huấn Cao và viên quản ngục. Từ tình huống đó, Nguyễn Tuân đã đem đến một thông điệp đầy nhân văn, sâu sắc về cái đẹp. – Tác phẩm đã thể hiện được sự tài năng, sáng tạo đầy tính độc đáo của tác giả trong việc dựng cảnh, khắc họa nhân vật và tạo không khí đầy  trang trọng, cổ kính. Tác giả cũng đã sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ mang đậm tính tạo hình trong bài để thể hiện rõ được giá trị nội dung.

– Tác giả đã xây dựng các nhân vật đầy khéo léo thông qua những tình huống truyện kịch tính, éo le.

– Khai thác triệt để bút pháp nghệ thuật lãng mạn, có tính tương phản cao để lý tưởng hóa về vẻ đẹp của nhân vật đến mức phi thường.

– Tác phẩm sử dụng ngôn ngữ mang tính tạo hình, gợi cảm nhưng vẫn mang sự cổ kính và trang trọng.

Tê-dê Edith Hamilton Thần thoại Hy Lạp Văn bản Tê-dê ca ngợi về sự dũng cảm, anh hùng của chàng A-ten khi dám tiêu diệt cái ác để đòi lại bình yên cho nhân dân – Truyện chứa yếu tố kì ảo

– Cốt truyện giàu kịch tính, có kết cấu chặt chẽ, logic.

– Cách dẫn truyện biến hóa, lôi cuốn, có cao trào, có thắt và mở nút.

– Nhân vật được xây dựng sắc sảo, rõ nét

BÀI 2: VẺ ĐẸP CỦA THƠ CA

Văn bản Tác giả Thể loại Nội dung

Nghệ thuật

Chùm thơ hai-cư Ba Sô

Chiyo

Issa

Thơ Hai-cư Ba bài thơ trong Chùm thơ hai-cư Nhật Bản đã thể hiện những rung cảm của con người nói chung và các tác giả nói riêng khi đứng trước cảnh vật của thiên nhiên. Qua đó, gửi gắm đến người đọc những thông điệp về cuộc đời. – Hình thức: ngắn gọn, gồm có 17 âm tiết, ngắt thành 3 đoạn, thường theo thứ tự là 5-7-5.
– Quý ngữ: là những từ ngữ chỉ mùa hoặc những hình ảnh tiêu biểu cho mùa (hoa mai, hoa đào, chim oanh, chim yến – chim quyên, tiếng ve, trăng, sương, tiếng dế,…).
– Ngôn ngữ: Chấm phá, gợi chứ không miêu tả, để nhiều khoảng trống cho độc giả tưởng tượng, đồng sáng tạo.
Thu hứng Đỗ Phủ Thơ Thất ngôn bát cú Đường luật Bức tranh phong cảnh về mùa thu, cùng với lòng yêu nước, thương dân của tác giả – Câu chữ tinh luyện, giọng thơ buồn, thấm đẫm tâm trạng. 

– Bút pháp đối lập, tả cảnh ngụ tình

– Ngôn ngữ ước lệ mang nhiều tầng ý nghĩa.

Mùa xuân chín Hàn Mặc Tử Thể thơ bảy chữ – Bài thơ thể hiện khung cảnh của mùa xuân tươi mới, đẹp đẽ, tràn đầy nhựa sống nơi nông thôn dân dã tại làng quê Việt Nam

– Thể hiện sự yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống của người thi nhân, gửi gắm niềm yêu thương và hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp, mùa xuân mang vị “chín” của lòng người.

– Ngôn từ mộc mạc, giản dị và dễ hiểu

– Hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc

– Giọng thơ tự nhiên, đầy thủ thỉ, tâm tình

Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư Chu Văn Sơn Văn bản Nghị luận – Văn bản đã thể hiện chi tiết những giá trị tiêu biểu và xuất sắc ở trong việc sử dụng ngôn từ của Lưu Trọng Lư trong tác phẩm “Tiếng thu” ở nhiều phương diện như âm hưởng, âm điệu, bố cục, vần nhịp, tiết tấu…

– Bên cạnh các giá trị quý giá của bài thơ, tác giả cũng đã chỉ ra được sự tài hoa xuất chúng của nhà thơ Lưu Trọng Lư trong sáng tác thơ ca, cách sử dụng và vận dụng ngôn từ để cho thấy được cái đẹp, cái hồn của ngôn ngữ.

– Văn bản đã thể hiện được sự ngợi ca đầy ngưỡng mộ và trân trọng của tác giả đối với nhà thơ Lưu Trọng Lư. Thông qua văn bản, người đọc có thể cảm nhận được sự yêu quý và tình cảm của tác giả đối với những người có tài vận dụng được tối đa sức mạnh của ngôn từ ở trong quá trình sáng tác để tạo nên các tác phẩm xuất chúng.

– Văn bản  có bố cục, cách sắp xếp những luận điểm rõ ràng, chi tiết, tăng thêm tính thuyết phục, có tính liên kết

– Các luận điểm bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, có luận cứ và dẫn chứng đi kèm, tạo nên một hệ thống các luận điểm logic, có sức thuyết phục cao

– Giọng văn trong văn bản được sử dụng rành mạch, lưu loát, phù hợp với hình thức văn bản nghị luận nhưng vẫn ẩn chứa trong đó là cảm xúc, sự truyền cảm hứng và có tác động mạnh mẽ tới người đọc

BÀI 3: NGHỆ THUẬT THUYẾT PHỤC TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Văn bản Tác giả Thể loại Nội dung

Nghệ thuật

Hiền tài là nguyên khí quốc gia Thân Nhân Trung Văn bia – Tầm quan trọng của người tài năng đức độ đối với đất nước.

– Thông điệp nhắn gửi động viên kẻ sĩ đương thời rèn đức, luyện tài, đồng thời thể hiện được tấm lòng của tác giả đối với đất nước.

– Cách lập luận vấn đề chặt chẽ.

– Luận điểm, luận cứ được sắp xếp  rõ ràng với lời lẽ sắc sảo, thấu tình đạt lý

Yêu và đồng cảm Phong Tử Khải Tản văn Quan niệm của tác giả Phong Tử Khải về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca về tấm lòng đồng cảm của trẻ em. – Ngôn từ mộc mạc và gần gũi

– Đưa ra những ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic

– Văn phong tự nhiên

Chữ bầu lên nhà thơ Lê Đạt Tiểu luận Tác giả viết về nghề làm thơ và các giá trị tạo nên một tác phẩm thành công – Ngôn từ mộc mạc, gần gũi

– Đưa ra những ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic

– Văn phong tự nhiên

– Giải thích các thuật ngữ dễ hiểu

Thế giới mạng và tôi Nguyễn Thị Hậu Nghị luận Phân tích vai trò của mạng Internet trong thế giới của chúng ta và lời khuyên của tác giả về cách để sử dụng mạng xã hội – Ngôn từ mộc mạc, gần gũi

– Đưa ra những ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic

– Văn phong tự nhiên

– Giải thích các thuật ngữ dễ hiểu

BÀI 4: SỨC SỐNG CỦA SỬ THI

Văn bản

Tác giả Thể loại Nội dung

Nghệ thuật

Héc- to từ biệt Ăng- đrô- mác Hô-me-rơ Sử thi Thể hiện nỗi đau, sự luyến tiếc khi chia tay tiễn chồng ra trận của gia đình Héc-to – Văn bản xây dựng hình tượng nhân vật người anh hùng Héc-to theo đúng với motip của người anh hùng trong thể loại sử thi, thể hiện những nét đặc trưng điển hình của kiểu nhân vật này.

– Ngôn từ, giọng văn rành mạch kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm, tự sự

– Thể hiện được những đặc trưng cơ bản của thể loại sử thi, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.

Đăm Săn đi bắt Nữ thần mặt trời Tác giả dân gian Sử thi Ê-đê – Thể hiện tinh thần can đảm, dũng cảm, lạc quan và có chút liều lĩnh của Đăm Săn

– Tác phẩm cũng cho thấy tinh thần chinh phục và tinh thần quyết tâm đạt được ước mơ của con người thể hiện ở anh hùng Đăm Săn

– Ngôn từ, giọng điệu đặc trưng của sử thi

– Giọng kể là sự kết hợp của văn xuôi và văn vần

– Sử dụng nhiều thành ngữ, điển cố

– Ngôn từ rõ ràng, súc tích, dùng hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian

Ra-ma buộc tội Valmiki Sử thi Ra-ma-ya-na Tác phẩm thể hiện quan niệm của người dân ấn Độ cổ đại về người anh hùng, về đường quân vương mẫu mực và về người phụ nữ lý tưởng trong xã hội. – Ngôn ngữ mang yếu tố trang trọng, phong phú và biểu cảm.

– Thành công tạo dựng hình tượng nhân vật lý tưởng với tâm lý, tính cách

– Tình huống đầy sự mâu thuẫn, kịch tính

– Giàu yếu tố sử thi

BÀI 5: TÍCH TRÒ SÂN KHẤU DÂN GIAN

Văn bản Tác giả Thể loại Nội dung

Nghệ thuật

Xúy Vân giả dại Tác giả dân Chèo Đoạn trích thể hiện về khát vọng hạnh phúc của nàng Xúy Vân là chính đáng nhưng không thể thực hiện được trong chế độ phong kiến gia trưởng. – Nghệ thuật miêu tả về diễn biến tâm lí nhân vật Thúy Vân phức tạp 

– Nghệ thuật diễn tả: Tác giả đan xen lời thật, lời điên thể hiện được sự mâu thuẫn ở trong tâm trạng.

– Sử dụng các làn điệu nói và hát khác nhau để thể hiện sự thay đổi trong tâm lý, tâm trạng của nhân vật.

Huyện đường Tác giả dân gian Tuồng Phê phán sự tham ô của quan chức khi xử kiện – Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt

– Thành công trong việc xây dựng tâm lý nhân vật

– Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn

Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân Tạp chí Heritage Văn bản nghị luận Ca ngợi về giá trị truyền thống văn hóa của loại hình nghệ thuật múa rối nước – Nghệ thuật lập luận xúc tích.

– Ngôn ngữ trong sáng, giản dị và dễ hiểu.

Hồn thiêng đưa đường Tác giả dân gian Tuồng – Trong nghệ thuật Tuồng, đây là một trong những vở tuồng mẫu mực nhất.

– Nội dung của vở “Sơn Hậu” phản ánh về tinh thần của giới sĩ phu hồi hậu bán thế kỷ XIX, lúc triều đình nhà Nguyễn bắt đầu suy vong, thực dân Pháp xâm chiếm nước ta.

Ngôn ngữ mộc mạc, nôm na, gần với khẩu ngữ hơn là gần với ngôn ngữ bác học

 

II. PHẦN THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 NGỮ VĂN LỚP 10 KẾT NỐI TRI THỨC

1. Sử dụng từ Hán Việt

– Từ Hán Việt là các từ ngữ tiếng Việt được vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng lại được ghi bằng chữ cái La tinh.

– Trật tự của những yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt gồm 2 trường hợp:

  • Giống với trật tự từ ghép thuần Việt: Yếu tố chính đứng trước và yếu tố phụ đứng sau
  • Khác với trật tự từ ghép thuần Việt: Yếu tố phụ đứng trước và yếu tố chính đứng sau

2. Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa

a) Lỗi lặp từ

– Trường hợp một từ hoặc một cụm từ được sử dụng nhiều lần trong một câu, một đoạn khiến câu/ đoạn đó trở nên nặng nề, rườm rà ⇒ Lỗi lặp từ

– Cách sửa: Loại từ ngữ bị lặp hoặc thay thế bằng đại từ hoặc các từ đồng nghĩa.

b) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa

– Lỗi này bắt nguồn từ việc người viết không hiểu đúng ý nghĩa của từ ngữ mình dùng, nhất là các từ Hán Việt, thành ngữ, thuật ngữ khoa học.

– Cách sửa: Cần tra cứu từ điển Hán Việt, từ điển tiếng Việt, từ điển thuật ngữ chuyên ngành có uy tín.

c) Lỗi trật tự từ

– Nhiều cụm từ, câu ở trong tiếng Việt chỉ khác nhau bởi trật tự sắp xếp giữa các từ, đôi khi do người viết tự ý đảo trật tự từ làm cho từ ngữ trong ngữ cảnh trở nên sai nghĩa. 

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN – ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 NGỮ VĂN LỚP 10 KẾT NỐI TRI THỨC

1. Văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

a) Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (về nhan đề, tên tác giả,…) và ý kiến khái quát về tác phẩm của người viết. Chia sẻ với người đọc lý do lựa chọn tác phẩm này để phân tích, đánh giá và điều khiến người viết yêu thích tác phẩm.

b) Thân bài:

  • Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm truyện.
  • Phân tích, đánh giá về chủ đề của tác phẩm truyện dựa trên cứ liệu dẫn ra từ tác phẩm.
  • Phân tích, đánh giá về những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Mỗi phân tích, đánh giá đều phải có những chi tiết tiêu biểu được dẫn chứng ra từ tác phẩm.

c) Kết bài: Tóm lược các nhận định ở trong phần thân bài, khẳng định giá trị của tác phẩm truyện, đưa ra một số ý tưởng mở rộng, …

2. Văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

a) Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm thơ (tác giả, nơi xuất bản, thời điểm ra đời, đánh giá chung của dư luận,…) và nêu vấn đề chính sẽ được tập trung phân tích ở trong bài viết.

b) Thân bài:

– Phân tích, đánh giá về mạch ý tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình (nhân vật trữ tình muốn biểu đạt nên điều gì, thông qua hình tượng nào, với thái độ và cái nhìn ra sao,…).

– Phân tích, đánh giá về sự phát triển của hình tượng chính (thông qua các khổ, đoạn trong bài) và tính độc đáo của các phương tiện ngôn từ đã được sử dụng (từ ngữ, cách ngắt nhịp, gieo vần, các biện pháp tu từ,…).

– Phân tích, đánh giá nét hấp dẫn riêng của tác phẩm thơ so với những sáng tác khác cùng đề tài,  thể loại, chủ đề (của chính nhà thơ hoặc của các tác giả khác).

c) Kết bài: Khẳng định lại giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của tác phẩm thơ, ý nghĩa của bài thơ đối với người viết bài nghị luận.

 

IV. ĐỀ THI ÔN TẬP CUỐI HK1 NGỮ VĂN LỚP 10 KẾT NỐI TRI THỨC

Dưới đây là 5 đề ôn thi học kì I ngữ văn 10 bộ sách Kết nối tri thức do HOCMAI tổng hợp gửi đến học sinh. Để có thể sử dụng bộ tài liệu tốt nhất, các em hãy photo để có thể thực hành trực tiếp nhé!

Tham khảo thêm:

Trên đây là chi tiết về Đề cương ôn thi học kì 1 ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức đầy đủ 3 phần Văn học, phần Thực hành tiếng việt, phần Tập làm văn và đề thi tự luyện để các em ôn tập và chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi HK1 sắp tới nhé!